Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM dự kiến mở 6 ngành mới năm 2020
Trong năm 2020, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM dự kiến tuyển thêm 6 ngành mới bậc CĐ bên cạnh 20 ngành trước đó.
Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM
Tiến sĩ Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM, cho biết những ngành mới dự kiến của trường là logistics, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ kỹ thuật nhiệt (điện lạnh), điện tử công nghiệp, bảo trì – sửa chữa khung vỏ ô tô và bảo trì – sửa chữa thiết bị cơ khí.
Ở 20 ngành CĐ trước đây, trường xét tuyển 1.260 chỉ tiêu dành cho học sinh tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, trường xét 870 chỉ tiêu trung cấp ở 13 ngành, dành cho học sinh tốt nghiệp THCS (học sinh được hoàn trả 100% học phí theo quy định). Trong đó, các ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, thiết kế và quản lý website được đào tạo theo chương trình tiên tiến của Singapore. Ngành bảo trì và sửa chữa ô tô, điện công nghiệp và dân dụng được Pháp đầu tư.
Trường nhận hồ sơ từ 4.5 đến 31.8.2020.
Video đang HOT
Thông tin cụ thể như sau:
Theo thanhnien
Công nghệ thông tin và du lịch tiếp tục là xu hướng chọn nghề
Số lượng thí sinh xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin, nhà hàng - khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành, logistics... ở các trường vẫn chiếm vị trí đầu bảng trong năm 2019.
Trong nhiều năm tới, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn tiếp tục "nóng" - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đây cũng là những ngành được dự báo tiếp tục cần nhiều nhân lực trong những năm tới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế
Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho biết: "Trong quá trình đi tư vấn cho thí sinh và qua thực tế tuyển sinh năm 2019, chúng tôi nhận thấy thí sinh vẫn có xu hướng lựa chọn khối ngành công nghệ nhiều nhất, trong đó nhóm ngành máy tính - công nghệ thông tin chiếm ưu thế. Điều này cũng xuất phát từ thực tế khi đây là những ngành học được ứng dụng ngày càng cao trong cuộc sống, nhất là trong cuộc cách mạng 4.0 với các chuyên môn về khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin... Các doanh nghiệp rất cần nhân lực có trình độ cao trong nhóm ngành này".
Theo thạc sĩ Phùng Quán, thí sinh và phụ huynh nắm bắt rất nhanh các xu hướng về ngành nghề và nhu cầu của thị trường lao động, do ngày nay tiếp cận thông tin rất dễ dàng. Trong khối ĐH Quốc gia TP.HCM, thạc sĩ Quán nhìn nhận còn có một số ngành nghề khác cũng thu hút thí sinh như quan hệ quốc tế, du lịch, điện tử - viễn thông, tự động hóa...
Nói về nhóm ngành công nghệ thông tin, ông Khúc Trung Kiên, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực phần mềm, Giám đốc chương trình Fast Track SE., cho rằng trong nhiều năm tới, lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn tiếp tục "nóng" về nhu cầu nhân sự và tốc độ phát triển, đặc biệt là công nghiệp phần mềm/xuất khẩu phần mềm, đòi hỏi nguồn nhân lực phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin, du lịch và quản trị kinh doanh vẫn được thí sinh quan tâm hơn so với các ngành khác. "Đặc biệt là công nghệ thông tin đang trở lại mạnh mẽ với nhu cầu nhân lực rất cao ở các mảng trí tuệ nhân tạo, hệ thống nhúng và điều khiển tự động, internet vạn vật... Ngoài ra, tại trường nhóm ngành du lịch cũng tiếp tục chiếm vị thế và sẽ vẫn là xu hướng chọn ngành trong một vài năm tới do thực tế du lịch nước ta ngày càng phát triển, kéo theo việc cần một lực lượng lao động lớn mới có thể đáp ứng. Hiện tại lĩnh vực nhà hàng - khách sạn - du lịch nằm trong số những ngành nghề thiếu hụt lao động nhiều nhất", tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, phân tích.
Thạc sĩ Trần Hải Nam, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng thông tin trong số hơn 40.000 nguyện vọng vào trường năm 2019 thì nhóm ngành dịch vụ - khách sạn - nhà hàng - du lịch tăng nhiều so với năm trước và được quan tâm nhiều nhất. Bên cạnh đó là nhóm ngành công nghệ thông tin.
Logistics: Quan tâm nhiều nhưng chỉ tiêu đào tạo còn ít
Trong khi đó, về lĩnh vực kinh tế - vận tải, thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng logistics đang là ngành học được nhiều thí sinh quan tâm vì dự báo nhu cầu nhân lực rất lớn. "Đó là một lĩnh vực đang rất phát triển, trong khi đào tạo chính quy tại trường ĐH, CĐ lại chỉ mới được thực hiện trong vài năm nay. Đó là chưa kể số lượng trường có đào tạo ngành này rất ít. Phải rất lâu nữa chúng ta mới có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực thực tế", thạc sĩ Đương nhận định.
Theo thạc sĩ Đương, năm 2020 trường sẽ xét tuyển 50 chỉ tiêu ngành logistics và đó là một con số quá ít ỏi so với nhu cầu của người học và nhu cầu nhân lực thực tế.
Là một trong những trường có đào tạo về logistics và quản lý chuỗi cung ứng đầu tiên, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM không năm nào lo thiếu chỉ tiêu ngành này do số lượng thí sinh nộp hồ sơ luôn cao và điểm chuẩn cũng trở nên cao nhất trong 2 năm nay. Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay: "Gần đây Chính phủ có chính sách đầu tư logistics vùng biển nên nhân lực cho lĩnh vực này đang rất "nóng". Vận tải biển chiếm 70% trong hoạt động chuỗi cung ứng, nên trường đào tạo tập trung vào các kiến thức về lưu thông hàng hóa, vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, thực hiện đơn hàng, hoạch định cung/cầu... gắn với đường biển. Đây cũng là thế mạnh của trường khi đào tạo ngành này".
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, tại TP.HCM hiện có 74 cảng lớn nhỏ với khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu hằng năm rất lớn, nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực lĩnh vực logistics nhiều. Thế nhưng do các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành học liên quan đến lĩnh vực này không cung cấp đủ nhân lực có chuyên môn nên các doanh nghiệp logistics phải tuyển lao động từ nhiều ngành khác rồi về đào tạo lại. Còn theo số liệu thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics VN, nước ta hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dịch vụ logistics, cần thêm hàng trăm ngàn lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này.
Theo thanhnien
Chông chênh tuổi 15 vào trường nghề - Bài 3: Nơi nhiều học sinh ra trường có việc làm ngay Công tác phân luồng nặng hình thức, trường nghề tràn lan, thiếu chính sách thu hút việc làm... là những rào cản khiến chất lượng dạy nghề cho học sinh sau lớp 9 thấp. Theo đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh (HS) trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 của Chính phủ, đến năm 2020...