Trường CĐ nghề TPHCM trao chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho học viên
Chiều 28/8, Trường CĐ nghề TPHCM và Trường CĐ Công thương TPHCM đã tổ chức bế giảng và trao chứng chỉ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trình độ cao đẳng cho cán bộ, GV Trường CĐ Công thương TPHCM.
TS Trần Kim Tuyền và TS Đặng Công Quốc trao chứng chỉ cho các học viên đạt loại giỏi.
Tại buổi lễ, Trường CĐ nghề TPHCM đã trao 48 chứng chỉ cho 48 học viên của Trường CĐ Công thương TPHCM. Trong đó có 6 học viên đạt loại giỏi, 42 học viên đạt loại khá.
Phát biểu tại buổi lễ, TS Trần Kim Tuyền – Hiệu trưởng Trường CĐ nghề TPHCM, đánh giá cao tinh thần học tập nghiêm túc và hoàn thành khóa học đúng hạn của các học viên.
Video đang HOT
Khóa học nghiệp vụ sư phạm trình độ cao đẳng kéo dài trong vòng 3 tháng do khoa Sư phạm nghề nghiệp của Trường CĐ nghề TPHCM đảm trách. Chương trình đào tạo được cấp phép của Tổng Cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) theo quy định. Kết thúc chương trình đào tạo học viên sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng theo mẫu phôi của Bộ LĐTB&XH. Đây là giấy chứng nhận hành nghề, cũng là điều kiện cần – đủ đối với giáo viên dạy trình độ cao đẳng.
Lớp học cũng là sự hợp tác giữa hai trường CĐ nghề TPHCM và CĐ Công thương TPHCM trong việc chuẩn hóa năng lực cho cán bộ nhà giáo CĐ Công thương TPHCM. Theo TS Đặng Công Quốc – Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công thương TPHCM, là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong ngành công thương, trường không chỉ chú ý phát triển kỹ năng mà còn chú trọng việc trang bị tư duy, nhận thức đổi mới trong phương pháp giảng dạy giáo dục nghề nghiệp cho lực lượng cán bộ, GV.
Lớp học được chia làm nhiều mô-đun: thiết kế dạy học, thực hiện dạy học, đánh giá trong dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục, phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp, thực tập sự phạm. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy; cập nhập kiến thức khoa học, hiện đại để phát triển năng lực và các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của bản thân… Đây cũng là những năng lực quan trọng bậc nhất đối với các GV đứng lớp.
Nhiều giáo viên nguy cơ mất việc vì không có bằng sư phạm
Mới đây, hàng chục giáo viên tiểu học có nguy cơ mất việc vì... không có bằng sư phạm đã có đơn kêu cứu gửi đến ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhờ xem xét lại phương án tuyển đặc cách mà UBND TP Buôn Ma Thuột đã ban hành ngày 23-6-2020.
Ảnh minh họa
Theo đó, phương án của UBND TP Buôn Ma Thuột, nếu triển khai sẽ khiến hàng chục giáo viên đã ký hợp đồng trước thời điểm ngày 31-12-2015, có nộp bảo hiểm xã hội bị loại trong đợt xét tuyển đặc cách vào tháng 9-2020 tới.
Trao đổi với phóng viên, cô N.T.V., một giáo viên dạy môn tin học của một trường tiểu học trên địa bàn thành phố cho biết, phần lớn các giáo viên trong trường dạy các môn tin học, thể dục thể thao... đều là cử nhân và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
"Ngày 3-6 vừa qua, Phòng Nội vụ và Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột gọi 46 giáo viên lên khuyên không nên nộp hồ sơ xét tuyển đặc cách vì... sẽ trượt ngay từ vòng gửi hồ sơ. Họ cũng khuyên chúng tôi cứ chấp nhận thân phận hợp đồng, chờ đợt thi tuyển mới vì nộp hồ sơ xét tuyển đặc cách cũng sẽ bị đánh rớt, sẽ bị thanh lý hợp đồng ngay vì không có bằng sư phạm", cô V. bức xúc nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 7-4-2020, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách 2 vòng là kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn năng lực. Đến ngày 23-6-2020, UBND TP Buôn Ma Thuột ban hành phương án xét tuyển đặc cách theo kế hoạch này của tỉnh. Theo phương án này, sẽ có 452 người có hợp đồng vị trí việc làm trước ngày 31-12-2015 đủ điều kiện xét tuyển đặc cách, bao gồm cả 46 giáo viên vừa phải viết đơn kêu cứu nêu trên.
Ông Vũ Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột xác nhận: 46 giáo viên vừa có đơn kêu cứu đều có đủ điều kiện tham gia tuyển đặc cách, có trình độ chuyên môn nhưng không đủ điều kiện xét tuyển vì... vướng quy định.
"Thực tế trước đây thành phố đã hợp đồng theo vị trí việc làm nhiều cử nhân tin học, mỹ thuật, tiếng Anh... để làm giáo viên tiểu học, với điều kiện phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo đúng quy định. Tuy nhiên, Thông tư 21 ngày 16-9-2015 của Bộ Nội vụ có quy định "cứng" là giáo viên tiểu học "phải có bằng sư phạm". Thành phố đã đề nghị tỉnh về vấn đề này nhưng không được hồi đáp", ông Hưng nói.
Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này, ông Bạch Văn Mạnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk khẳng định: Các giáo viên tiểu học tại TP Buôn Ma Thuột không có bằng sư phạm có hợp đồng lao động trước 31-12-2015 không thuộc đối tượng xét đặc cách do vướng quy định Thông tư 21 của Bộ Nội vụ.
"Quá trình thực tiễn cho thấy có nhiều bất cập trong lịch sử nhưng hiện Luật Giáo dục mới chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn nên việc tuyển dụng đặc cách phải áp dụng các thông tư hiện có. Vậy nên, Sở sẽ có văn bản yêu cầu các địa phương lập danh sách số giáo viên không có bằng sư phạm để báo cáo tỉnh trình Bộ Nội vụ xem có đặc cách cho những giáo viên có nhiều đóng góp này không.
Đồng thời yêu cầu các địa phương, nếu các giáo viên này có hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế thì không được thanh lý hợp đồng trong quá trình tỉnh đang xin ý kiến Bộ Nội vụ. Các giáo viên chưa được tuyển dụng đặc cách vẫn giảng dạy bình thường", ông Mạnh nhấn mạnh.
Nhiều hướng đi sau lớp 9 Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm 2020 - 2021. Theo chỉ tiêu lớp 10 công lập với hơn 66.000 thì dự kiến có gần 20.000 học sinh không trúng tuyển. Học sinh Trường trung cấp Việt Giao (TP.HCM) trong giờ thực hành nghiệp vụ buồng phòng du lịch khách sạn. Đây là một trong những...