Trường cấp 3 nứt toác, học sinh và thầy cô lo ngay ngáy giữa Thủ đô
Ngôi trường có tuổi đời hàng chục năm với 2 dãy nhà và trên 20 phòng học đang có hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng khiến học sinh, thầy cô luôn trong tình trạng lo lắng.
Từ nhiều năm nay, trường THPT Trương Định (Hoàng Mai – Hà Nội) xuất hiện nhiều khe nứt, mảng tường bong tróc nghiêm trọng. Trước sự việc trên, phía nhà trường đã phải dán thông báo, chăng dây cảnh báo những khu vực nguy hiểm để học sinh và thầy cô phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra.
Trao đổi với phóng viên, một học sinh cho biết: “Trường xuống cấp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập của chúng em, một số nơi mảng xi-măng bị rụng xuống. Các khu vực cầu thang, lối đi hay hành lang đều xuất hiện những khe hở, vết bong tróc”.
Hiện tại, 2 dãy nhà A và B có hơn 20 phòng học, nhiều năm nay việc ngôi trường bị xuống cấp nhưng chưa được xây mới ảnh hưởng đến sự an toàn của học sinh, thầy cô giáo.
Trường cấp 3 Trương Định xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1973, trải qua hơn 40, 2 dãy nhà A và B với hơn 20 phòng học đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Ngay cả hành lang các lớp học cũng trong tình trạng xuống cấp đến bất ngờ. Nhiều em học sinh cho biết, bản thân ngôi trường bị xuống cấp nên việc đi lại, vui chơi cũng có phần hạn chế.
Thậm chí nhiều cột chịu lực cũng trong tình trạng trơ khung thép, gạch do thời gian.
Điều dễ nhận thấy nhất là các mảng tường bị bong tróc, tường bị nứt toác trơ gạch, khung thép. Lo ngại đến sự an toàn của học sinh, trường đã cho rào chắn, đặt biển cảnh báo cho học sinh, giáo viên.
Nhiều vị trí dầm được nhà trường gia cố bằng khung thép chịu lực, tránh trường hợp bị đổ gãy gây ảnh hưởng đến học sinh, thầy cô.
Video đang HOT
Thậm chí, nhiều khu vực kết cấu bị phá vỡ hoàn toàn, mất khả năng chịu lực.
Một khu vưc hành lang lớp học phải phong tỏa hoàn toàn bởi rất có thể tường, vôi vữa sạt xuống bất cứ lúc nào.
Học sinh, thầy cô giáo ngồi học trong tâm thế luôn lo ngại về an toàn.
Một trong hàng chục khu vực tường bị rụng xuống. Phía nhà trường cũng luôn có người kiểm tra tại những khu vực này và dùng sào để chọc cho vôi vữa rơi xuống.
Một vị bảo vệ trong trường luôn phải đi khảo sát, ghi nhận và dùng sào chọc cho vôi vữa rơi xuống chủ động thay vì rơi xuống khi có người di chuyển qua.
Lan can hành lang các lớp học cũng trong tình trạng trơ khung thép.
Nhiều vết nứt toác chạy dọc dầm thép, có vị trí vết nứt rộng đến 10cm.
Lãnh đạo trường THPT Trương Định cho biết, đã báo cáo lên Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban dự án thành phố. Phía Sở và Ban nhiều lần xuống kiểm tra.
Theo thông tin phía trường nắm bắt, UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý thông qua dự án xây dựng lại trường, nhưng thời gian cụ thể thì chưa nắm rõ.
Lê Bảo
Theo giadinh.net
Không bị động khi thực hiện Chương trình GDPT mới
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, Chương trình GDPT mới sẽ triển khai ở bậc TH từ năm học 2019 - 2020, đối với bậc THCS từ năm học 2020 - 2021. Như vậy, việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ... đòi hỏi các địa phương phải nhanh chóng, gấp rút và tập trung mọi nguồn lực.
Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ và CSVC cho đổi mới GD. Ảnh: Đ.Hạnh
Ông Nguyễn Trung Thành - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ (Hà Giang) trao đổi cùng PV Báo GD&TĐ xung quanh vấn đề chuẩn bị bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT mới.
Đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ
- Cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định trong thực hiện Chương trình GDPT mới. Vậy, ngành GD-ĐT Quản Bạ đã có phương hướng chuẩn bị ra sao, sẽ bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho 1.300 CBNV, GV toàn ngành thế nào, thưa ông?
- Đối với đội ngũ GV, khi thực hiện Chương trình GDPT mới sẽ nảy sinh những vấn đề cần giải quyết như: thay đổi cơ cấu đội ngũ GV ở các trường THCS; GV ở cấp học này phải chuyển từ dạy đơn môn sang dạy môn học có tính tích hợp rộng; SGK phải được soạn lại theo cấu trúc môn học tích hợp; cơ cấu đội ngũ GV cũng phải đa dạng hơn; quản lý kế hoạch dạy học ở nhà trường sẽ phức tạp hơn; chương trình phải được thiết kế có sự gắn kết, liên thông với nội dung đào tạo ở các trường nghề, trường đại học... Vì vậy, GV phải được đào tạo lại, bồi dưỡng theo hướng trang bị kiến thức chuyên sâu; năng lực tư vấn nghề nghiệp, lựa chọn môn học. Những vấn đề này được quan tâm giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả, khả thi của chương trình mới.
Ông Nguyễn Trung Thành - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ -Hà Giang
Với đội ngũ CBQL, chúng tôi sẽ trang bị kỹ năng trong tình hình mới. CBQL phải có kỹ năng trong việc lên kế hoạch, xây dựng chương trình trong quá trình quản lý. CBQL cần giao quyền chủ động cho GV trong quá trình dạy học chứ không phải cầm tay chỉ việc. Người quản lý không chỉ bằng kinh nghiệm cảm tính, bằng thói quen chủ quan mà cần được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nghiên cứu và thực nghiệm. CBQL phải được bồi dưỡng chuẩn năng lực nghề nghiệp mới trong bối cảnh đổi mới chương trình phổ thông hiện nay. Tóm lại, CBQL cần phải được bồi dưỡng về cách thức để đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm phải sáng tạo và phát huy hết năng lực của mình cho sự phát triển của nhà trường.
Để bảo đảm đủ điều kiện CSVC, ngành tham mưu cho UBND huyện ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà lưu trú cho HS theo các Đề án, Dự án, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, kiên cố hóa trường, lớp học và các nguồn vốn khác. Cùng đó, thực hiện tốt công tác XHH giáo dục nhằm thu hút, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng chung tay chăm lo cho công tác giáo dục; khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, tập thể, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, viện trợ và hỗ trợ giáo dục của huyện dưới nhiều hình thức khác nhau; vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất.
Không để bị động
Quản Bạ - huyện có đông HSDT học tập và bán trú tại trường. Ảnh: Đ.Hạnh
- Để chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới sẽ triển khai ở bậc TH từ năm học 2019 - 2020, trước đó ngành GD-ĐT Quản Bạ đã có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện ra sao để các nhà trường, thầy cô có sự thích nghi nhanh chóng và hiệu quả?
- Những nhiệm vụ giáo dục TH mà ngành GD-ĐT Quản Bạ đã chỉ đạo và triển khai quyết liệt trong năm học này bao gồm:
Các trường TH xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá HS TH theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập của HS. Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, kiên quyết không để HS "ngồi nhầm lớp". Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ (Tiếng Anh) và Tin học
Mặt khác, chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương...
Các nhà trường cũng tiếp tục thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột"; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở các trường tiểu học. Triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục ở 100% lớp 1 của các trường TH.
Xây dựng và sử dụng hiệu quả thư viện lớp học, thư viện trường học; tổ chức các hoạt động giáo dục tại thư viện nhằm phát huy tốt công năng của thư viện và phát triển văn hóa đọc cho HS, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học.
Chủ động chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDPT mới: Tiếp tục thực hiện tốt các đề án, chương trình, kế hoạch về giáo dục của tỉnh, huyện; xây dựng và thực hiện kế hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện Chương trình GDPT mới bắt đầu từ lớp 1 năm học 2019 - 2020, đặc biệt quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng GV dạy các khối lớp và ưu tiên cho khối lớp 1 vì đây là khối lớp đầu tiên trong cấp học phổ thông thực hiện Chương trình, SGK mới. Đẩy mạnh việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tránh những bất cập khi thực hiện Chương trình GDPT mới.
- Quản Bạ là huyện có số HS DTTS khá đông, việc phát triển mô hình trường TH bán trú vùng đông HS DTTS để nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị cho triển khai Chương trình, SGK mới đã được quan tâm và tạo điều kiện triển khai ra sao?
- Với nhiệm vụ nâng cao chất lượng mô hình trường PTDT bán trú để chuẩn bị cho triển khai Chương trình, SGK mới, ngành Giáo dục đã triển khai chỉ đạo các trường học phát huy nội lực, tập trung vào một số nhiệm vụ như: Thực hiện tốt đề án chuyển HS từ các điểm trường về trường chính và sáp nhập điểm trường bậc TH giai đoạn 2016 -2020; Tiếp tục nâng cao chất lượng các mô hình phục vụ thiết thực cho công tác dạy và học.
Các trường tổ chức tốt việc giáo dục kỹ năng sống, truyền dạy văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian, tuyên truyền kiến thức về nông thôn mới, định hướng nghề nghiệp phù hợp với đối tượng học sinh từng bậc học...; Xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu cho HS ở trường chính cũng như điểm trường. Thực hiện tốt mô hình trồng rau, nuôi lợn cải thiện bữa ăn và mua sắm sinh hoạt của HS.
Đức Hạnh
Theo GDTĐ
Kỹ năng ứng phó với các tình huống xâm hại trẻ em Ngày 8/4, chương trình tập huấn kỹ năng tự bảo vệ, ứng phó trước các tình huống xâm hại và bạo lực cho trẻ em bằng hình thức thị phạm đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tất cả thầy và trò trường THCS Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là một trong những nội dung nổi bật của...