Trường bị tố cáo cho trẻ ăn cơm gạo mốc có nhiều sai phạm
Trường mầm non Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) thu tiền nhưng không mua rau cho trẻ, không cho trẻ uống bù sữa, hiệu trưởng xúc phạm giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Thanh Liêm, Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Mỹ (trái), nghe UBND thị xã công bố kết luận sai phạm. Ảnh: Nguyễn Khoa.
Ngày 16/11, UBND thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) công bố kết luận 12 nội dung tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Liêm (Hiệu trưởng) và Ban giám hiệu Trường mầm non Phú Mỹ của các giáo viên trường này.
Theo kết luận, năm học 2017-2018, hơn 500 phụ huynh đóng thêm 1.000 đồng mỗi ngày (trong 30.000 đồng tiền ăn) để trường mua rau cho trẻ ăn, nhưng chỉ thực hiện 2 bữa trưa.
Trường thu mỗi trẻ 385.000 đồng mỗi năm đối với nhóm mẫu giáo, 250.000 đồng đối với nhóm trẻ mua sắm sách vở, đồ chơi và đồ dùng bán trú, nhưng thực tế các lớp được cấp đồ chơi rất ít. Ngoài ra, những trẻ nghỉ học không được trường cho uống sữa bù.
Nhà trường không thực hiện việc tiếp phẩm hàng ngày theo quy định, không công khai rõ ràng. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Liêm có hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm các giáo viên trong trường bằng những lời lẽ khó nghe.
Kết luận cũng xác định có 6 nội dung các giáo viên tố cáo sai.
UBND thị xã Phú Mỹ yêu cầu bà Liêm hoàn trả khoản 1.000 đồng mỗi ngày đã thu thêm của phụ huynh, cùng hơn 75 triệu đồng phát sinh trong năm 2017 và trả 772 hộ sữa tồn cho đơn vị cấp phát cho trẻ uống; yêu cầu kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật, giải pháp khắc phục khuyết điểm gửi UBND thị xã.
Đối với phản ánh của phụ huynh rằng trường cho trẻ ăn đầu cá, cơm nấu từ gạo mốc, trung tá Nguyễn Đình Dương (đại diện Công an thị xã Phú Mỹ) cho biết, cơm và cá mà phụ huynh quay video đăng lên mạng xã hội ngày 9/10 được lấy từ bữa ăn trưa của các lớp.
Video đang HOT
Đại diện Công an thị xã Phú Mỹ đọc bản kết luận điều tra việc phụ huynh tố trường nấu cơm gạo mốc. Ảnh: Nguyễn Khoa.
Khi đó, phụ huynh đã yêu cầu đưa đi thu mẫu nhưng cơ quan chức năng đã không làm. “Đến ngày 15/11, cơ quan công an vào cuộc, mẫu đã không còn nên không thể xác định được 100% cơm nấu cho trẻ ăn có mốc hay không mà chỉ ghi nhận qua ý kiến của phụ huynh và giáo viên”, trung tá Dương nói.
Theo trung tá Dương, gạo trường dùng nấu cơm còn nhiều cám, có hạt non, bị hư nên cơm màu ngà không đều, một số hạt có màu xanh, đen. Đại lý cung cấp gạo cho rằng do yêu cầu của nhà trường là gạo phải còn cám, không được chà xát, sàng lọc để còn chất dinh dưỡng nên mới có màu ngà, không được đẹp.
Nguyễn Khoa
Theo VNE
Ngôi trường nhỏ nhất nước Anh với 6 học sinh và 1 giáo viên
Ngôi trường Milburn tại Cumbria có lẽ là ngôi trường nhỏ nhất xứ sở sương mù với chỉ 1 phòng học duy nhất dành cho 6 học sinh và 1 giáo viên toàn thời gian.
Bởi ngôi trường chỉ có duy nhất 1 phòng học, nên các học sinh 3 tuổi cũng là bạn cùng lớp với những em... 10 tuổi. Bữa trưa của các em do đầu bếp một quán ăn nhỏ tại địa phương đảm nhiệm.
Từ trái sang: Giáo viên Hayley Dixon, thầy hiệu trưởng Nick Page, trợ giảng Jessica White cùng các em học sinh.
Ngôi trường cũng không có sân chơi, nên các học sinh sẽ đùa nghịch trên bãi cỏ của ngôi làng vào các giờ giải lao. Thậm chí, các cư dân làng Milburn còn được mời tham gia vào Ngày Thể thao cùng các em học sinh để gia tăng... sĩ số.
Tuy nhiên, đến dịp đóng kịch nhân dịp lễ Giáng sinh thì quả là vấn đề nan giải, vì không đủ số lượng học sinh và nhân viên nhà trường để đảm nhiệm hết các vai cần thiết trong vở kịch.
Có lẽ do số lượng học sinh và giáo viên quá ít ỏi, đề xuất đóng cửa ngôi trường từng được đưa ra. Tuy nhiên, những đề xuất này đều nhận được sự phản đối mạnh mẽ từ dân làng.
Năm 2008, trường Milburn từng có 37 học sinh. Sau đó, con số này giảm xuống còn 3 học sinh vào năm 2014 theo sau sự suy giảm dân số ở các khu vực làng xóm lân cận.
Tuy nằm ở khu vực hẻo lánh, ngôi trường vẫn có những trang thiết bị hiện đại. Số laptop của nhà trường thậm chí còn nhiều hơn cả số... học sinh.
Ngoài những giờ học trên lớp, các em học sinh còn có thể tham gia những tiết học ngoài trời trong khu rừng gần đó. Các học sinh - độ tuổi từ 3-10, học chung một lớp.
Thầy Nick Page - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết số lượng ít học sinh mang đến cho các em cơ hội được học 1-1 với giáo viên. Thầy cũng tin tưởng nhà trường sẽ đạt được nhiều thành tích lớn hơn trong tương lai.
Cô Hayley Dixon (32 tuổi) là giáo viên toàn thời gian duy nhất của nhà trường. "Tôi thích tính linh hoạt trong cách dạy học của nhà trường cũng như được tham gia vào đời sống của ngôi làng", cô Dixon cho biết.
Theo một báo cáo năm 2015 của Văn phòng Tiêu chuẩn giáo dục, Dịch vụ và kỹ năng dành cho trẻ em (Ofsted) của Anh, trường Milburn được xếp hạng "tốt", trong đó sự phát triển của các học sinh được đánh giá ở mức "nổi trội".
Thầy Page còn đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng tại trường tiểu học Beaconside gần đó với 451 học sinh. Mỗi thứ 4 hàng tuần, 6 học sinh của trường Milburn lại di chuyển quãng đường 20' lái xe để tới trường Beaconside. Tại đây, các em được huấn luyện thể thao, tham gia các lớp học về tôn giáo, tiếng Pháp và âm nhạc.
Theo thầy Page, 6 em học sinh hòa nhập rất nhanh vào môi trường lớn này nhưng vẫn thích được trở về với ngôi trường làng nhỏ bé của mình.
"Thật dễ để suy đoán rằng trẻ em tại một ngôi trường nhỏ thường thiếu tự tin, nhưng các em học sinh ở đây không hề như vậy. Các em luôn tự tin, đoàn kết và sẵn sàng đón nhận thử thách", thầy Page nói.
Nước Anh có hơn 2.000 ngôi trường có sĩ số ít hơn 100 học sinh, nhưng những ngôi trường tí hon như Milburn thì quả thực là hiếm.
Minh Hương
Theo Metro
Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường Trường học là nơi uốn nắn, sửa lỗi cho học sinh; khi kỷ luật, xử phạt, nhà giáo phải là những kỹ sư tâm hồn đứng ở tâm thế người thầy, không nên hành xử như ở công an phường. Sau những sự cố về giáo dục xảy ra trong thời gian qua, nhất là chuyện một trường học ở Thanh Hóa đuổi...