Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II hợp tác đào tạo với nhiều trường đào tạo ở Ninh Thuận và Phú Yên
Mới đây trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác đào tạo với nhiều trường đào tạo ở hai tỉnh Ninh Thuận và Phú Yên.
Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II ký kết hợp tác đào tạo với Trường Đại học Xây dựng miền Trung.
Trong chuyến công tác tại các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, TS Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã làm việc với trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận. Tại buổi làm việc hai bên đã tiến hành ký kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Ninh Thuận với các nội dung: Đào tạo trung cấp bảo vệ; bảo hộ lao động; phối hợp giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
TS Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ nghệ II và Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận đã thống nhất các nội dung hợp tác.
Tại tỉnh Phú Yên, trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã tìm hiểu và ký kết hợp tác đào tạo với trường Đại học Xây dựng miền Trung với các nội dung: Tuyển sinh và đào tạo các hệ cao đẳng 9 ; cao đẳng chính quy và trung cấp 12 nghề.
TS Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ nghệ II và Hiệu trưởng trường trung cấp nghề dân tộc nội trú Sơn Hòa thảo luận các nội dung hợp tác
Ngoài ra, trường Cao đẳng Kỹ nghệ II còn ký kết hợp tác đào tạo với trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Sơn Hòa; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục từ xa huyện Tây Hòa…
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Dân sinh, TS Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho biết: “Đây là những hợp tác mang tính chiến lược của nhà trường, khi nhà trường làm tốt những hợp tác này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công tác tuyển sinh, tạo nhiều cơ hội cho đội ngũ giáo viên cọ xát với từng lĩnh vực, phát triển thị trường đào tạo và dần dần làm chủ trong đào tạo nguồn nhân lực tại các địa phương”.
TS Bùi Văn Hưng dẫn đoàn công tác đến làm việc với các trường đào tạo ở Ninh Thuận, Phú Yên.
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các trường trong đào tạo nguồn nhân lực ngày càng mạnh mẽ cần phải đổi mới tư duy về tiếp cận thị trường để tồn tại và phát triển bền vững. Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II là đơn vị tự chủ nên nhà trường cần phải đa dạng các hình thức đào tạo nguồn nhân lực hình thành hệ thống đào tạo và quản trị nhà trường đa đang để nguoi hoc, người lao động thuận lợi trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, khi các hợp tác có hiệu quả sẽ tăng cường việc làm, giờ giảng và tăng thu nhập cho đội ngũ giáo viên. Làm thay đổi tư duy cấp phát của cán bộ vẫn còn mang dáng dấp bao cấp. Tạo sự năng động của đội ngũ lãnh đạo nhà trường và chia sẻ các nguồn lực tại các đơn vị hợp tác…”.
Theo baodansinh
Trường quê ứng phó mùa dịch Covid-19
Thầy cô của một ngôi trường ở thôn quê Phú Yên đã nghĩ ra cách dạy học, pha chế nước rửa tay đối phó dịch covid-19.
Lớp học trực tuyến qua Facebook của Trường THCS - THPT Nguyễn Viết Xuân. - Đức Huy
Trong thời gian nghỉ học để phòng dịch do virus corona (Covid-19), thầy cô Trường THCS - THPT Nguyễn Viết Xuân ở xã An Nghiệp, H.Tuy An (Phú Yên) lo lắng học sinh mải chơi, quên kiến thức nên đã nghĩ ra "chiêu" dạy ôn tập cho học sinh trực tuyến qua Facebook. Ngoài ra, trường còn giao cho nhóm giáo viên dạy bộ môn hóa pha chế nước rửa tay sát khuẩn để phát cho học sinh.
Cô Mai Thị Bích Tuyền, giáo viên môn sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Viết Xuân ôn tập trực tuyến cho học sinh qua Facebook - Ảnh: Đức Huy
Hấp dẫn dạy trực tuyến
Lớp học trực tuyến chỉ có giáo viên bộ môn và 3 giáo viên tin học đảm trách. Lớp học vắng tanh, nhưng không vì vậy mà kém phần hấp dẫn. Thầy cô vẫn hăng say giảng bài, truyền kiến thức cho học sinh. Việc học trực tuyến này đã thu hút hơn 400 học sinh tham gia. Cô Mai Thị Bích Tuyền, giáo viên môn sinh, cho biết việc nhà trường tổ chức dạy ôn tập trực tuyến là để các em không tụ tập, rủ rê đi chơi ở những nơi đông người có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19. Hơn nữa, việc ôn tập như thế này sẽ giúp các em nhớ lại kiến thức đã học vì kỳ nghỉ tết kéo dài.
"Các em tham gia học tập trên mạng có ý nghĩa rất lớn. Thứ nhất là giúp các em ôn lại bài đã học. Thứ hai nữa là giúp các em tránh vào các trò chơi vô bổ. Thứ ba nữa là cách để hạn chế dịch bệnh", cô Tuyền nói.
Nguyễn Giang Hà cùng bạn học trực tuyên trên điện thoại di động.Ảnh: Đức Huy
- Với cách dạy khá hấp dẫn như cho điểm, tặng quà..., các chương trình học trực tuyến đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Cô Võ Trần Phương Trang, giáo viên môn văn, cởi mở: "Các em học rất thích thú bởi lẽ đây là lần đầu tiên trường tổ chức dạy trực tuyến, hơn nữa việc học và dạy có sự tương tác qua lại đã thu hút khá đông học sinh tham gia. Nhiều học sinh không phải khối 12 cũng tham gia vào buổi học, gửi câu hỏi đến giáo viên dạy. Còn những học sinh 12 thì được giáo viên ra bài ôn tập, cho điểm miệng với các học sinh cócâu trả lời hay. Buổi học rất hấp dẫn".
Mặc dù đang trong thời gian nghỉ học, nhưng đôi bạn học cùng lớp 12A1 là Nguyễn Giang Hà và Lê Quốc Thắng vẫn miệt mài ôn tập trực tuyến qua Facebook của trường. "Thầy cô dạy khá là nhiệt tình, chu đáo, đã giúp em ổn định kiến thức vì do nghỉ tết nên đã quên khá nhiều. Học sinh học khá đông, có những trao đổi sôi nổi giữa thầy và trò", Hà nhận xét .
Nguyễn Giang Hà (áo đen) trao đổi với bạn học về bài giải ôn tập môn sinh - Ảnh: Đức Huy
Vì học trực tuyến hấp dẫn nên Lê Quốc Thắng mong muốn Trường THCS -THPT Nguyễn Viết Xuân có thêm nhiều buổi học trực tuyến khi học sinh trở lại học bình thường.
Ông Nguyễn Thế Cường, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Viết Xuân, cho biết: "Thời gian nghỉ kéo dài, nhiều học sinh sẽ bỏ bê chuyện học, nên chúng tôi đã họp lãnh đạo và hỏi thành phần chuyên môn đồng ý là triển khai ngay việc dạy qua mạng. Tất cả trang thiết bị đều là sẵn có trong nhà trường. Lần đầu tiên được học trực tuyến từ chính các thầy cô giáo của mình, các em rất phấn khích. Hiện trang học trực tuyến của nhà trường đã có 400 học sinh tham gia".
Tự pha chế nước rửa tay sát khuẩn
Không chỉ tổ chức ôn tập trực tuyến, Trường THCS - THPT Nguyễn Viết Xuân còn tự pha chế nước rửa tay sát trùng để phát cho học sinh phòng dịch Covid-19. Việc pha chế này do nhóm thầy cô dạy bộ môn hóa đảm nhận, căn cứ theo hướng dẫn của WHO. Nhà trường bỏ kinh phí mua hóa chất, dung dịch mùi thơm về cho các thầy cô pha chế. "Có nhiều dung dịch nhà trường đã mua sẵn trước đó nên khi Ban giám hiệu trường có ý kiến thì chúng tôi triển khai ngay", thầy Đoàn Thanh Tùng, tổ trưởng tổ hóa- sinh, cho hay.
Thầy cô tổ hóa-sinh pha chế nước rửa tay sát khuẩn để chuẩn bị phát cho học sinh phòng dịch bệnh khi đi học trở lại. - Ảnh: Đức Huy
Theo thầy Tùng, việc phát nước rửa tay sát khuẩn tại trường cho học sinh rửa tay sẽ làm các em nhận thức rõ về vệ sinh phòng dịch bệnh.
Nhóm thầy cô này cũng muốn tiếp tục pha chế nước rửa tay sát khuẩn để phát miễn phí cho học sinh đến khi hết dịch bệnh Covid-19.
Theo Thanh niên
Trường lưu giữ vĩnh viễn văn bằng tốt nghiệp chưa phát cho người học Sở GD&ĐT Ninh Thuận ban hành quy chế quản lý phôi, cấp phát bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa/internet Trong đó quy định, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT (cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng...