Trường bị đổ cát, gạch trước khai giảng: “Mâu thuẫn phải giải quyết theo pháp luật”
Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết, sự việc bị đổ cát, gạch trước ngày khai giảng ở trường Pascal là do mâu thuẫn giữa các chủ đầu tư, phải được giải quyết theo quy định của pháp luật, không thể để ảnh hưởng môi trường giáo dục.
Ngày 5/9, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội làm việc với lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm, phòng GD&ĐT quận này, cùng đại diện ban giám hiệu, phụ huynh trường Tiểu học – THCS Pascal.
Ông Nguyễn Hữu Hải – Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm khẳng định: “Việc mâu thuẫn của các chủ đầu tư phải đưa ra cơ quan pháp luật, không thể để phụ huynh, học sinh chịu thiệt”.
Ông Phạm Xuân Tiến – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị, UBND quận khẩn trương làm việc với các chủ đầu tư để không xảy ra mâu thuẫn mà làm ảnh hưởng quyền lợi của học sinh. Trong ngày khai trường, quyền lợi của học sinh là được khai giảng, an toàn, không thể để các em bước qua gạch, cát để vào học.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, chính quyền và công an phải vào cuộc để giải quyết triệt để, chiều nay phải thu dọn đống đất, đá, đảm bảo việc học cho các em. Làm như vậy mới không làm mất quyền lợi của học sinh và không ảnh hưởng uy tín của ngành giáo dục.
Khu vực Trường Pascal bị đổ cát, gạch trước khai giảng. (Ảnh: Đ.Q).
Theo ông Lưu Ngọc Hà – Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, quận sẽ báo cáo lãnh đạo Quận ủy xem xét về mâu thuẫn giữa chủ đầu tư, khiến trường Pascal bị đổ gạch, đất trong khuôn viên. Công an đang thụ lý hồ sơ, xem xét việc đổ đất cát của chủ đầu tư vào cơ sở giáo dục trên.
Ông Hà cho biết, sự việc xảy ra ở trường Pascal là do mâu thuẫn giữa các chủ đầu tư, phải được giải quyết theo quy định của pháp luật, không thể để ảnh hưởng môi trường giáo dục.
Hiện, quận chưa cấp phép cho bất kể trường nào trong khu đất TH1, cũng như chưa nhận được đề xuất từ phía nhà trường về việc đăng ký dạy học tại nơi bị đổ gạch, cát.
Những hình ảnh học sinh chuẩn bị khai giảng bị cát vùi lấp. (Ảnh: Đ.Q).
Theo báo cáo của nhà trường và chủ đầu tư, về cơ bản, khu TH1 đã đủ điều kiện nhưng chưa nghiệm thu do có mâu thuẫn. Chủ đầu tư dù nhiều lần bị đôn đốc nhưng chưa thực hiện, gây ảnh hưởng việc dạy và học của nhà trường.
Được biết, theo hợp đồng được ký kết, bên cho thuê cơ sở vật chất là Công ty TNHH Khai Phát do bà Trần Thị Kim Phương là giám đốc. Đơn vị thuê là trường Tiểu học – THCS Pascal với người đại diện là bà Nguyễn Thị Minh Tín – cổ đông được ủy quyền.
Do mâu thuẫn nên bên cho thuê cơ sở vật chất đã thuê người đổ đất, gạch vào sân trường và giăng băng rôn với thông báo: “Căn cứ biên bản cuộc họp ngày 24/8 do UBND phường Cổ Nhuế chủ trì cùng các cơ quan ban ngành yêu cầu tòa nhà chỉ được hoạt động khi nghiệm thu và có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Không phận sự miễn vào”.
M. Hà
Theo Dân trí
Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng
Trường tiểu học Vừ A Dính (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) đóng chân tại bản Tân Lập, bản nghèo nhất tỉnh Đắk Nông. Đây là nơi theo học của hơn 600 học sinh, trong đó trên 95% là đồng bào Mông, thuộc diện hộ nghèo thuộc hai bản Đoàn Kết và Tân Lập. Để đến trường dự khai giảng, gần 200 cô trò bản Đoàn Kết cùng nhau vượt hơn 10km đường đồi núi để đến điểm trường chính.
Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng
Sau ba tháng mưa liên tục, con đường độc đạo nối liền hai bản Đoàn Kết và Tân Lập (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) ướt nhẹp và lầy lội. Một bên là vực thẳm, một bên là lau lách và cây cối um tùm nên nhiều em phải ngồi "buộc chặt" sau xe máy để bố mẹ chở tới trường.
Trên con đường độc đạo dẫn đến điểm trường chính tại bản Tân Lập, giáo viên và người dân đều "chịu chết" vì xe máy không thể đi lại được.
Tuy nhiên, rất ít người đủ can đảm để đi con đường "khó hơn lên trời" này. Để đến điểm trường chính dự khai giảng, giáo viên và học sinh điểm trường Đoàn Kết phải thức dậy từ 5h sáng rồi cùng nhau đi gần 10km đường rừng mới đến nơi.
Đoàn học sinh khoảng 30 em đang leo núi từ bản Đoàn Kết sang bản Tân Lập. Xuất hành từ sáng sớm, những học sinh này rủ nhau đi thành từ nhóm nhỏ. Nhìn từ quả đồi bên này, các em chỉ như những đốm nhỏ di động trên quả đồi dựng đứng
Nhiều đoạn dốc dựng đứng, trơn trượt, cô trò vừa đi vừa bấu víu vào mấy cây lớn bên đường để không bị ngã xuống. Đoạn đường dài gần 10km, cô và trò điểm trường Đoàn Kết đi mất gần 2 tiếng đồng hồ, cứ một lúc là phải nghỉ để lấy lại sức.
Con đường đi này là một lối mòn nhỏ do học sinh tự mở trên rẫy của người dân, cứ sau một trận mưa là lối mòn sẽ bị "xóa sổ" nên trong buổi sáng khai giảng, cả đoàn vừa đi vừa tìm lối đi cho thuận tiện nhất.
Đường đi lại khó khăn, nhiều học sinh còn nhỏ được bố mẹ trực tiếp dẫn đến trường. Anh Sùng A Nhè, có con gái năm nay vào lớp 2, anh cho biết phải nghỉ đi rẫy để đưa con đến tựu trường, sợ con không theo kịp các học sinh khác nên anh đi theo sau con từ nhà đến trường luôn.
Do sợ đường dốc, trơn trượt nên nhiều em không dám mặc áo mới. Giàng A Kía (học sinh lớp 3) cởi bỏ chiếc áo bên ngoài rồi đội lên đầu, khi đến trường mới lấy ra mặc.
Đi khai giảng từ 5h sáng, nhiều em vẫn chưa có gì lót dạ. Trong lúc nghỉ ngơi, Giàng A Chung (học sinh lớp 2) lôi ngay túi cơm bố mẹ chuẩn bị sẵn ra chia cho các bạn cùng ăn. Bữa cơm sáng chỉ có cơm và một chút muối ớt nhưng tất cả đều ăn ngon lành vì trước đó mất nhiều sức để leo núi.
Cô Tạ Thị Thúy Lành cho biết, do cùng học sinh đi từ sớm nên ba cô cũng chuẩn bị cơm để ăn trên đường cho đỡ lả. Do là buổi khai giảng đầu tiên của trường Tiểu học Vừ A Dính nên các cô rất hào hứng quên hết mệt mỏi
Khi lên đến đỉnh đồi, các em sung sướng khi đã vượt qua một chặng đường dài đến kịp giờ khai giảng sáng ngày 5/9/2018.
Dương Phong
Theo Dân trí
Mùa không trở lại... Đó là mùa tựu trường của nhiều năm về trước. Khi chúng ta vẫn là những cô bé, cậu bé ở tuổi khăn quàng đỏ, ngây thơ cắp sách đến trường. Lúc đó, chúng ta không có gì khác ngoài nụ cười hồn nhiên và những ước mơ trong trẻo. Lễ khai giảng hôm nay gợi nhớ nhiều kỷ niệm thời xa xưa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông
Tin nổi bật
20:15:29 01/04/2025
Hải quân Iran bắt giữ 2 tàu chở dầu nước ngoài buôn lậu nhiên liệu
Thế giới
20:13:32 01/04/2025
Công an điều tra vụ hành hung bác sĩ sau câu nói "mày biết tao là ai không"
Pháp luật
20:07:20 01/04/2025
Một sao Việt huỷ show tại nước ngoài, lý do làm fan lo lắng
Nhạc việt
19:51:57 01/04/2025
Phim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phục
Hậu trường phim
19:48:39 01/04/2025
NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
Sao việt
19:46:12 01/04/2025
Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
Sao châu á
19:38:37 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025