Trường cao đẳng, trung cấp phải có hệ thống đảm bảo chất lượng
Bắt đầu từ ngày 1.2.2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định mới của Bộ LĐ-TB-XH.
ảnh minh họa
Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1.2.2018, áp dụng cho các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, các trường phải thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng. Đồng thời tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của mình theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định do Bộ LĐ-TB-XH đề ra. Việc tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo sẽ được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế.
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc phải có tổ chức nhân sự để thực hiện việc xây dựng các quy trình và công cụ cho các hoạt động về chương trình, giáo trình đào tạo, tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp…
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhấn mạnh: “Trước yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập, đặc biệt là phục vụ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cuộc cách mạng công nghiệp 4, các trường cũng phải đổi mới quản trị nhà trường, cải cách thủ tục hành chính bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, đào tạo. Theo đó, phải có hệ thống thông tin quản lý trên nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu mở, có khả năng mở rông, cập nhật khi cần thiết”.
Tieo tiến sĩ Minh, việc thực hiện quy định mới này sẽ giúp các trường nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo.
Theo TNO
Cuộc chạy đua hướng về chất lượng
Bước sang 2018, nhiều trường ĐH, CĐ đã lên chiến lược tuyển sinh cho năm học này. Theo đại diện nhiều nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 sẽ không thay đổi, các trường sẽ hướng nhiều đến đảm bảo chất lượng và giữ quy mô tuyển sinh. Với một số trường, kỳ tuyển sinh năm nay sẽ đưa thêm ngành học mới để tăng sức hấp dẫn với người học.
Chất lượng đào tạo là thước đo quan trọng nhất trong thu hút tuyển sinh (Trong ảnh: Giờ thực hành của SV công nghệ sinh học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành)
Hướng đến chất lượng
Năm 2017, cuộc chạy đua hướng đến đảm bảo chất lượng của nhiều trường ĐH, CĐ được thể hiện rõ bằng việc hàng loạt các trường mời các Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (CLGD) đến để đánh giá và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Cho dù được Trung tâm kiểm định CLGD công nhận CLGD ở cơ sở giáo dục nhưng không có nghĩa là chất lượng đào tạo có thay đổi lớn. Nhưng ít nhiều nỗ lực được công nhận đạt chuẩn chất lượng cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các cơ sở đào tạo này.
Trường Đại học Giao thông Vận tải, đầu năm 2016 là trường đại học đầu tiên trên cả nước được Trung tâm kiểm định CLGD Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận đạt chuẩn CLGD. Đến nay sau 2 năm trên cả nước đã có nhiều trường được công nhận đạt chuẩn CLGD. Theo đánh giá của nhiều nhà quản lý giáo dục thì đây là một động thái tốt thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các nhà trường vì chỉ có đánh giá ngoài một cách khách quan và trung thực thì người học mới có thể dựa vào đó mà tìm hiểu thông tin quyết định theo học trường nào hay không. Từ việc kiểm định đánh giá ngoài, những thông tin 3 công khai của các trường sẽ là kênh thông tin quan trọng để người học tham khảo, xã hội, doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá chất lượng đào tạo của những trường này một cách khách quan nhất.
PGS.TS Nguyễn Đình Luận - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội - cho biết: "Trường chúng tôi vừa được Trung tâm kiểm định CLGD (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cấp giấy chứng nhận kiểm định CLGD (tháng 12/2017). Việc chúng tôi mời một trung tâm kiểm định độc lập đến làm việc và công nhận chất lượng đào tạo của trường không chỉ là thực hiện yêu cầu của Bộ GD&ĐT mà cũng là khẳng định chất lượng đào tạo của trường với người học một cách minh bạch và rõ ràng. Với Trường Đại học Hà Nội, là một trường uy tín và chất lượng hàng đầu trên cả nước trong đào tạo ngoại ngữ thì việc công nhận CLGD sẽ động viên, khích lệ để từng cán bộ, giảng viên có trách nhiệm và mong muốn cống hiến nhiều hơn".
Nhiều ngành học mới hấp dẫn
Theo thống kê sơ bộ từ một số nhà trường, trong năm 2018 này, danh mục các ngành đào tạo đại học sẽ có thêm nhiều ngành mới. Những thay đổi này được thực hiện theo quy định về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực (gọi chung là danh mục 2017) đã chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, sẽ có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010). Thay đổi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: An ninh quốc phòng, khoa học GD-ĐT giáo viên, khoa học xã hội và hành vi. Đối với đào tạo sư phạm, ngoài các ngành truyền thống, lần đầu tiên có các ngành mới như: Tiếng Khmer, Jrai, XêĐăng... Được biết, việc mở ngành mới là các trường đang thực hiện quyền tự chủ của mình trên cơ sở có những nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của xã hội và doanh nghiệp nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút người học.
Như vậy, thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong mùa tuyển sinh 2018 này.
Theo nhiều chuyên gia sư phạm, năm nay việc các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên, khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer, ngôn ngữ ARập.... là đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú về yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông hiện nay, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đã được Quốc hội phê duyệt. Không chỉ sư phạm, các khối ngành khác liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn cũng mở thêm nhiều ngành học nhằm đáp ứng yêu cầu ngành càng cao của quản lý hoạt động du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình...
Mới đây nhất ngày 18/12/2017, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố mở ngành đào tạo kỹ sư ngành công nghệ hàng không vũ trụ và xây dựng. Đây là mô hình hợp tác toàn diện giữa Trường ĐH Công nghệ và Tập đoàn Viettel hướng đến đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về công nghệ hàng không vũ trụ ở các bậc đại học, sau đại học. Sinh viên sẽ được nhận học bổng toàn phần của Tập đoàn Viettel và các đơn vị đối tác, được thực hành tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu về hàng không vũ trụ của ĐHQG Hà Nội, Tập đoàn Viettel và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ mở thêm một số ngành học mới, nếu kịp theo kế hoạch thì những ngành này sẽ tuyển sinh vào mùa thi năm 2018. Trường Đại học Kiến trúc TPHCM cũng vừa công bố tuyển sinh ngành mỹ thuật đô thị, đây cũng là ngành học dự báo sức hấp dẫn lớn. Trường Đại học Văn Lang sẽ tuyển sinh ngành văn học ứng dụng thuộc khoa Quan hệ công chúng và truyền thông.
Theo Giaoducthoidai.vn
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất của học sinh,sinh viên Hải Phòng UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi Sở GD-ĐT hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện việc nghỉ Tết Nguyên Đán Mậu Tuất năm 2018. ảnh minh họa Theo đó, UBND TP Hải Phòng đồng ý đề nghị của Sở GD-ĐT về việc cho phép các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề...