Trước ý kiến của Bộ GD&ĐT, tác giả Kiều Trường Lâm bày tỏ: Tôi chưa từng có ý định thay thế chữ Quốc ngữ bằng chữ mới
Anh Kiều Trường Lâm – cha đẻ của bộ chữ “VN song song 4.0″ đã có những chia sẻ mới nhất về công trình nghiên cứu của mình.
Những ngày gần đây, dư luận đang nổ ra nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến công trình nghiên cứu có tên “Chữ VN song song 4.0″ của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Theo đó, “CVNSS 4.0″ chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã chính thức lên tiếng về tác phẩm “Chữ VN song song 4.0″. Theo đó, Bộ GD&ĐT cho biết: “Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết Tiếng Việt”.
Trước thông tin này, anh Kiều Trường Lâm chia sẻ: “Có thể Bộ GD&ĐT đã hiểu sai. Bản thân mình ngay từ đầu đã nêu rõ quan điểm CVNSS 4.0 không phải là công trình cải tiến để thay thế Chữ Quốc Ngữ. CVNSS 4.0 chỉ là một ứng dụng mới trên Internet giúp cho việc gõ chữ nhanh hơn và nhiều ưu việt hơn”.
Anh Lâm cũng cho biết, mục đích chữ mới của anh là một ứng dụng có thể sử dụng trên điện thoại, hoặc máy tính giúp cho người dùng thêm sự lựa chọn để gõ chữ nhanh hơn. Bởi CVNSS 4.0 có thể tiết kiệm 25-30% thời gian gian so với kiểu gõ telex thông thường. Ngoài ra, CVNSS 4.0 có thể ứng dụng cao trong công nghệ thông tin, khi gõ máy tính và nhắn tin SMS qua điện thoại di động sẽ không có hiện tượng bị lỗi phông chữ.
Video đang HOT
“Vì CVNSS 4.0 ra đời khi chữ Quốc ngữ đã rất phát triển và đã là chữ viết của dân tộc nên mình không có ý muốn thay thế chữ Quốc ngữ mà chỉ dùng song song. Đây là kiểu chữ cải tiến ở dạng không dấu, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Ngay từ trong tên gọi của chữ mới, mình đã thể hiện rõ quan điểm này: “Chữ VN song song 4.0″ – “Một chữ viết song song không ảnh hưởng đến chữ Quốc Ngữ”. 4.0 tượng trưng cho mong muốn chữ viết cải tiến sẽ được ứng dụng nhiều trong thời đại mới”, anh Lâm giải thích.
Thanh Hương
Chữ VN song song 4.0: Xin đừng bàn đến nữa
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết tiếng Việt. Có chuyên gia còn cho rằng, vấn đề "cải cách quốc ngữ" này không cần bàn đến nữa.
Ngay sau khi thông tin "Chữ VN song song 4.0" được cấp bản quyền đăng tải trên mạng xã hội đã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt.
Hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa ra mắt kiểu chữ viết mới, đặt tên "Chữ VN song song 4.0" và mới được cấp bản quyền từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).
"Chữ VN song song 4.0" là chữ không dấu, có thể sử dụng ở bất kỳ điện thoại hay máy tính nào mà không cần bộ gõ tiếng Việt. Chỉ sử dụng 26 chữ cái Latin, trong đó dùng 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Ngay sau khi thông tin "Chữ VN song song 4.0" được cấp bản quyền đăng tải trên mạng xã hội đã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt. Không ít những lời chỉ trích nặng nề dành cho tác giả công trình. Nhiều người cho rằng bộ chữ thiếu tính thực tế, thừa thãi và thậm chí rắc rối vì có quá nhiều quy tắc.
Cũng có một số ý kiến cho rằng quyền sáng tạo và đăng ký bản quyền tác giả là quyền của tất cả mọi người và cần được tôn trọng. Còn việc công trình có ứng dụng được trong thực tế hay không là chuyện khác, không thể chỉ vì công trình được đăng ký bản quyền mà dư luận quay sang chỉ trích các tác giả.
Trao đổi với Lao Động, ông Bùi Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, Theo Điều 6 Luật Sở Hữu Trí tuệ, mọi cá nhân tổ chức nếu có công trình nghiên cứu thì được quyền nộp hồ sơ để đăng ký bản quyền.
Nếu các tác giả có cam kết đây là công trình của họ, không sao chép của người khác thì sẽ được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận bản quyền. Việc này thể hiện sự tôn trọng và khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức phát huy sức sáng tạo. Còn việc công trình có đi vào thực tế được hay không là cả một quá trình.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phát đi thông cáo nêu quan điểm về công trình của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình liệu có được sử dụng trong thực tiễn hay không.
Thông cáo nêu rõ: "Gần đây, trên một số báo điện tử và mạng xã hội có đưa tin và bàn luận về "Tác phẩm Chữ VN song song 4.0" của tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm. Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết tiếng Việt".
Với thông báo này có thể khẳng định, thời điểm này không có chuyện chữ cải cách của hai tác giả trên có thể thay thế chữ viết tiếng Việt hiện tại. Vì vậy, người dân không nên hoang mang.
GS-TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cũng nêu quan điểm về "Chữ VN song song 4.0". Ông cho rằng từ nay xin đừng bàn đến cải cách chữ Quốc ngữ nữa, có chăng thì bàn về chuẩn chính tả, một việc rất cần thiết trong giai đoạn 4.0.
ĐẶNG CHUNG
Bộ Giáo dục chính thức lên tiếng về việc tác giả Chữ Việt Nam song song muốn đưa vào trường giảng dạy Ngày 8/4, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng về việc tác phẩm "Chữ Việt Nam song song 4.0" gần đây được báo chí và mạng xã hội có đưa tin và bàn luận đang gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã cho ý kiến: "Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi...