Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp cho HSSV
Sáng 16.12, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất tổ chức Lễ khai giảng năm học 2020 – 2021 và trao bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp khóa học 2018 – 2020. Trưởng Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi Ngô Văn Trọng đã đến dự.
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất trở thành địa chỉ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, có uy tín cho các nhà máy, doanh nghiệp, công ty đóng trên đại bàn tỉnh và các khu công nghiệp trong cả nước.
Năm học 2019 – 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình dich bệnh Covid-19, song với sự nỗ lực chung, nhà trường đã thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất Lê Thành Nam Trao bằng tốt nghiệp cho các em
Trong năm học 2019-2020 vừa qua, nhà trường đã tuyển sinh được 988 học sinh, sinh viên. Đã tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp cho 320 học sinh, sinh viên. Có 11 nhà giáo tham gia Hội giảng cấp tỉnh lần thứ VI năm 2020 do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức đã đạt giải cao trong Hội giảng.
Bước vào năm học 2020-2021, nhà trường đã tuyển sinh được 737 học sinh, sinh viên trình độ Trung cấp và Cao đẳng.
Video đang HOT
Tại buổi lễ khai giảng, nhà trường đã chào đón gần 1.000 học sinh sinh viên đã trúng tuyển và nhập học về trường ở các cấp trình độ: trung cấp, cao đẳng và liên thông cao đẳng, đồng thời trao bằng tốt nghiệp cho 330 học sinh sinh viên trong đó trình độ trung cấp 158 học sinh và 172 sinh viên cao đẳng.
Đại diện nhà trường ký kết hợp tác lao động và cụng ứng nhân lực với một số đơn vị
Tại buổi lễ nhà trường đã tổ chức lễ ký kết và bàn giao học sinh sinh viên đã tốt nghiệp cho công ty Cổ phần Kết Cấu Thép và Xây dựng Pha Đin, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, Bên cạnh đó Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy và Công ty cổ Phần ô tô Trường Hải cũng đến phỏng vấn và tuyển dụng trực tiếp.
Tại buổi lễ này, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất tiếp tục ký kết hợp tác đào tạo và cung ứng nhân lực giai đoạn 2021 – 2025 cho Công ty TNHH Đông Ah Vina, Công ty Cổ Phần Thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty Cổ Phần Kết Cấu Thép và Xây dựng Pha Đin và nhiều doanh nghiệp khác sẽ tiếp nhận học sinh sinh viên của Trường đến thực hành thực tập và tiếp nhận sau khi tốt nghiệp ra trường với số lượng dự kiến 15.000 nhân lực.
Trao học bổng cho các em HSSV vượt khó học giỏi
Tại buổi lễ nhà trường đã tiến hành khen thưởng 03 sinh viên xuất sắc và 29 học sinh sinh viên đạt loại giỏi trong kỳ thi và xét tốt nghiệp năm 2020. Có 12 học sinh sinh viên dược BIDV chi nhánh Dung Quất đã trao tặng học bổng với thành tích: đạt kết quả cao trong xét tuyển năm 2020. Công ty TNHH MTV Xe Máy Tân Hoàn Phước đã trao 12 suất học bổng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong sinh viên
Từ năm 1992, Kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (OLP) đã thu hút sinh viên các trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) trên cả nước.
Đến năm 2007, OLP càng hấp dẫn hơn với những người đam mê Công nghệ thông tin (CNTT) khi kết nối tổ chức cùng với Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC (ACM International Collegiate Programming Contest) khu vực châu Á, tạo thành sự kiện cho sinh viên Việt Nam và khu vực châu Á.
Năm nay là lần thứ 3 Trường ĐH Cần Thơ đăng cai tổ chức sự kiện, mang tên Kỳ thi OLP lần thứ 29 - Procon và Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á - Cần Thơ (ICPC Asia Can Tho) năm 2020. Kỳ thi vừa kết thúc tối 11-12 đã tạo sân chơi trí tuệ, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo cho sinh viên CNTT.
Các thí sinh tham gia kỳ thi ngày 11-12. Ảnh: DUY KHÔI
Kỳ thi OLP lần thứ 29 - Procon và Kỳ thi ICPC Asia Can Tho năm 2020 dành riêng cho sinh viên CNTT về giải thuật lập trình. Điểm đặc biệt của kỳ thi là giải siêu cúp dành cho những sinh viên CNTT đạt thành tích các cuộc thi hàng đầu thế giới. Nét mới năm nay là lần đầu tiên tổ chức thi lập trình đối kháng Procon theo tiêu chuẩn Nhật Bản - nội dung mà Việt Nam luôn nằm trong tốp 40 sinh viên CNTT toàn cầu.
Ngoài giải thuật lập trình, các sinh viên phải có kỹ năng làm việc nhóm, đòi hỏi tính chuẩn xác và cường độ làm việc rất cao. Theo Ban tổ chức, tất cả đề thi theo chuẩn quốc tế, bằng tiếng Anh và thí sinh thi bằng tiếng Anh. Những thí sinh dự thi đều là sinh viên ưu tú trong lĩnh vực, đến từ các trường ĐH, CĐ cả nước.
Tham dự Kỳ thi ICPC Asia Can Tho 2020, các đội với 1 máy tính bàn (PC) phải giải quyết tổ hợp 12 vấn đề trong vòng 5 tiếng, với nguyên tắc gửi bài và chấm tự động trên hệ thống chuẩn quốc tế KATTIS, đúng mới được chấm 1 điểm, còn sai sẽ nộp lại đến khi đúng và bị cộng thêm cho mỗi lần nộp 20 phút tính giờ.
Còn phần thi tranh siêu cúp được Ban tổ chức đánh giá là cam go nhất của các lập trình viên. Năm nay cuộc thi rất gay cấn và kết quả phân định 3 vị trí đầu chỉ diễn ra trong 5 phút cuối. Chung cuộc Cúp Vàng OLP'20 đã thuộc về sinh viên Lê Minh Quang của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cúp Bạc là cuộc đua thú vị nhất (khi điểm chênh lệch chỉ 0,01) thuộc về sinh viên Hoàng Xuân Nhật (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đạt 235 điểm và sinh viên Phạm Tuấn Nghĩa (Trường ĐH Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội) đạt 235,01 điểm. Theo Ban tổ chức, kỳ thi năm nay xuất hiện nhiều gương mặt sinh viên CNTT ưu tú, thể hiện qua các bài thi đạt chất lượng cao.
Tham gia cuộc thi trong 4 ngày này, Trịnh Đức Tân, sinh viên Trường ĐH Thăng Long (Hà Nội), cho biết: "Trường em có 7 thành viên tham gia thi, gồm 1 đội ICPC ACM và 2 đội tuyển thi chuyên và không chuyên. Cuộc thi thực sự là sân chơi lớn, cho em rất nhiều cơ hội như việc làm, kiến thức, trình độ chuyên môn...".
Để đến với cuộc thi, đội của Tân đã tích cực tập luyện hơn 1 năm qua với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô. Theo Lê Duy Nhất, sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nhóm có 3 thành viên cùng thiết kế sản phẩm là phần mềm giải một bài toán của Ban tổ chức đưa ra trong thời gian nhanh nhất có thể. "Cuộc thi mang đến cho sinh viên cơ hội giao lưu, học hỏi và biết được bản thân đứng ở vị trí nào so với sinh viên chuyên ngành. CNTT bây giờ rất quan trọng trong cuộc sống, biết và nắm bắt CNTT chính là chìa khóa để khám phá tri thức thời đại 4.0", Duy Nhất bộc bạch.
Theo ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, chứng nhận ICPC cho sinh viên tham gia kỳ thi là chứng nhận giá trị, mang đến cho các em gần như 100% cơ hội làm việc ở các công ty CNTT hàng đầu Việt Nam và thế giới.
Nhiều thí sinh từ các mùa giải trước hiện đang làm việc cho Facebook, Google, Microsoft... Các công ty CNTT ở Việt Nam luôn chào đón các sinh viên thành công từ kỳ thi, với mức lương theo chuẩn quốc tế. Ông Nguyễn Long nói: "Chính phủ hiện rất quan tâm đến chuyển đổi số, đô thị thông minh... Đội ngũ sinh viên CNTT giỏi về giải thuật lập trình sẽ là nguồn nhân lực rất tốt cho công tác này".
Trải qua 29 lần tổ chức, OLP đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực CNTT của sinh viên. Thông qua cuộc thi này, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế về nguồn lực trẻ trong lĩnh vực CNTT.
Sáp nhập trường đại học, cao đẳng: Xu hướng hay giải pháp tình thế? Theo các chuyên gia, sau khi các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) địa phương được sáp nhập, sinh viên sẽ được thụ hưởng chất lượng đào tạo của các trường ĐH lớn với chi phí thấp hơn. Sau khi sáp nhập trường CĐ Sư phạm Hà Nam vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sinh viên yên tâm hơn với đội...