Trường CĐ chất lượng cao: Phải đạt tiêu chí liên kết DN, ra trường có việc
Để được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao, các trường phải đạt tiêu chí về liên kết doanh nghiệp trong đào tạo, tỷ lệ người học có việc làm khi ra trường, chất lượng người học được doanh nghiệp đánh giá đạt yêu cầu công việc…
Đây là những tiêu chí trong Dự thảo Thông tư quy định chi tiết tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, vừa được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.
Để đạt trường nghề chất lượng cao, các trường phạt đạt toàn diện các tiêu chí, đặc biệt về chuẩn đầu ra. Ảnh: Phạm Thanh.
Theo Dự thảo Thông tư trên, để trở thành trường cao đẳng chất lượng cao, các trường sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có từ 2-7 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có thang điểm từ 1 tới 3 điểm.
Các tiêu chí gồm: Quy mô đào tạo (gồm 2 tiêu chuẩn); Trình độ nhà giáo (5 tiêu chuẩn); Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo (5 tiêu chuẩn); Quản trị nhà trường (7 tiêu chuẩn); Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo (3 tiêu chuẩn).
Mỗi tiêu chuẩn được chấm tối đa 3 điểm tỳ theo mức độ đạt được trong thời gian 2 năm (năm trước và năm đánh giá). Điểm đánh giá là tổng điểm tối của các tiêu chuẩn. Trong đó, có 1 số tiêu chuẩn tiên quyết, các trường bắt buộc phải đạt điểm tối đa (3 điểm) mới được xếp hạng.
Trường được đánh giá là đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao khi đáp ứng các yêu cầu: Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên; Điểm đánh giá của từng tiêu chí đạt ít nhất 70% điểm tối đa của tiêu chí (trừ tiêu chuẩn yêu cầu phải điểm tối đa).
Trong các tiêu chuẩn đá giá, Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt ưu tiên các tiêu chuẩn về cơ sở thực hành, thời lượng học thực hành của sinh viên, gắn kết trường nghề và doanh nghiệp, chất lượng người học sau khi ra trường, tỷ lệ người học có việc làm ngay…
Cụ thể, như tiêu chuẩn 1 và 5 của tiêu chí gắn kết nhà trường doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo đưa ra điều kiện: Doanh nghiệp phải tham gia chặt chẽ vào quá trình đào tạo của nhà trường, trong đó doanh nghiệp hợp tác trực tiếp đào tạo ít nhất 1 nghề; Ít nhất 90% tổng số người học có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo hoặc tiếp tục học nâng cao trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Còn tại tiêu chuẩn 2 của tiêu chí về trình độ người học sau đào tạo, dự thảo quy định: Ít nhất 90% người học được các doanh nghiệp đánh giá năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc.
Theo các chuyên gia, với các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể như trên, để đạt được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao, các trường phải nỗ lực rất nhiều trong hoàn thiện cơ sở vật chất, nhân lực và liên kết trong đào tạo. Trong đó, các tiêu chuẩn, tiêu chí gắng kết nhà trường với doanh nghiệp, trình độ người học đáp ứng nhu cầu thị trường sau khi ra trường được xem xét chặt chẽ, và là một trong các điều kiện tiêu quyết để thành trường cao đẳng chất lượng cao.
Cùng với đó, các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng, việc đánh giá và xếp hàng trường cao đẳng chất lượng cao sẽ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng trường, để cao chất lượng của người học sau khi ra trường và đánh giá của thị trường lao động, doanh nghiệp.
Về quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, dự thảo thông tư cũng đưa ra các công việc và các bước triển khai. Theo đó, nhà trường gửi báo cáo tự đánh giá theo các tiêu chí tại thông tư này, sau đó Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) sẽ đánh giá trên báo cáo, nếu đạt sẽ thành lập đoàn đánh giá để khảo sát thực tế và đánh giá kết quả.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thẩm định kết quả đánh giá thực tế và trình bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH xem xét, quyết định công nhận kết quả đánh giá trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao.
Giấy chứng nhận đạt đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Dự thảo cũng quy định một số điều kiện của thành viên đoàn đánh gái, hành vi cấm trong quá trình đánh giá trường, trường hợp trường bị thu hồi giấy chứng nhận trường chất lượng cao…
Nâng cao vấn đề đảm bảo chất lượng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
"Sẽ không có cách nào khác để xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo".
Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai giảng khóa tập huấn về đảm bảo chất lượng tại TPHCM ngày 8/6.
Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhấn mạnh điều này tại buổi khai mạc khoá tập huấn "Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chất lượng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp diễn ra tại trường CĐ Công nghệ Thông tin TPHCM ngày 8/6.
Khoá tập huấn này do Cục Kiểm định chất lượng thuộc Tổng cục GDNN (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Sở LĐTBXH TPHCM với hơn 60 cán bộ quản lý, giảng viên các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn đã tham dự.
Hơn 60 cán bộ quản lý, giảng viên các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn TPHCM đã tham dự tập huấn
Phát biểu tại đây, bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho rằng: "Đảm bảo chất lượng là một vấn đề rất quan trọng trong mỗi nhà trường và luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan quản lý các cấp và của chính các cơ sở GDNN. Sẽ không có cách nào khác để xây dựng và phát triển nhà trường hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo".
Mục tiêu của lớp tập huấn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở GDNN cho các trường. Để phát triển chất lượng thì Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) đã xác định rất rõ chính là phát triển chất lượng giáo dục bên trong.
Muốn có chất lượng thì các trường phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức quản lý quá trình đào tạo, làm sao để người học đạt được chất lượng như mong muốn.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho biết, sau khoá tập huấn này các trường sẽ tìm ra giải pháp phù hợp cho mình chứ không theo một hình mẫu chung nào cả
Bà Hà khẳng định: "Trước yêu cầu của việc đổi mới cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, luôn đòi hỏi các trường phải luôn đổi mới và bắt kịp với thời đại. Trước nhu cầu của người học ngày càng cao, thách thức đối với việc tổ chức quản lý, điều hành cũng phải điều chỉnh chứ không duy trì mãi kiểu truyền thống.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN cho biết, sau khoá tập huấn này sẽ cùng thầy cô các trường trao đổi, nghiên cứu ra cách tiếp cận tốt nhất.
"Mỗi trường có quy mô khác nhau, cách thức đào tạo khác nhau nên thông qua chương trình tập huấn các trường sẽ tìm ra giải pháp phù hợp cho mình chứ không theo một hình mẫu chung nào cả", bà Hà nhấn mạnh.
Các cán bộ, quản lý đến từ 60 trường CĐ, trung cấp tại TPHCM
Cũng theo bà Hà, nhiều trường cũng "than" rằng những năm gần đây tuyển sinh khó, tuy nhiên, nếu các trường không đẩy mạnh chất lượng thì rất thu hút người học. Đào tạo ra người học có chất lượng mới chính là cách quảng bá đến doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng thương hiệu của mình.
Trước đó vào ngày 7/6, Cục Kiểm định chất lượng GDNN đã tổ chức hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các khóa tập huấn về bảo đảm chất lượng".
Tại đây, các giảng viên và chuyên gia đã đóng nhiều góp ý kiến cả về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, giảng dạy, đặc biệt là nêu lên những điểm còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại cần khắc phục.
PGS.TS Trần Khánh Đức - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội mong muốn các giảng viên khi tham gia giảng dạy tập huấn về bảo đảm chất lượng GDNN cần làm rõ cho các học viên thấy được, sự cần thiết xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong nhà trường. Không có hệ thống đảm bảo bên trong thì trường không thể mong muốn Kiểm định chất lượng đạt yêu cầu.
Cũng tại hội thảo, TS. Phạm Vũ Quốc Bình - Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng cho rằng, trong thời gian qua Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN và Cục Kiểm định chất lượng GDNN đã nỗ lực, kịp thời xây dựng ban hành Thông tư, hướng dẫn các Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố và các cơ sở GDNN triển khai thực hiện các quy định hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở GDNN.
Cục trưởng cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực, tâm huyết của các giảng viên/chuyên gia đã tham gia giảng dạy các khóa tập huấn về BĐCL, góp phần nâng cao nhận thức của cơ sở GDNN về sự cần thiết và triển khai xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong nhà trường.
Đồng thời Cục trưởng đề nghị các giảng viên tiếp tục trau dồi, cập nhật các kiến thức, đầy đủ lý luận về bảo đảm chất lượng GDNN, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Về phía Cục Kiểm định chất lượng GDNN sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức hội thảo, tập huấn cho các giảng viên để không ngừng nâng cao chất lượng các khóa tập huấn về bảo đảm chất lượng GDNN.
Trường cao đẳng không cắt giảm chương trình học mà còn tăng thời lượng Mặc dù được chủ động giảm bớt nội dung không cần thiết trong chương trình đào tạo do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhưng nhiều trường nghề vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng thêm thời lượng. Thời lượng lý thuyết ở trường nghề đã giảm tới mức tối thiểu nên các trường không thể cắt giảm thêm để đảm bảo chất lượng -...