Trường CĐ Nghề Điện Biên góp phần nâng cao chất lượng NNL
Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, có nhiều phương pháp trang bị kiến thức, trang bị nghề vững vàng cho học sinh, sinh viên nên thu hút được nhiều con em trong tỉnh tham gia học nghề…
Buổi hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, có nhiều phương pháp trang bị kiến thức, trang bị nghề vững vàng cho học sinh, sinh viên nên thu hút được nhiều con em trong tỉnh tham gia học nghề, góp phần tích cực vào việc tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.
Cơ sở khang trang, năng lực dồi dào
Là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Điện Biên, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên có chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 03 tháng…
Trường hiện có 119 công chức, viên chức, trong đó trình độ chuyên môn: tiến sĩ 01; thạc sĩ 20; đại học 86; cao đẳng 04; trung cấp và công nhân kỹ thuật 08. Trường có 07 khoa chuyên môn (điện, cơ khí, xây dựng, lâm – nông nghiệp, công nghệ thông tin, kinh tế, văn hóa cơ bản) và 02 trung tâm trực thuộc (tin học – ngoại ngữ, đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ).
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường gồm hệ thống giảng đường, phòng học, xưởng thực hành và các trang thiết bị đào tạo nghề tương đối hiện đại,… Bên cạnh đó, nhà trường còn có kí túc xá sạch đẹp cùng với nhà giáo dục – rèn luyện thể chất, sân bóng đá mini, các bồn hoa cây cảnh quanh trường tạo nên môi trường học tập thân thiện.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Từ khi thành lập (năm 2011) đến nay, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên đã và đang đào tạo khoảng 700 sinh viên hệ cao đẳng nghề, 1.200 học sinh hệ trung cấp nghề và hàng vạn học viên trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên; hầu hết sinh viên, học sinh, học viên sau khi ra trường đều có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Video đang HOT
TS. Đoàn Thanh Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Để có được thành công bước đầu như hôm nay, chúng tôi xác định nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt đem lại sự phát triển cho nhà trường. Bởi vậy, kể từ ngày thành lập, nhà trường luôn chú trọng tới công tác đổi mới nội dung đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.
Hiện nay, hệ thống cơ sở, trang thiết bị đào tạo của nhà trường khá hiện đại, đáp ứng được sự đổi mới của khoa học công nghệ, sự tương thích với các thiết bị của doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, chúng tôi rất coi trọng việc tăng cường hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, giúp giáo viên, học sinh tham gia thực hành thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng nghề.
Để tiếp tục nâng tầm đào tạo, nhà trường đang tiến hành nâng cấp một số nhà xưởng nhằm đưa chất lượng đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn Quốc gia và khu vực. Sau khi sinh viên học xong các chương trình theo mô-đun ngành nghề đào tạo sẽ được thực hành sản xuất dịch vụ cho các đơn hàng do nhà trường ký kết với các đơn vị hoặc được thực hành tại các doanh nghiệp có sự hợp tác đào tạo với nhà trường,… Qua việc học gắn với hành, sinh viên vừa có thêm kiến thức, vừa có thêm thu nhập và đặc biệt, các em sẽ tự tin hơn khi ra trường, tự tin khi được nhận vào làm việc tại mỗi đơn vị”.
Tin tưởng rằng, với uy tín của mình, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, đưa công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của Điện Biên không ngừng vươn lên.
Đình Hợi – Văn Hùng
Theo kinhtenongthon
Chương trình ETEP: Hỗ trợ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức
Phải thường xuyên tự "nâng cấp", tự đổi mới mình thì mới có thể đáp ứng những đòi hỏi gắt gao từ thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Nhận thức rõ điều này, không ít các thầy cô giáo đã có ý thức tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng hành cùng với họ là sự hỗ trợ từ ETEP với những kỳ vọng ở phương pháp tự bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả.
Một buổi tập huấn giáo viên của Chương trình ETEP
Bồi dưỡng đến tận tay người học
TS Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc Chương trình ETEP cho biết: Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2016 nhằm phát triển các trường sư phạm được lựa chọn và cơ quan quản lý giáo dục (QLGD) để nâng cao năng lực đội ngũ GV và CBQL cơ sở GDPT, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Tính đột phá của ETEP là mang chương trình bồi dưỡng đến tận tay người học với hình thức bồi dưỡng qua mạng. Chương trình ETEP có mục tiêu cốt lõi là bồi dưỡng thường xuyên, phát triển năng lực cho đội ngũ GV và CBQL cơ sở GDPT bằng một mạng lưới hỗ trợ tự bồi dưỡng.
Mạng lưới hình thành bởi chuyên gia của 8 trường sư phạm chủ chốt, đội ngũ cốt cán hỗ trợ cho GV và CBQL cơ sở GDPT của 63 tỉnh thành. Hình thức bồi dưỡng được đổi mới, đó là tăng cường ứng dụng CNTT, đào tạo trực tuyến để bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo một cách thường xuyên, liên tục, tại chỗ.
Để giúp đội ngũ nhà giáo tự bồi dưỡng hiệu quả, ETEP đang xây dựng Hệ thống Quản lý học tập (LMS), Hệ thống Thông tin quản lý bồi dưỡng GV (TEMIS) qua mạng. Toàn bộ các chương trình bồi dưỡng thường xuyên mà ETEP phát triển cũng như nguồn học liệu mở sẽ được kết nối với hệ thống này. Đặc biệt, các GV và CBQL được hỗ trợ liên tục bởi mạng lưới hỗ trợ gồm đội ngũ chuyên gia sư phạm và đội ngũ cốt cán.
"Khi có thêm những công cụ học tập đắc lực trong tay, cùng sự hỗ trợ, đồng hành tin cậy từ ETEP, các thầy cô giáo chắc chắn sẽ có thêm sự tự tin và đạt hiệu quả cao hơn trong hành trình tự nâng cấp bản thân"
ông Nguyễn Ngọc Dũng chia sẻ
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chương trình ETEP sẽ hình thành mạng lưới hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của GV và CBQL. Mạng lưới này có sự tham gia của chuyên gia đến từ 7 trường đại học sư phạm, Học viện QLGD cùng đội ngũ nhà giáo cốt cán của 63 tỉnh thành. Đội ngũ chuyên gia và cốt cán sẽ hỗ trợ GV và CBQL tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, giúp nâng cao phẩm chất, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.
Đánh giá cao vai trò của đội ngũ GV và CBQL GD cốt cán, TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh - Phó Trưởng Khoa QLGD - Học viện QLGD cho rằng: Đội ngũ GV và CBQL cốt cán đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công tác đổi mới chương trình GDPT sắp tới.
Để có thể chuyển tinh thần đổi mới, phương pháp dạy học mới cũng như quản lý mới theo kịp tiến độ cần dựa vào lực lượng cốt cán để bảo đảm quá trình tập huấn, bồi dưỡng tạo sự lan toả nhanh nhất và rộng nhất. Cán bộ quản lý cốt cán là những người công tác ở các nhà trường, các địa phương nên họ là nòng cốt để triển khai thực hiện, bồi dưỡng không chỉ một lần, mà đồng hành để khi nhà trường, địa phương có vướng mắc sẽ là người hỗ trợ GV, CBQL cơ sở để tháo gỡ.
Dự kiến sẽ có khoảng 28.000 GV phổ thông cốt cán, 4.000 CBQL cốt cán được tập huấn, bồi dưỡng 54 module liên tục trong 3 năm. Đội ngũ cốt cán này cùng các chuyên gia của 8 trường sư phạm sẽ hỗ trợ việc tự bồi dưỡng cho khoảng 800.000 GV phổ thông và 70.000 CBQL cơ sở GDPT qua mạng Internet.
Giải đáp kịp thời những thắc mắc
Đối tượng được thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng qua mạng Internet từ Chương trình ETEP chính là đội ngũ GV và người làm công tác QLGD.
Cô Lê Thị Huyền - GV Trường Tiểu học Thụy Lâm A (Đông Anh, Hà Nội) bày tỏ: "Chúng tôi cảm thấy rất tự tin khi nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ trường sư phạm, các GV cốt cán trong quá trình tự bồi dưỡng qua mạng. Có khó khăn gì, vướng mắc ở đâu chúng tôi sẽ được giải đáp kịp thời. Đó là điều chúng tôi thấy rất thuận lợi, ưu việt ở phương thức bồi dưỡng này".
Còn bà Lê Thị Khuyên - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Na Rì (Bắc Kạn) - cho biết: "Tự bồi dưỡng qua mạng sẽ không bị gò bó về thời gian và tâm lý. Người học có thể tự bố trí thời gian phù hợp, có thể là tranh thủ bất cứ thời gian rảnh rỗi nào để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho mình".
Khẳng định tính ưu việt của hình thức bồi dưỡng mới mà ETEP mang đến cho GV và CBQL GD, ông Nguyễn Ngọc Dũng khái quát: Thay vì đến lớp mất thời gian, tốn kém chi phí, người học có thể học ở bất kì đâu, chủ động được cả không gian và thời gian học tập. Người học được hỗ trợ tại chỗ, qua mạng bởi các chuyên gia và đội ngũ cốt cán.
Chương trình ETEP kì vọng sẽ bồi dưỡng, phát triển một thế hệ nhà giáo mới, năng động, sáng tạo, biết chia sẻ kiến thức cho đồng nghiệp, liên tục phát triển chuyên môn nghề nghiệp, đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân, và trên tất cả là vì sự phát triển, quyền lợi và hạnh phúc của HS.
Tới đây, sau khi hoàn thiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, hệ thống quản lý, bồi dưỡng qua mạng Internet, Chương trình ETEP sẽ tổ chức các khóa bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV phổ thông cốt cán, CBQL cơ sở GDPT cốt cán, giảng viên sư phạm, giảng viên QLGD chủ chốt, sau đó sẽ triển khai đại trà.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Lồng ghép nội dung kiểm tra về đạo đức nhà giáo ít nhất 2 lần/năm học Sở GD&ĐT An Giang vừa có văn bản gửi các đơn vị yêu cầu tăng cường thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo. Ảnh minh họa/internet Theo văn bản này, thời gian qua, cùng với nhiều hoạt động giáo dục tích cực, ngành GD&ĐT đã triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn, nhiều tấm gương...