Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Tự hào truyền thống 114 năm
Là một trong những trường đào tạo kỹ thuật đầu tiên ở Việt Nam, trải qua chặng đường 114 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã trở thành “cái nôi” đào tạo hàng vạn cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho đất nước.
Sinh viên nhà trường tham gia cuộc thi mô tô địa hình minacar
Thành lập năm 1906, trong suốt chặng đường dài xây dựng và trưởng thành, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng luôn phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có, tích cực tham gia có hiệu quả vào phong trào chung của thành phố và cả nước. Từ một trường đào tạo chuyên viên kỹ thuật (trước năm 1975), đến Trường Trung cấp chuyên nghiệp (sau năm 1975), rồi thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng ngày nay, trường đã đạt được những thành tựu nổi bật.
Trường có quy mô đào tạo ổn định với hơn 10.000 sinh viên và đa dạng ngành, nghề đào tạo; liên kết với 150 doanh nghiệp; giúp trên 95% học sinh ra trường có việc làm ngay và đúng ngành nghề học. Thầy Nguyễn Công Thành – Phó Hiệu trưởng nhà trường – cho biết, kể từ năm 2011, trường là một trong 8 trường đại học và cao đẳng trong cả nước được chọn để tham gia Dự án HEEAP – Chương trình liên minh giáo dục kỹ thuật bậc cao, nhằm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho giảng viên.
Video đang HOT
Đến nay, trường đã có hàng trăm giảng viên được cử đi đào tạo phương pháp dạy học tích cực tại Đại học ARIZONA (Mỹ). Đây cũng là trường cao đẳng đầu tiên của Bộ Công Thương và đầu tiên của Việt Nam có chương trình đăng ký kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn ABET. Năm 2018, nhà trường đã tổ chức kiểm định chất lượng 2 chương trình công nghệ: Chế tạo cơ khí và công nhân kỹ thuật điện – điện tử theo tiêu chuẩn ABET. Hiện, nhà trường đang tiếp tục xây dựng theo tiêu chuẩn ABET cho các ngành kỹ thuật nhiệt, công nghiệp ôtô và các ngành khác trong năm 2020.
Ngoài ra, nhà trường đã thực hiện lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm và tác phong công nghiệp cho học viên như công cụ thực hành tốt 5S. Từ Ban giám hiệu nhà trường đến bảo vệ, học sinh đều có hành vi 5S và có tác phong công nghiệp. Nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, đều lựa chọn học sinh của nhà trường để tuyển dụng bởi ưu thế tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, kỹ năng thực hành của sinh viên. Nhà trường cũng có ban cố vấn để xây dựng giáo trình đào tạo và mời các doanh nghiệp tham gia để chương trình đào tạo sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà trường cũng liên thông đại học hệ chính quy với Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 2 ngành đào tạo là công nghệ kỹ thuật cơ khí và công nghệ kỹ thuật điện – điện tử. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ để tiếp tục liên thông các chuyên ngành như công nghiệp kỹ thuật ôtô, công nghiệp kỹ thuật điện, công nghệ thông tin.
Hiện, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường không chỉ được học để nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, mà trường còn có quy trình bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo viên. Ngoài ra, hàng năm, trường đều tự dành kinh phí đầu tư trang thiết bị cho dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Từ ngôi trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, cống hiến lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Với trình độ đào tạo chất lượng cao, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã vinh dự nhận nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Cờ thi đua của TP. Hồ Chí Minh, Cờ thi đua của Bộ Công Thương…
Đào tạo kỹ sư cơ điện tử khóa đầu tiên theo mô hình Nhật Bản
Ngày 17-10, Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã khai giảng khóa đầu tiên đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử theo mô hình KOSEN, Nhật Bản.
Những sinh viên đầu tiên theo mô hình KOSEN của Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng - Ảnh: M.G.
Đây là một trong ba trường cao đẳng thuộc Bộ Công thương thực hiện thí điểm mô hình đào tạo này trong giai đoạn 2018-2025. Hai trường còn lại là Cao đẳng công nghiệp Huế và Cao đẳng Công nghiệp và thương mại,
174 sinh viên khóa đầu tiên sẽ được đào tạo trở thành kỹ sư thực hành trong ba năm, được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp theo chương trình cốt lõi của KOSEN. Sinh viên được hỗ trợ tham quan, thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể học liên thông đại học tại Nhật Bản nếu có năng lực tiếng Nhật N2.
Trước đó, với sự hỗ trợ của Viện Công nghệ quốc gia Nhật Bản, đội ngũ cán bộ Trường Ariake và Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, điều chỉnh trang thiết bị kỹ thuật, phát triển đội ngũ... để đáp ứng yêu cầu của mô hình này.
Được biết, hiện có gần 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.
KOSEN là hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật quốc lập tại Nhật Bản được thành lập năm 196. Nhật Bản hiện có 57 trường thuộc hệ thống KOSEN, trong đó có 51 trường cấp quốc gia, 3 trường công và 3 trường tư.
Với mô hình này, phương pháp đặt vấn đề trong quá trình dạy học được áp dụng xuyên suốt nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cần thiết như thói quen, kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể, sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn.
Bên cạnh đó, các trường của hệ thống này được đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ đào tạo rất hiện đại để các học sinh có thể thích nghi nhanh chóng với việc làm sau khi tốt nghiệp. Khoảng 99% sinh viên tốt nghiệp từ các trường KOSEN tìm được việc làm và làm các công việc đúng chuyên ngành học tập của mình.
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội ra trường thu nhập 30 triệu đồng/tháng Sinh viên khóa 1 Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội có thu nhập cao nhất là 30 triệu/tháng thuộc về ngành quản lý công nghiệp chuyên ngành Merchandiser. Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trao bằng cho ba thủ khoa, cử nhân khóa 1 của Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội - Ảnh: NGỌC DIỆP Sáng 17-10,...