Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ trao bằng tốt nghiệp cho 51 tân cử nhân Luật
Ngày 29-10, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ phối hợp Trường ại học Vinh tổ chức trao bằng tốt nghiệp đại học liên thông và văn bằng 2 ngành Luật khóa 2019 cho 51 tân cử nhân. Trong đó, có 9 tân khoa tốt nghiệp loại Giỏi, 42 tân khoa loại Khá.
Tiến sĩ Hắc Xuân Cảnh, Phó Hiệu trưởng Trường Khoa học – Xã hội và Nhân văn thuộc Trường ại học Vinh khen thưởng 3 tân khoa tốt nghiệp loại Giỏi toàn khóa học.
Trong 65 năm qua, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ đã đào tạo hàng vạn cán bộ chuyên môn về kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp, cung cấp nhân lực cho TP Cần Thơ và BSCL. Hiện trường đang đào tạo 20 ngành trình độ cao đẳng và 15 ngành trình độ trung cấp, với hơn 6.000 học sinh, sinh viên. Trường còn hợp tác với các trường đại học công lập có uy tín trên cả nước để tổ chức đào tạo liên thông trình độ đại học; với quy mô gần 2.000 sinh viên. Từ năm 2015 đến nay, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ và Trường ại học Vinh đã liên kết đào tạo trên 500 sinh viên. Hầu hết sinh viên theo học các lớp này là cán bộ, công nhân viên đang công tác trong các ban ngành của TP Cần Thơ.
Video đang HOT
Dịp này, hai trường đã khen thưởng 3 tân khoa tốt nghiệp loại Giỏi toàn khóa học và 3 tân khoa có thành tích học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào tốt.
Nhiều khó khăn, rào cản đang đè lên giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, rào cản, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác phân luồng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Theo dự thảo báo cáo kết quả khảo sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp vừa được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đưa ra, đến tháng 6, cả nước có 1.905 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đoàn công tác của Quốc hội đã làm việc với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Hà Nội, Đồng Nai và xem xét báo cáo của Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Cao đẳng Tây Đô.
Đánh giá của Đoàn công tác cho thấy, phân luồng và chất lượng đầu vào giáo dục nghề nghiệp chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS cả nước vào học giáo dục nghề nghiệp trung bình giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 9 - 10%; giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm có khoảng trên 196.000 học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp, chiếm khoảng 16,3% tổng số học sinh tốt nghiệp mỗi năm.
Sinh viên lớp Máy lạnh K20, Khoa Điện, Trường CĐ nghề Vĩnh Phúc. (Ảnh: VPVC)
Đoàn công tác đánh giá, việc tuyển sinh, phân luồng của các trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại do quy định về phân luồng hiệu quả chưa cao; nhận thức của người học, phụ huynh đối với học nghề, lập nghiệp còn hạn chế, tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn nặng nề, chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Trong khi đó, liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học đạt tỷ lệ rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011 - 2020, có trên 130.000 học sinh học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, chiếm khoảng 10% so với tổng số học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp.
Qua khảo sát cho thấy, trong những năm qua việc tổ chức đào tạo liên thông chủ yếu dành cho học sinh trình độ trung cấp liên thông lên trình độ cao đẳng. Việc đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học chưa phổ biến chủ yếu là do năng lực, trình độ văn hóa đầu vào của người học còn hạn chế và do sự công nhận, chuyển đổi kết quả đào tạo giữa các cơ sở đào tạo đại học khác nhau khi xét tuyển sinh đào tạo liên thông.
Áp dụng thông tư đã hết hiệu lực
Báo cáo cũng cho biết mô hình vừa học nghề, vừa học văn hóa THPT thực hiện trong thời gian vừa qua (chương trình đào tạo 9 ) tuy có tạo sự hấp dẫn ban đầu cho học sinh nhưng trong tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó có việc Bộ GD&ĐT chưa ban hành quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT dành cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bộ GD&ĐT mới chỉ cho phép các cơ sở đào tạo tạm áp dụng theo Thông tư số 16 của Bộ, quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp, thời lượng khoảng trên 1.000 tiết. Tuy nhiên, thông tư này đã hết hiệu lực từ năm 2019.
Từ năm học 2019 đến 2020, Bộ GD&ĐT có quyết định giao nhiệm vụ chủ trì trong quản lý đào tạo chương trình đào tạo văn hóa cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, tuy nhiên việc triển khai giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa có sự thống nhất.
"Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng không được chủ trì tổ chức giảng dạy mà phải liên kết với các Trung tâm giáo dục thường xuyên gây khó khăn, bất cập cho người học về thời gian, chi phí học tập; thời gian đào tạo dành cho học sinh lớp 9 quá ngắn đối với một số ngành nghề, nên khó tổ chức chương trình tổng thể", dự thảo báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu.
"Cử nhân sư phạm nên tìm việc khác nếu dạy học chỉ vì tiền" Trong buổi lễ bế giảng năm học và trao bằng tốt nghiệp cử nhân năm 2022 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng nhà trường - nhắn nhủ từ nay, các em có bổn phận và trọng trách cao cả của người làm giáo dục. Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội...