Trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Đến thời điểm này, Việt Nam đã hoàn thành 2 đợt tiêm chủng, sử dụng an toàn, hiệu quả và kịp thời trong số vắc-xin đã được cung ứng. Trên cả nước đã thực hiện tổng cộng tiêm 2.422.643 liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 là 121.683 người.
Vaccine COVID-19 giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 – nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, từ đó làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.
Tất cả các loại vaccine phòng COVID-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là, vaccine đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Trước và sau khi tiêm vaccine, nên ăn uống gì để tăng cường sức khỏe
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người, giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: Sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh.
Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá…
Video đang HOT
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, D
Vitamin C và vitamin E có tác dụng như những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong khi đó, vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn miễn dịch của cơ thể.
Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa…
Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vaccine
Một số người sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể buồn nôn.
Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: Sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây… Nên uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.
Nên kiêng gì trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19
Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vaccine Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.
Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước.
Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong việc nhận biết ảnh hưởng do rượu hay vaccine.
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe. Nên tránh nhóm thức ăn này trước và sau khi tiêm vaccine nói chung, vaccine COVID-19 nói riêng. Nhóm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa phổ biến trong cuộc sống bao gồm: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên…
Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không? Làm sao để an toàn sau tiêm?
Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử. Bộ Y tế khẳng định, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lần này có nhiều điểm mới, nhưng vấn đề an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không?
Trong cuộc họp báo trưa 21/6 cung cấp thông tin về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, ông Phạm Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: "Với tiêm chủng, sẽ có tỷ lệ nhất định gặp phản vệ. Người không may bị sốc phản vệ sẽ được chế độ bảo hiểm y tế chi trả".
Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19
Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm:
- Nổi mày đay, phù mạch nhanh.
- Khó thở, tức ngực, thở rít.
- Đau bụng hoặc nôn.
- Tụt huyết áp hoặc ngất.
- Rối loạn ý thức.
Phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại:
Một là phản ứng thông thường, chấp nhận được, biểu hiện qua các triệu chứng như bị sốt, đau tại chỗ chích, mệt mỏi như cảm cúm thông thường. Các phản ứng này sẽ tự mất đi sau 2-3 ngày tiêm.
Nhóm phản ứng thứ hai là phản ứng có hại và nguy hiểm, thậm chí có người tiêm vaccine sẽ sốc phản vệ nặng. Tuy nhiên tỉ lệ người bị phản ứng nguy hiểm không cao.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM)
Khuyến cáo để an toàn sau tiêm
Để tránh những nguy hiểm sau tiêm vaccine, TS.BS Hùng cho rằng đầu tiên người được tiêm phải hợp tác tốt với nhân viên y tế.
Nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các bệnh nền, tiền sử dị ứng của người tiêm như: người được tiêm vaccine dị ứng hải sản, có bệnh cấp tính hay đang điều trị gì không...
Dù vậy, việc sàng lọc này không thể bảo đảm 100% được bởi nhiều trường hợp khỏe mạnh, chưa bao giờ có tiền sử dị ứng nhưng vẫn có nguy cơ phản vệ nặng sau tiêm vaccine.
Do đó, nhân viên y tế phải yêu cầu người được chích ngừa ở lại 30-60 phút tại điểm chích đó để kịp thời can thiệp, xử trí khi có vấn đề biến chứng xảy ra.
Trên bình diện thế giới, chỉ có một số rất ít trường hợp bị sốc phản vệ nặng dẫn đến tử vong vì không xử lý được. Đại đa số các trường hợp phản vệ đều có thể xử trí.
TS.BS Hùng khuyến cáo sau 3 ngày tiêm vaccine, nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào thì người tiêm cần quay lại ngay cơ sở y tế thông báo chi tiết để được can thiệp phù hợp.
Đang mang thai có được tiêm vaccine COVID-19 không? Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không? Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Tuy nhiên, có những đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm vaccine COVID-19 sẽ tốt hơn. Bài viết được sự tư vấn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và...