Trường Albert Einstein: Cùng học sinh vượt qua những ngày hè oi ả
Tạo dựng một môi trường xanh và thân thiện, đảm bảo cơ sở vật chất là cách để Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein ( Hà Tĩnh) vừa bảo vệ sức khỏe học sinh trong ngày hè nóng bức vừa tạo động lực, hứng thú học tập cho các em mỗi ngày tới trường.
Dù được thành lập cách đây chưa lâu, nhưng Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein đã chủ động xây dựng một môi trường xanh với nhiều cây bóng râm, thảm cỏ, vườn hoa…
Những hàng cây xanh phát triển tươi tốt, tỏa bóng râm trong khuôn viên trường giúp làm dịu đi cái nắng mùa hè oi ả.
Bên cạnh đó, mái che cỡ lớn cũng được lắp đặt tại sân trường để các em có thỏa sức vui chơi, tránh nắng, mưa…
Phía trong lớp, hệ thống điều hòa mát dịu giúp các em dễ dàng tập trung hơn, mang tới hiệu quả cao trong những giờ học
Nhà trường đã tích cực áp dụng các phương pháp dạy học đề cao khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi của các em…
Video đang HOT
…chú trọng các kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức bên trong sách vở.
Xây dựng một môi trường học thân thiện, không đặt nặng áp lực thành tích, giúp các em luôn trong tâm thế thoải mái, để mỗi ngày tới trường là một ngày vui.
Trước thời tiết nắng nóng kéo dài, bữa ăn nhẹ giữa giờ ngon lành cũng giúp tiếp thêm năng lượng cho các em, để có những giờ học hiệu quả.
Khu vực sinh hoạt, vui chơi xanh mát
Nhà trường cũng đã xây dựng bể bơi…
…vừa giúp các em học kỹ năng sống, đồng thời có những phút giây vui vẻ trong dòng nước mát.
Tham gia các hoạt động thể thao sau giờ học giúp các em phát triển toàn diện hơn.
Hướng đến môi trường xanh
Với ngành Giáo dục Cần Thơ, việc xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp không chỉ tạo môi trường sư phạm an toàn; mà còn giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Hiệu quả từ một dự án
Em Lê Hoài Hận, học sinh Trường THCS Long Tuyền, cùng giáo viên hướng dẫn thực hiện tranh "Lũy tre làng".
Em Lê Hoài Hận, lớp 9A5, Trường THCS Long Tuyền, vừa hoàn tất công đoạn cuối của bức tranh "Lũy tre làng". Bức tranh được làm từ phế liệu (gỗ vuông, giấy A4, đĩa CD) và sự khéo léo, sáng tạo của Hoài Hận. Tranh đẹp mắt, chắc, bền và có thể trang trí ở phòng khách, phòng học. Hoài Hận chia sẻ: "Chuẩn bị đủ vật liệu, em mất khoảng 3-4 tiếng hoàn thành bức tranh. Quan trọng nhất là sự tỉ mỉ khi ghép, dán các miếng CD làm thân, cành của cây tre".
Bức tranh "Lũy tre làng" của Hoài Hận là sản phẩm đạt giải Nhì (chuyên đề "Cùng nhau hợp tác để bảo vệ môi trường") tại Cuộc thi Sản phẩm cải tiến theo phương pháp giáo dục hành động thuộc Dự án WINDY cấp thành phố, năm học 2019-2020. Theo Hoài Hận, cây tre gắn bó với đời sống và văn hóa Việt Nam, nên ý tưởng sản phẩm xuất phát từ đó.
"Thực hiện sản phẩm, em có thêm kiến thức từ bài học, kiến thức xã hội và rèn thêm kỹ năng khác", Hoài Hận chia sẻ.
Thầy Trần Hữu Trinh, giáo viên hướng dẫn, cho biết: "Thông qua những việc làm cụ thể và được chính các học sinh trải nghiệm, việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường hiệu quả hơn".
Tại Cuộc thi Sản phẩm cải tiến theo phương pháp giáo dục hành động thuộc Dự án WINDY cấp thành phố, Trường THCS Lê Bình (quận Cái Răng) có 2 sản phẩm dự thi đạt giải Ba. Đó là Sản phẩm "Hoa và đèn" của nhóm tác giả Trương Đình Trí, Đoàn Nguyễn Minh Thư, Lê Nguyễn Đăng Khoa và Nguyễn Ngọc Gia Bình; sản phẩm "Bộ sản phẩm từ giấy" của nhóm giả Nguyễn Ngọc Thi, Phạm Thuận Thiên và Mai Tuyết Trinh.
Cả 2 sản phẩm làm từ chai nhựa, giỏ hoa đã qua sử dụng (sản phẩm "Hoa và đèn"); loại giấy phế liệu, quảng cáo từ tạp chí, tờ rơi siêu thị, thùng carton, lõi các cuộn giấy bếp... ("Bộ sản phẩm làm từ giấy"). Theo thầy Đặng Tiểu Bình, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Lê Bình, nhờ ứng dụng phương pháp giáo dục hành động, học sinh được giáo dục nhiều kỹ năng mềm.
Khi tìm hiểu tài liệu, vật liệu thực hiện sản phẩm còn giúp học sinh hiểu có thêm kiến thức môn Mỹ thuật, Công nghệ... và kiến thức xã hội. "Hình thành cho các em thói quen giữ gìn vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp nơi học tập", thầy Bình nói thêm.
Tạo môi trường giáo dục an toàn
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực để học sinh "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" là công tác được ngành Giáo dục thực hiện nhiều năm qua. Tại Cần Thơ, mỗi địa phương, trường học có cách làm khác nhau phù hợp với tình hình thực tế, nhằm tạo môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.
Đơn cử tại quận Ô Môn, năm học 2019-2020, quận xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá mô hình sáng - xanh - sạch - đẹp để các trường đăng ký tham gia. Một số trường thực hiện hiệu quả, như: Tiểu học Trần Hưng Đạo, Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, THCS Thới Hòa... Các trường của huyện Thới Lai thì xây dựng mô hình trường học - công viên. Nhiều trường thuộc quận Cái Răng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua giáo dục hành động. Thầy Huỳnh Quang Mẫn, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Bình, cho biết: "5 năm tham gia chương trình giáo dục hành động đã góp phần tích cực trong việc cải thiện môi trường sư phạm, nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho học sinh". Các phòng làm việc ở trường phần lớn đều có lọ đựng hoa, lọ đựng viết được làm bằng giấy; hành lang dãy phòng học được trang trí chậu hoa... do học sinh sáng tạo từ vật liệu bỏ đi.
Khối trường THPT lan tỏa nhiều mô hình xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực. Tại Trường THPT huyện Vĩnh Thạnh, lãnh đạo trường giao Đoàn thanh niên, Tổ Giám thị tổ chức phong trào trồng cây xanh trong lớp học, tạo môi trường sáng - xanh - sạch- đẹp ở từng góc lớp và khuôn viên trong ngoài sân trường. Đồng thời chỉ đạo Đoàn thanh niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm Tổ Sinh học và các tổ bộ môn tổ chức các hoạt động ở các lớp như phong trào nuôi heo đất tiết kiệm, thu gom chai nhựa, làm đồ dùng học tập, trồng nha đam, trồng cây thuốc nam, bông vạn thọ vào dịp Tết...
Trong khi đó, Trường THPT Nguyễn Việt Dũng (quận Cái Răng) trang trí tường phòng học bằng cách trồng hoa, cây cảnh vào những vỏ xe cũ được trang trí, sơn màu, vẽ... Trường còn bố trí khu vực khuôn viên phía sau, có ghế đá để học sinh ăn uống trong giờ ra chơi, để hạn chế việc này trong lớp học.
Trường THPT Trần Đại Nghĩa (quận Cái Răng) tạo điểm nhấn trong khuôn viên bằng những bức bích họa mô tả sinh động nét đẹp sinh hoạt, phong tục truyền thống của ĐBSCL. Những bức tranh vừa tạo cảnh quan vừa giúp học sinh hiểu về văn hóa miệt vườn sông nước.
Dù cách làm và hình thức có những sáng tạo khác biệt, nhưng tất cả cùng hướng đến mục tiêu tạo môi trường sư phạm thân thiện, an toàn cho học sinh.
Bài, ảnh: B.Kiên (baocantho.com.vn)
Yêu trường, lớp nhờ màu xanh Hướng đến một môi trường xanh, sạch, đẹp là mục tiêu phấn đấu của nhiều trường học hiện nay. Việc tạo môi trường xanh sẽ gắn kết học sinh với mái trường. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng trường học thân thiện của ngành Giáo dục. HS Trường Tiểu học Bình Thủy chăm sóc vườn trường. Ảnh T.G Tạo...