Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thông báo tuyển sinh năm học 2012-2013
Năm học 2012 – 2013, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ đào tạo chính quy, đào tạo liên thông chính quy… như sau.
Khu hiệu bộ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội – công trình trọng điểm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, là trường Công lập. Nhà trường được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ hàng đầu quốc gia và khu vực.
Theo Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH, ngày 07/7/2011 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chính thức được phê duyệt đầu tư trọng điểm với 03ngành nghê đào tạo cấp độ quốc tế và 02 ngành nghề cấp độ khu vực ASEAN
Năm học 2012-2013 nhà trường tuyển sinh với các thông tin như sau:
I. HÊ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY:
1. Ngành nghê đào tạo:
TT
Ngành nghề
TT
Ngành nghề
1
Công nghệ Hàn
9
Quản trị cơ sở dữ liệu
2
Cơ khí chế tạo
10
Điện công nghiệp
3
Vẽ và thiết kế cơ khí
11
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Video đang HOT
4
Cơ điện tử
12
Kỹ thuật lắp đặt và điều khiển điện trong công nghiệp
5
Lập trình máy tính
13
Điện tử công nghiệp
6
Thiết kế đồ họa
14
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
7
Thiết kế trang Web
15
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
8
Quản trị mạng máy tính
16
Kế toán doanh nghiệp
2. Đôi tượng và hình thức tuyên sinh:
Đôi tượng tuyên sinh
Tôt nghiêp THPT hoặc tương đương
Hình thức tuyên sinh
Xét tuyên căn cứ kết quả của năm học cuối cấp hoặc kêt quả thi Cao đẳng, Đại học năm 2012
Văn bằng tôt nghiêp
Cao đẳng chính quy
Học phí
Theo quy định của nhà nước đôi với trường công lâp
3. Chê đô:
- Được hưởng học bông và các chê đô chính sách của Nhà nước và UBND thành phô Hà Nôi
- Được thi liên thông lên các trường Đại học: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật NamĐịnh…
- 100% Sinh viên sau khi tôt nghiêp được giới thiệu viêc làm.
4. Hô sơ xét tuyên: Theo mâu hô nhà trường ban hành (có trên website)
5. Thời gian nhân hô sơ và xét tuyên:
- Liên tục nhận hô sơ xét tuyên từ ngày 10/8-05/11/2012 tại trường, theo đường bưu điên hoặc qua website: hht.edu.vn, hoặc:tuyensinh@hht.edu. Vn
II. ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG CHÍNH QUI:
1. Từ Cao đẳng lên Đại học
2. Từ Trung câp lên Đại học
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO KHÁC:
1. Đào tạo sơ câp nghê luyện thi học sinh Nghề các cấp, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên.
2. Đào tạo câp chứng chỉ ngoại ngữ: Toeic, Toefl, Tin học quôc tê.
Liên hê:
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, Địa chỉ: Xã Tây Mỗ – Huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Thường trực tuyên sinh Tell: 04.3765.3568 Mobille: 0986.043.356 hoặc 0982.900.488 hoặc 0988.785.889 Văn phòng tuyên sinh: Tâng 1, tòa nhà A, phòng 101 Email:tuyensinh@hht.edu.vn.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập địa chỉ Website: http://hht.edu.vn/
Theo dân trí
Khối C 'tuyệt chủng'?
Hà Nội nhận được 163.449 hồ sơ dự thi vào ĐH, CĐ, giảm so với năm 2011. Khối A và A1 chiếm 52,79% khối C chỉ đạt 4,54% .
Một số nhà tuyển sinh cảnh báo: nếu không có chính sách điều chỉnh trong thi cử, khối C và các khối thi có môn xã hội sẽ "tuyệt chủng".
Phóng viên trao đổi với thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga
Theo thống kê ban đầu, chỉ có 4,54% thí sinh nộp hồ sơ vào khối C ở Hà Nội. Theo ông, vì sao lượng thí sinh thi vào khối C ngày càng ít?
Thống kê năm nào cũng vậy, tình trạng thí sinh đăng ký thi vào các ngành khối C rất ít: Năm 2010 trên 7%, năm 2011 có khoảng trên 6% thí sinh. Năm nay theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng hồ sơ đăng ký thi vào khối C cũng không cải thiện gì nhiều. Có rất nhiều lý do.
Trước hết là khả năng tìm việc làm và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của những ngành thuộc khối C thấp hơn so với một số ngành khác.
Bên cạnh đó, cách dạy, cách học những môn học khối C ở bậc phổ thông chưa hấp dẫn, dẫn đến tư tưởng học đối phó và học sinh không thấy hứng thú để lựa chọn những ngành nghề có liên quan những môn học này.
Việc tuyển dụng lao động ngoài xã hội cũng chưa thực sự quan tâm đến ngành nghề sở trường của người học.
Có ý kiến cho rằng cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường ĐH cũng ảnh hưởng lớn đến thí sinh khối C. Ông có nghĩ như vậy không?
Có một điều chắc chắn là những ngành nghề về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, luật... hiện nay đã vượt rất xa so với qui hoạch và nhu cầu thực tế.
Theo quy hoạch tại Quyết định 121 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2020 chúng ta cần 20% sinh viên khối ngành này nhưng hiện đã lên đến khoảng 38%, nghĩa là gần gấp đôi so với quy hoạch.
Hiện nay, sinh viên những ngành nghề nói trên khi tốt nghiệp có thể tìm việc làm dễ dàng hơn những ngành khác. Những năm gần đây, mỗi năm có trên 50.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập và đã thu hút một số lượng đáng kể nhân lực thuộc các ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng...
Nhưng không phải tốc độ thành lập doanh nghiệp cứ mãi ở mức cao mà sẽ đến lúc bão hòa một số doanh nghiệp không làm ăn được sẽ giải thể. Do đó nhu cầu nhân lực cho những ngành ấy sẽ không còn "nóng" như bây giờ.
Có ý kiến nên bỏ khối C! Ông nghĩ sao?
Các môn xã hội nhân văn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Dù học bất cứ ngành nào, sinh viên cũng cần được trang bị kiến thức cơ bản về xã hội, nhân văn.
Có kiến thức này con người mới sáng tạo ra được những sản phẩm thân thiện, xây dựng cơ chế chính sách quản lý nhân văn cho xã hội hiện đại...
Vì vậy trong nền giáo dục hiện đại, những kiến thức xã hội nhân văn không những không bỏ mà cần được tăng cường giảng dạy cho sinh viên của tất cả các ngành.
Lựa chọn ngành nghề là tự nguyện của thí sinh, không thể can thiệp bằng biện pháp hành chính. Bộ GD&ĐT thông qua kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng sẽ khống chế chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành này.
Trong các đợt kiểm tra vừa qua, Bộ đã cho dừng tuyển sinh một số ngành, chủ yếu là các ngành thuộc lĩnh vực quản lý do số sinh viên trên mỗi giảng viên quá lớn.
Sự thay đổi tư duy học sinh trong lựa chọn khối C cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các ngành, của toàn xã hội.
Công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông cần được làm tốt. Phương pháp dạy và học những môn thuộc khối C cần thay đổi căn cứ để tạo ra sức hấp dẫn thu hút học sinh quan tâm chọn học, không phải là môn học thuộc lòng.
Trong lộ trình đổi mới tuyển sinh sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu cách thi để sao cho các ngành xét tuyển đều có sự tích hợp ít nhiều kiến thức xã hội nhân văn. Nghĩa là kiến thức xã hội nhân văn không chỉ giới hạn cho những sinh viên theo khối C như hiện nay mà cho sinh viên của tất cả các khối.
Điều này liên quan đến việc đổi mới cách học và cách dạy ở bậc phổ thông trong thời gian sắp tới.
Theo Tiền phong
Trường đại học Kinh Bắc tuyển sinh thí sinh khuyết tật Được thành lập theo Quyết định 507 của Thủ tướng Chính phủ, trường Đại học Kinh Bắc có trụ sở tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đào tạo sinh viên cho cả nước trong đó có đặc thù tuyển 15% là sinh viên khuyết tật. Trường đào tạo chính quy 5 chuyên ngành: Tài chính -Ngân hàng, Kế toán, Quản trị...