Trường cấp 3 đập bục giảng, tính kê bàn theo mâm, xuống cấp 2 học kinh nghiệm
Triển khai mô hình trường học mới, tại Hà Tĩnh, bậc THPT đập bục giảng, cấp tốc họp phụ huynh huy động thu tiền, bậc THCS tập huấn, dự giờ “cưỡi ngựa xem hoa”.
Học VNEN, người ta làm sẵn mọi thứ, chỉ điền vài số là xong…Thầy Văn Như Cương: VNEN là gì nếu chúng ta làm chỉ để tiêu hàng chục triệu USD?Trường VNEN ngỡ ngàng được nhận “quà” từ cấp trên
Đập bục giảng, họp phụ huynh thu tiền bất thường
Học kỳ 1 năm 2015 mới trôi qua 2/3 thời gian nhưng trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà, Hà Tĩnh đã có cuộc họp phụ huynh bất thường của 11 lớp (10 lớp khối 10 và lớp 11A) diễn ra vào sáng chủ nhật 6/12/2015.
Bác Nguyễn Sỹ Thành- Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh nhà trường cho biết: “Sáng nay họp phụ huynh để bàn bạc chủ trương đóng tiền mua ti vi làm trường học mới. Chủ trương này được lãnh đạo nhà trường gợi ý. Đầu giờ Hiệu trưởng họp với Ban chấp hành Hội, sau đó triển khai xuống phụ huynh các lớp”.
Xe phụ huynh học sinh khối 10 trường THPT Lê Quý Đôn đến họp phụ huynh sáng 6/12/2015 (Ảnh: Lê Văn Vỵ)
Bác Dương Đình Lĩnh (Thạch Đài) nói: “Lớp 10 con tôi, thu mỗi em 300.000 đồng để mua ti vi”. Các lớp khối 10 thu đồng loạt như vậy, riêng lớp 11A vì chỉ có 35 học sinh nên mức thu tăng lên là 380.000 đồng.
Một cô giáo chủ nhiệm lớp 10 cho biết: “Nội dung họp sáng nay, giáo viên chủ nhiệm báo cáo ngắn gọn tình hình học tập của lớp. Thời gian chủ yếu dành cho Hội phụ huynh bàn bạc thảo luận về đóng góp tiền mua sắm thiết bị ti vi. Nội dung này do Hội trưởng hội phụ huynhđảm nhận”.
Có nghĩa là cấp lãnh đạo đã lo “kín kẽ” bằng cách “bật đèn xanh” cho Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh để vô can trong khoản thu bất thường này!
Việc thu tiền mua ti vi cho dù có biện bạch thế nào cũng hoàn toàn trái với Hướng dẫn số 1702/ LNTC-GDĐT “Về việc tổ chức huy động các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh trong các cơ sở GD&ĐT” do UBND tỉnh Hà Tĩnh, Liên sở Tài chính- Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/8/2012 cả về nguyên tắc, phương thức, quy trình, thời gian huy động.
Phòng học được bỏ bục giảng, bảng hạ thấp xuống để lắp ti vi (Ảnh: Lê Văn Vỵ)
Chúng tôi đã có cuộc làm việc với thầy Lê Quang Tuấn- Hiệu trưởng nhà trường.
Theo thầy Tuấn, Nhà trường đã “KHỞI ĐỘNG” đổi mới, đã cho cải tạo 2 phòng (đập bục giảng, lát gạch nhằm mở rộng diện tích phòng học để có thể bố trí học theo nhóm, cải tạo điện, hạ thấp bảng, lắp ti vi).
Đồng thời đã sốt sắng cho cán bộ, giáo viên cốt cán ra tận trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình tìm hiểu, học hỏi mô hình ngồi theo nhóm, xuống các trường bậc THCS tìm hiểu mô hình trường học mới.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có thêm 10 phòng học khối 10 và lớp 11A đập bỏ bục giảng. Cuộc họp phụ huynh khối 10 sáng ngày 6/12/2015 liên quan đến huy động tiền đóng góp của phụ huynh để mua ti vi lắp vào 11 lớp học trên.
Video đang HOT
Nhà giáo Đinh Nam, một nhà giáo lão thành nhận xét: “Mấy chục năm trời đi dạy cho tôi rút ra kinh nghiệm này: Nơi nào lãnh đạo chỉ chú mục vào thu tiền phụ huynh, học sinh thì nơi đó chỉ có nhân cơ hội đổi mới thôi…!
Theo thầy Lê Quang Tuấn, tại Hà Tĩnh có 2 trường THPT được chỉ đạo thí điểm đổi mới là THPT Cẩm Bình và THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên).
Nhóm phóng viên đã liên lạc với cô Lê Thị Loan- Hiệu trưởng trường THPT Cẩm Bình và thầy Nguyễn Nam Thắng – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình Liễn để xác minh thông tin này.
Phụ huynh trường THPT tan họp ra về (Ảnh: Lê Văn Vỵ)
Tại trường THPT Cẩm Bình, từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành thí điểm lớp 10B và 11A, còn tại trường THPT Nguyễn Đình Liễn mới chỉ có thí điểm ở một lớp 10.
“Chúng tôi không trang trí lòe loẹt như các lớp Tiểu học hay ở cấp THCS mà chỉ trang trí đơn giản. Còn bàn ghế vẫn dùng bàn ghế cũ. Khi nào cần thảo luận nhóm thì sắp xếp lại.
Phòng học chỉ mới sửa sang được 2 phòng dùng chung. Vừa rồi, các trường THPT giao ban tại đây, chúng tôi dạy thí nghiệm 2 tiết Toán và Hóa”.
Theo thầy Nguyễn Nam Thắng, một vài tháng nữa trường THPT Nguyễn Đình Liễn sẽ có bàn mới và phòng học mới. “Nhưng điều quan trọng nhất là chất lượng, chứ tôi không nặng về hình thức bàn ghế”, thầy Thắng nói.
Trường THPT Lê Quý Đôn (Ảnh: Lê Văn Vỵ)
Như vậy, đã có một số trường bậc THPT khởi động đổi mới nhưng điều băn khoăn của chúng tôi là đổi mới giáo dục phải khoa học, có lộ trình chứ không phải làm phong trào, phải tính toán kỹ lưỡng về mục đích, chương trình, phương pháp, phải tổng kết đúc rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng, chứ không phải tùy tiện và trút gánh nặng ngân sách xuống phụ huynh, học sinh.
Thêm nữa, không rõ các trường THPT này thực hiện đổi mới theo đề án hay chủ trương nào. Trên thực tế, ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, riêng tại Hà Tĩnh, đang áp dụng ồ ạt mô hình trường học mới (VNEN) và các vấn đề cần lưu tâm đã được chúng tôi đề cập trong nhiều số báo vừa qua.
Cưỡi ngựa xem hoa
Trở lại với việc áp dụng VNEN ở Hương Sơn, mô hình trường học mới đã được triển khai đại trà một cách ồ ạt, 16/17 trường bậc THCS.
Thực hiện một cách không có quy trình, không chuẩn bị nên quá nhiều bất cập vềcơ sở vật chất, thiết bị, sách giáo khoa, và cả đội đội ngũ giáo viên giảng dạy.
Trường THCS Phố Diệm- là một trong 9 trường bậc THCS tại Hương Sơn được triển khai mô hình trường học mới vào ngày 6/10/2015, sau khai giảng một tháng.
Do khó khăn về cơ sở vật chất, nên sau khi sáp nhập, trường THCS Phố Diệm vẫn còn 2 cơ sở: Một tại thôn 4, xã Sơn Diệm có hai lớp 6 (học theo chương trình mới) và hai lớp 7. Một tại khối 15, thị trấn Phố Châu có 12 lớp.
Hướng dẫn số 1702/ LNTC-GDDT (Ảnh: Lê Văn Vỵ)
Tại điểm trường ở khối 15, thị trấn Phố Châu, phòng học là dãy nhà cấp bốn đã 30 năm hết thời gian sử dụng xuống cấp nghiêm trọng.
Nhà trường đang xây dựng phòng học mới. Thiết bị, thí nghiệm, sách giáo khoa chương trình mới vẫn chưa đủ nên còn phải photo để học.
Cô giáo Phan Thị Hiền- giáo viên Hóa- Sinh cho biết: “Từ khi triển khai đến nay, em mới đi học được 2 lần.
Lần thứ nhất học tại trường THCS Sơn Tây, nghe thầy Lạc (Sở GD&ĐT), thầy Tuấn, thầy Châu (Phòng GD&ĐT) nói khoảng 2 tiếng về Chương trình mới và được dự 2 tiết: 1 tiết Công nghệ, 1 tiết Khoa học tự nhiên.
Lần 2 đến trường THCS Bằng Phúc dự 2 tiết: 1 tiết Khoa học tự nhiên và 1 tiết Toán”.
Chỉ trừ trường THCS Sơn Tây, còn lại 15 trường triển khai sau, đều bị động, cập rập nên tập huấn, dự giờ chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”. Dự rồi xong, không có thời gian để góp ý đúc rút kinh nghiệm nữa.
“Làm thí điểm, triển khai nhân rộng mô hình mới về giáo dục là làm khoa học về giáo dục, về con người chứ không phải làm dự án hay làm thành tích chạy đua theo phong trào. Nếu sai lầm khó có cơ hội để sửa sai”, thầy Đinh Nho Tùng cho biết.
Theo giaoduc.net.vn
Nơi một mẹ chăm 10 con ăn học
Hơn 20 năm gắn bó với làng trẻ SOS, mẹ Lâm dắt tay hàng chục đứa con vào lớp 1. Các con của mẹ nhiều người đã tốt nghiệp đại học, trở thành giáo viên, chủ doanh nghiệp.
Một ngày họp phụ huynh cho 10 con
Mẹ Lâm bước vào làng trẻ em SOS Hà Nội từ năm 1990, khi ngôi làng này mới thành lập. Cũng giống như nhiều bà mẹ khác ở đây, mẹ Lâm được phân cho một căn nhà với 10 đứa bé mồ côi, có con vẫn còn đang bế ngửa.
Hàng ngày, mẹ lo ăn uống, tắm giặt cho đứa bé, rồi lại dạy dỗ, chỉ bảo cho các con lớn hơn. Người phụ nữ ngoài 50 tuổi cho biết, vất vả nhất là đến ngày đi họp phụ huynh. Các con ở làng SOS đều học tại trường Hermann Gmeiner nên việc họp phụ huynh cũng diễn ra trong cùng một ngày.
Trường Hermann không dồn chung học sinh của làng SOS một lớp mà phân phối đều ra các lớp để các em được hòa nhập với những học sinh ở ngoài làng. Chính điều này khiến các mẹ vất vả hơn mỗi lần đi họp phụ huynh.
Anh Nguyễn Kim Thìn, Cán bộ giáo dục của làng, cho biết, đến ngày đó, toàn bộ các mẹ phải tập hợp lại, sau đó chia ra mỗi người đến họp phụ huynh một lớp.
Làng SOS Hà Nội có khoảng 16 mẹ nên các dì và cán bộ giáo dục cũng phải đi họp phụ huynh để đảm bảo lớp nào cũng có ít nhất một người đến dự.
Năm ngoái, mẹ Lâm được phân công dự buổi họp phụ huynh của lớp 5A1.Lớp đó lại có các con của mẹ Thắng, mẹ Oanh, nên khi trở về làng, các mẹ phải gặp nhau để hỏi xem cô giáo nhận xét gì về con mình.
Nhà mẹ Thắng có 9 con đang học tại 9 lớp khác nhau của trường Hermann. Thông thường, mẹ sẽ chọn 1 lớp để dự họp. Sau khi họp xong, mẹ phải chạy đi tìm cô giáo chủ nhiệm của 8 lớp còn lại để hỏi chi tiết về tình hình học tập của con mình.
"Các con đều thông minh, tiếp thu nhanh nhưng cũng có vài đứa nghịch ngợm, chểnh mảng học hành nên các mẹ phải lựa cách dạy dỗ, uốn nắn", mẹ Lâm nói.
Sau bữa cơm tối, cứ 19h, những đứa trẻ làng SOS lại tự giác ngồi vào bàn học. Mẹ Lâm lại ngồi lặng yên bên chiếc ghế gỗ gần cửa để ngắm các con học bài. Dù không mang nặng đẻ đau nhưng mẹ luôn đặt vào những đứa con của mình rất nhiều hy vọng.
Gia đình của mẹ Lâm với 8 đứa con đang tuổi đi học. Ảnh: Ngọc Quang.
Dạy các con bài học làm người
Đối với trẻ em làng SOS, đến lớp 4 là bắt đầu phải học cách sống tự giác. Từ năm đó trở đi, các mẹ sẽ không làm hộ những việc đơn giản vệ sinh cá nhân, sửa soạn trang phục. Những việc khó hơn như nấu ăn, giặt quần áo... cũng được mẹ dạy dần khi các con lớn hơn.
Mẹ Lâm kể, nhiều con đến trường thấy bạn bè có điều kiện vật chất, cũng về vòi vĩnh. Mẹ rất thương các con, nhưng không nuông chiều. "Các con từ nhỏ đã phải hiểu hoàn cảnh của mình để có ý chí vươn lên".
Được các mẹ rèn tính tự lập từ nhỏ, những đứa con của làng hòa nhập rất nhanh với xã hội bên ngoài.
"Có đứa chăm chỉ học hành, cũng có đứa ham chơi, hiếu động. Nhưng khi bước ra xã hội, dù với tấm bằng đại học hay chứng chỉ trường nghề, các con tỏ ra không thua kém những bạn bè đồng trang lứa". Đó là chia sẻ của mẹ Lâm khi nhắc đến những đứa con đang làm giáo viên, doanh nhân, công chức nhà nước... Cứ đến cuối tuần hoặc các dịp lễ tết, các anh chị lại thu xếp công việc để về thăm người mẹ thứ hai của mình.
Tháng 7 vừa qua, khi các con vui chơi trong kỳ nghì hè cũng là lúc các mẹ bắt đầu chuẩn bị cho ngày khai giảng. Mẹ Lâm bảo phải chuẩn bị từ sớm như vậy mới xong hết việc.
Mười đứa con sắp bước vào năm học mới là mười nỗi lo lắng khác nhau. Mua chiếc cặp sách mới cho đứa này, khâu lại bộ đồng phục cho đứa kia, rồi sửa soạn đồ dùng học tập, sách giáo khoa cho từng đứa.
Anh Nguyễn Kim Thìn cho biết, năm vừa qua làng trẻ có 12 em học lớp 12. Tất cả các em đều đỗ tốt nghiệp THPT và đã chọn cho mình các trường đại học, cao đẳng mà các em yêu thích.
Các mẹ cùng với những cán bộ giáo dục của làng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến học sinh cuối cấp 3 để đảm bảo cho các em có nghề nghiệp ổn định khi rời khỏi làng.
Theo Zing
Vụ phụ huynh bị 'bêu tên': Nếu sai phải công khai xin lỗi Ông Lê Xuân Đào, Phó chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cho rằng, hành động "bêu tên" phụ huynh ý kiến về các khoản thu đầu năm là sai, nếu sai phải công khai xin lỗi. UBND huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã yêu cầuPhòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Phòng Tài chính huyện nhanh chóng thanh kiểm...