Trường Cao đẳng Kiên Giang: Ưu tiên tuyển sinh ngành nghề thị trường có nhu cầu trong năm học 2019
Th.s Nguyễn Hoàng Quyên – Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kiên Giang cho biết: Việc tuyển sinh trong năm học mới đến nay đã đạt 2/3 chỉ tiêu đề ra và trường tiếp tục chú trọng các ngành nghề mà các địa phương trong tỉnh Kiên Giang đang thật sự có nhu cầu, nhằm đảm bảo cho các sinh viên khi ra trường đều tìm được việc làm.
Phó Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Quyên cũng cho biết, công tác ổn định bộ máy tổ chức sau một năm sáp nhập trường đến nay cơ bản đã đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động, giảng dạy đảm bảo chất lượng.
Nhiều ngành nghề đã có “ thương hiệu”
Trường Cao đẳng Kiên Giang trước kia là trường Cao đẳng Kinh tê – Kỹ thuât Kiên Giang, khi có quyết định của của Bộ LĐ, TB &XH về việc sáp nhập trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang vào trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang. Đây là môt trong những cơ sở đào tạo trọng điêm của tỉnh, luôn đi đâu trong viêc đôi mới mục tiêu và phương pháp đào tạo nhạy bén đáp ứng được yêu câu của xã hôi, của người học và của thị trường lao đông.
Th.s Nguyễn Hoàng Quyên – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiên Giang trao bằng tốt nghiệp cho các cử nhân năm 2019
Bước vào năm học mới 2019 – 2020, trường Cao đẳng Kiên Giang tiếp tục đưa ra tiêu chí ưu tiên tuyển sinh và đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn thị trường lao động. Từ đó phấn đấu trên 90% sinh viên ra trường có việc làm ngay trong năm học 2019 – 2020 (năm học trước tỉ lệ này đã đạt trên 85%). Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của các ngành như: Tin học ứng dụng, xây dựng, tiếng Anh du lịch, Cơ khí trong năm qua đạt trên 96%. Đây cũng chính là những ngành “hot” có nhiều thí sinh đến đăng ký xét tuyển trong năm 2019.
Ban Giám hiệu nhà trường chụp ảnh lưu niệm trong Lễ Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 2018
Nhiều ngành nghề mà Trường Cao đẳng Kiên Giang đang đào tạo từ lâu đã trở thành “thương hiệu” cho trường như lái xe, điện, du lịch, công nghệ thực phẩm,… Những ngành nghề này không chỉ địa phương tỉnh Kiên Giang đang cần mà cả khu vực ĐBSCL cũng đang “khát” nguồn nhân lực nên nhiều sinh viên đã tìm được việc làm ngay trong giai đoạn thực tập. Tuy nhiên, việc một số ngành chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh cũng đang là một trong những bài toán khó mà trường đang tìm hướng khắc phục.
Tín hiệu vui trước thềm năm học mới
Những năm gần đây, trong khi các trường cao đẳng trên toàn quốc tuyển sinh rất khó thì đối với trường Cao đẳng Kiên Giang, chỉ trong vòng hai tuần khởi động phỏng vấn xét tuyển 2019, đã có hơn 1.000 thí sinh đến từ các huyện trong tỉnh cùng các vùng lân cận đến nộp hồ sơ nhập học ngay sau khi có kết quả trúng tuyển và đến nay con số vẫn tiếp tục tăng lên. Đây được xem là một con số rất đáng khích lệ đối với các thầy cô và Ban giám hiệu nhà trường.
Video đang HOT
Các sinh viên Cao đẳng Kiên Giang tìm kiếm cơ hội được tuyển dụng tại Ngày hội việc làm tổ chức tại trường
Theo Th.s Nguyễn Hoàng Quyên, so với bậc đại học thì có lẽ cao đẳng là sự lựa chọn hợp lý với những bạn trẻ có sức học trung bình khá, yêu thích “học nghề” hơn là chuyên sâu về học thuật và nghiên cứu. Ngày nay, bậc cao đẳng cũng mở ra khá nhiều lợi thế và cơ hội việc làm cho giới trẻ như yêu cầu đầu vào “dễ thở”, chương trình đào tạo chuyên sâu về nghề (thời lượng thực hành chiếm 70%) và dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên trường Cao đẳng Kiên Giang thực hành lắp ráp mô hình
Sinh viên Cao đẳng Kiên Giang trong giờ thực hành xây dựng dân dân dụng
Đặc biệt, đối với một trong những vấn đề quan tâm nhất của sinh viên hiện nay là tìm được tìm việc làm ngay khi ra trường thì trường Cao đẳng Kiên Giang là nơi đã và đang đáp ứng được mong mỏi này.
Hiện tại, với chương trình đào tạo luôn đổi mới; đội ngũ giáo viên có chuyên môn và giàu kinh nghiệm; cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại; học phí phù hợp. Đặc biệt, việc định hướng nghề nghiệp, các chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho học sinh sinh viên là một trong những nội dung quan trọng luôn được các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường chú trọng quan tâm. Hiện nay, trường Cao đẳng Kiên Giang đã và đang trở thành đối tác tin cậy cho các doanh nghiệp lớn như: Vinpearl, Sun Group, BIM group, FPT telecom, Cty CP Trung Sơn, Cty điện Liên Thành, Hoa Sen group, Novotel Phú Quốc, Cty Thaco Trường Hải, … Các doanh nghiệp trên thường xuyên liên hệ tuyển dụng lao động qua đào tạo phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Ổn định đội ngũ giảng viên các ngành nghề
Sau một năm sát nhâp, trường CĐKG đã dần ổn định. Việc sáp nhập hai trường thành một đã rút gọn đầu mối, tinh giản biên chế và tạo điều kiện tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng và trang thiết bị, mô hình học cụ, phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo ở địa phương. “Tuy còn nhiều khó khăn trước mắt như việc sáp nhập chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nhân sự, trong đó có lãnh đạo, cán bộ, giáo viên… nên cơ chế, chế độ, chính sách dành cho họ cũng đang được các cấp lãnh đạo chú trọng” – Th.s Quyên nhấn mạnh.
Tin tưởng rằng, với bề dày hơn 50 năm lịch sử hình thành và phát triển, trường Cao đẳng Kiên Giang là môi trường học tập năng động, trang bị cho các bạn hành trang kiến thức, kỹ năng tốt nhất để vững bước thành công trong tương lai.
Hiện trường Cao đẳng Kiên Giang đào tạo 20 nghề trình độ Cao đẳng và 10 nghề trình độ Trung cấp, bao gồm các nhóm ngành: Công nghệ kỹ thuật; Kế toán – Quản trị; Tài chính – Luật; Du lịch – Khách sạn; Tiếng Anh – Tiếng Anh du lịch; Nông nghiệp – Môi trường và Công nghệ thực phẩm.
Ngoài ra, trường còn đào tạo các khóa ngắn hạn theo nhu cầu của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm; Liên kết đào tạo đại học và hợp tác tuyển sinh sau đại học; Đào tạo và sát hạch lái xe các hạng.
Trong năm 2019, nhà trường đặc biệt tuyển sinh bổ sung bậc cao đẳng chính quy (ngoài đối tượng đã tốt nghiệp THPT) như: Quản trị khách sạn, CNKT Điện – Điện tử, CNKT Cơ khí, Kỹ thuật Xây dựng, Nông nghiệp, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Kinh tế, Tiếng Anh…
Huy Diệu – Phúc Tiến
Theo baophapluat
Bảo đảm cơ sở vật chất, đón đầu chương trình mới
Trước thềm năm học mới, ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) đã trao đổi với Báo Giáo dục & Thời đại về những giải pháp bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy - học, đón đầu Chương trình GDPT, SGK mới.
Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để thực hiện đổi mới GD. Ảnh: Hữu Cường
Nhiều cách làm hay
* Thưa ông, năm học 2019 - 2020, Bộ GD&ĐT có chỉ đạo gì với các địa phương để bảo đảm về cơ sở vật chất trường lớp trong năm học mới?
- Chuẩn bị năm học mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương, cơ sở GD rà soát lại toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường, lên phương án cải tạo, sửa chữa hoặc thay thế bổ sung những công trình hư hỏng nặng. Kiên quyết không đưa những công trình xuống cấp, hết niên hạn vào sử dụng. Địa phương nào vẫn cố tình sử dụng thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu các cơ sở GD và của cơ quan quản lý GD địa phương đó.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở GD tiến hành rà soát lại toàn bộ thiết bị, trang thiết bị dạy - học, nhằm kịp thời mua sắm bổ sung cho năm học mới.
Ông Phạm Hùng Anh
* Năm học 2019 - 2020 cũng là năm bản lề, chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình GDPT, SGK mới đối với lớp 1. Bộ đã có bước chuẩn bị như thế nào?
- Hiện nay, đối với cấp tiểu học nếu tính trên đầu phòng học thì cơ bản đã đáp ứng. Tuy nhiên, chúng ta mới đạt 72% của 0,96 phòng học/lớp là kiên cố hóa. Còn lại xấp xỉ 25% số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm và có một số phòng học phải đi mượn. Tình trạng này chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc; vùng "Ba Tây" và Đồng bằng sông Cửu Long. Bài toán đặt ra là, nếu học 2 buổi/ngày thì chúng ta phải khắc phục được tình trạng này.
Khi đi kiểm tra một số huyện giáp biên giới của tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, chúng tôi bất ngờ về sáng kiến này của các địa phương. Với giải pháp này, các địa phương khẳng định đủ phòng học khi triển khai Chương trình GDPT, SGK mới.
Với tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố ở cấp tiểu học như trên thì đến năm 2020, nếu áp dụng dạy học 2 buổi/ngày đối với lớp 1 thì sẽ đủ phòng học, vì thời điểm này từ lớp 2 - 5 vẫn học 1 buổi/ngày. Nhưng vấn đề đặt ra là, sau năm 2020 sẽ thiếu phòng học khi mà các khối lớp cũng sẽ học 2 buổi/ngày.
Khắc phục tình trạng này, Bộ GD&ĐT đã tham mưu với Chính phủ xây dựng Đề án bảo đảm cơ sở vật chất, trong đó quy định rất rõ trách nhiệm của các địa phương và sự hỗ trợ của Trung ương. Trên tinh thần ấy, nhiều địa phương đã có phương án chuẩn bị và có cách làm hay. Chẳng hạn như các tỉnh miền núi phía Bắc, nếu để đầu tư một công trình trường học thì cần rất nhiều thủ tục liên quan và nguồn kinh phí tương đối lớn. Theo đó, nhiều địa phương đã áp dụng mô hình "3 cứng": Nền cứng, tường cứng và mái cứng, kinh phí đầu tư khoảng 30 - 40 triệu đồng là có được một phòng học kiên cố.
Cơ sở vật chất tốt giúp trẻ phát triển toàn diện. Ảnh minh họa/ Internet
Làm tốt công tác quy hoạch
* Lâu nay, ở các thành phố lớn, vấn đề về quỹ đất và tỷ lệ học sinh/lớp vẫn là bài toán khó. Vậy có lời giải nào cho bài toán này, thưa ông?
- Đúng là thực tế hiện nay, ở các thành phố lớn, mật độ dân số đông, thiếu quỹ đất dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinh/lớp quá đông. Chẳng hạn như quận Cầu Giấy (Hà Nội), trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, quy mô dân số vào khoảng 25 vạn dân. Nhưng đến thời điểm này đã đạt xấp xỉ 29 vạn dân. Tức là đã vượt xa quy hoạch. Tăng dân số đã gây áp lực lên hệ thống trường học.
Tôi cho rằng, để khắc phục được tình trạng này một cách lâu dài, việc đầu tiên là các thành phố và các quận, huyện ở đô thị phải làm tốt khâu quy hoạch và dự báo. Bởi khi chúng ta tăng trưởng kinh tế, thì vấn đề di dân đến các vùng đô thị, thành phố lớn sẽ xảy ra.
Địa phương cũng phải dành quỹ đất cho phát triển GD. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quy hoạch của các thành phố lớn, quỹ đất dành cho phát triển GD làm chưa tốt, chưa được quan tâm đúng mức. Bộ cũng đã có chỉ đạo các địa phương, 1 trong 9 nhiệm vụ quan trọng trong năm học mới 2019 - 2020 là, làm tốt công tác rà soát quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GD, trong đó ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển GD.
Một giải pháp mang tính tình thế cũng được giải quyết tương đối tốt, đó là: Bộ đã điều chỉnh tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường lớp cho các thành phố lớn. Chẳng hạn như: Giảm tỷ lệ quỹ đất xuống một chút, yêu cầu mức tối thiểu là 8 m2/HS.
Ngoài ra, Bộ cho phép các cơ sở GD ở nội đô, nếu đủ điều kiện về mặt kỹ thuật thì được nâng tầng các công trình trường học lên. Sau khi Bộ có chủ trương này, một số trường ở Hà Nội đã giải quyết khá tốt và bổ sung thêm nhiều phòng học. Một giải pháp nữa là, chỉ đạo các trường rà soát, sắp xếp lại các phòng làm việc sử dụng chung diện tích mang tính chất hành chính nhằm tối ưu hóa công năng sử dụng, giành lại diện tích để có thêm phòng học...
Tất nhiên, có thể gọi đó là những giải pháp mang tính đặc thù cho các thành phố lớn. Nhưng nếu chúng ta quá nặng về những giải pháp đặc thù thì vô hình trung sẽ phá vỡ cấu trúc thiết chế văn hóa GD. Bởi một cơ sở GD được thành lập sẽ trường tồn với người dân ở khu vực đó hàng trăm năm và trở thành một biểu tượng thiết chế về văn hóa GD. Cho nên giải pháp tình thế này cũng chỉ khắc phục ở một giới hạn nhất định. Giải pháp căn cơ nhất vẫn là công tác rà soát lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số.
* Xin cảm ơn ông!
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1. Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ lập danh sách mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học. Về cơ bản là chúng ta kế thừa lại danh mục cũ và có bổ sung, điều chỉnh một số thiết bị dạy học mới. Chẳng hạn như: Bổ sung thêm một số thiết bị dạy về đạo đức lối sống, GD giới tính để chống xâm hại hay dạy về an toàn giao thông... Thiết bị dạy học mới của lớp 1 chú trọng nâng cao chất lượng, để bảo đảm khi các địa phương mua sắm trang thiết bị có thể sử dụng được nhiều năm - Ông Phạm Hùng Anh
Sỹ Điền (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Trường học vùng cao Sơn La tích cực vận động học sinh đến lớp Do đặc thù là địa bàn vùng cao, học sinh sinh sống không tập trung, hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên hàng năm sau kỳ nghỉ hè, công tác chuẩn bị cho năm học mới được các trường học ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hết sức chú trọng. Qua đó, giúp học sinh yên tâm và...