Trường cao đẳng sư phạm xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ 9 điểm
Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh thông báo điểm sàn nhận hồ sơ trúng tuyển đợt hai của các ngành Sư phạm Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh là 9 điểm, bằng mức trúng tuyển đợt một.
Phương thức xét tuyển đợt hai của trường này theo công thức: 50% chỉ tiêu theo kết quả học tập THPT – xét học bạ; 50% theo kết quả thi THPT quốc gia 2017.
Theo ông Nguyễn Hữu Tuyến, Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đợt hai, ba sẽ cao hơn đợt một.
ĐH Sư phạm (ĐH Huế) cũng thông báo tuyển nguyện vọng đợt hai ngành sư phạm, nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt một là 12,75.
Mức điểm 12,75 của ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tương ứng điểm sàn 15,5, được tính theo công thức sau: Điểm môn chính nhân đôi, cộng với điểm hai môn còn lại rồi chia 4 và nhân 3. Sau đó, điểm này được cộng với điểm ưu tiên.
Tổng chỉ tiêu cho mức điểm xét hồ sơ 12,75 là 224 ở các ngành Sư phạm Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Video đang HOT
Công thức tính điểm của ĐH Sư phạm (ĐH Huế).
Ông Trương Thế Quy, Phó trưởng phòng Công tác Sinh viên, cán bộ phụ trách tư vấn tuyển sinh của trường, giải thích đây là điểm quy chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ông Quy cũng thừa nhận, điểm chuẩn mấy năm nay của trường có xu hướng giảm.
Tương tự, ĐH Sư phạm Vinh công bố mức nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào tất cả ngành (trừ Ngôn ngữ Anh) là 15,5.
Mức điểm chuẩn bằng điểm sàn của ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế) nói riêng và nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương nói chung khiến dư luận lo lắng về chất lượng giáo viên trong tương lai.
Mức nhận hồ sơ nguyện vọng bổ sung của ĐH Sư phạm (ĐH Huế). Ảnh chụp màn hình.
TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ĐH FPT – hy vọng những em trúng tuyển với mức điểm 15,5 hoặc 12,75 theo quy chuẩn sẽ không làm việc trong ngành sư phạm để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến giáo dục.
Là người có kinh nghiệm 20 năm đào tạo giáo viên tiểu học, TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng mức điểm trúng tuyển vào ngành chỉ hơn 3 điểm một môn ở hệ cao đẳng và bằng điểm sàn với hệ đại học là điều đáng suy ngẫm, lo ngại so với trình độ dân trí hiện tại.
“Với những ngành có điểm chuẩn quá thấp, chất lượng giáo dục không thể cao. Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn hay đinh ninh vận tốc của ôtô là 5 km/h…”, bà Hương bày tỏ.
Theo Zing
Đại học Sư phạm Đà Nẵng có hiệu trưởng mới
PGS.TS Lưu Trang được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) nhiệm kỳ 2014 - 2019.
Ngày 6/1, Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Đà Nẵng) tổ chức lễ công bố quyết định của Giám đốc Đại học Đà Nẵng về việc bổ nhiệm hiệu trưởng.
Theo đó, PSG.TS Lưu Trang được bổ nhiệm là Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Đà Nẵng thay thế PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh.
Giám đốc Đại học Đà Nẵng trao quyết định và tặng hoa chúc mừng PGS.TS Lưu Trang (bên phải). Ảnh: Nguyên Vũ.
Tại lễ bổ nhiệm, PGS.TS Lưu Trang cho biết sẽ phát huy những gì nhà trường đạt được trong những năm qua.
Ông hứa sẽ cùng ban giám hiệu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần xây dựng trường trở thành đơn vị đào tạo sư phạm hàng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên và trong cả nước.
PGS.TS Lưu Trang sinh năm 1963, quê xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Theo Zing
Cần sáp nhập trường sư phạm yếu kém Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm, tránh phân tán, rải rác như hiện nay. Đến năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm (SP) tốt nghiệp (41.000 giáo viên đối với cấp tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900 đối với THPT). Tuy nhiên, trong khi...