Trước thềm năm học mới: Sĩ số lớp 1 còn… ngộp thở?
Trước thềm năm học mới 2019 – 2020, nhiều phụ huynh tại Hà Nội khá bất ngờ khi biết sĩ số HS/lớp của lớp 1 đã giảm so với năm ngoái. Điều này thể hiện sự nỗ lực của thành phố trong việc sửa chữa, nâng cấp và xây trường học mới.
Quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn dẫn tới việc quá tải trường lớp. Ảnh: Quý Trung
Xây trường mới
Nằm ở vùng lõi nhưng các trường học ở quận Hoàn Kiếm luôn có sĩ số HS/lớp dễ thở. Nhiều trường ở quận này có sĩ số HS chỉ dừng ở mức 40 – 45 em/lớp bởi khu vực này ít có các tòa nhà chung cư cao tầng, tốc độ di dân ít hơn so với các quận khác. Những năm vừa qua, quận cũng đã tiến hành cải tạo, xây mới nhiều trường học với những trang thiết bị khang trang, hiện đại.
Tại quận Thanh Xuân, năm học này có 5 trường công lập được xây mới và đưa vào sử dụng, 5 trường tư thục được thành lập mới. Ngoài ra, một số trường cũng được sửa chữa, nâng thêm tầng, tăng số phòng học như Trường Tiểu học Kim Giang, Trường THCS Kim Giang, Trường Tiểu học Khương Đình, Trường Tiểu học Hạ Đình.
Ông Phạm Gia Hữu – Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho biết: Số lượng trường học tăng đã góp phần giải bài toán quá tải. Đơn cử, tại địa bàn phường Thanh Xuân Trung, mùa tuyển sinh đầu cấp năm nay có một số HS được điều chuyển sang học tại Trường Tiểu học Nguyễn Tuân vừa xây mới với quy mô tiếp nhận 1.080 HS.
Trường tiểu học Phan Đình Giót và trường tiểu học Thanh Xuân Trung năm ngoái có số HS lớp 1 trung bình lên đến 61, cao nhất Hà Nội, năm nay chỉ khoảng 50. Số HS vào lớp 1 năm ngoái ở Trường Thanh Xuân Trung là 615 em, ở Trường Phan Đình Giót là 547 em, năm nay chỉ còn 350 em. Các trường này đã sớm rà soát số HS trên địa bàn để có phương án điều chuyển sang Trường Tiểu học Nguyễn Tuân.
Video đang HOT
Quận Cầu Giấy năm nay có khoảng 5.000 HS trong độ tuổi vào lớp 1. Các trường công lập trên địa bàn tuyển sinh khoảng 4.000 HS, còn lại các HS sẽ được giảm tải qua các trường ngoài công lập. Các trường “điểm nóng” về quá tải sĩ số trong năm học trước như Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Dịch Vọng năm nay số HS dao động khoảng 50 HS/lớp.
Như vậy trong năm học này, áp lực về quá tải trường lớp chỉ tập trung ở một số quận có dân số tăng cơ học mạnh như Hà Đông, Hoàng Mai. Bà Phạm Thị Lệ Hằng – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông, địa bàn có tốc độ đô thị hóa quá nhanh những năm gần đây, cho hay: Thống kê ban đầu cho thấy năm học tới Hà Đông tăng hơn 6.000 HS của các cấp học.
Quận xây thêm được 3 trường mới và 5 đơn nguyên ở các khu đô thị như Xa La, Văn Phú, Vạn Phúc, Phú Lương, La Khê. Tuy nhiên, vì tốc độ dân số luôn tăng ở các khu đô thị mới nên việc giảm áp lực sĩ số lên các trường học vẫn đòi hỏi phải có thêm trường học và cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân mới chuyển đến.
Ảnh minh họa/ Internet
Cần giải pháp lâu dài
Quận Hoàng Mai được biết tới là một trong những nơi “nóng” nhất về tuyển sinh lớp 1 năm học trước. Đặc biệt, Trường Tiểu học Chu Văn An có số HS vào lớp 1 đông nhất Hà Nội với 1.145 HS được chia làm 23 lớp. Năm nay, áp lực tuyển sinh có giảm hơn nhưng vẫn rất “căng thẳng”.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cho biết: Mục tiêu bảo đảm chỗ học cho 100% HS trong độ tuổi luôn khiến các trường căng thẳng, đặc biệt các trường trong Khu đô thị Linh Đàm.
Năm ngoái, với hơn 1.000 em vào lớp 1, Trường Tiểu học Chu Văn An đã phải đưa ra giải pháp HS nghỉ 1 – 2 ngày/tuần luân phiên nhau vì không đủ phòng học. Năm nay, để giãn sĩ số cho Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai đã phân tuyến tuyển sinh, chuyển bớt sang Trường Tiểu học Hoàng Liệt.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, trong năm học 2018 – 2019, TP đã thành lập mới 77 trường học, trong đó có 38 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 15 trường THCS, 7 trường THPT. Cùng với đó cải tạo, sửa chữa 427 trường học (trong đó, mầm non 141 trường, tiểu học 140 trường, THCS 106 trường và 40 trường trực thuộc Sở) với 2.450 phòng học xây mới và 2.552 phòng học cải tạo, sửa chữa.
Theo thống kê, Trường Tiểu học Hoàng Liệt năm nay có hơn 800 HS vào lớp 1, chia làm 17 lớp. Trường Tiểu học Chu Văn An có gần 600 em, chia làm 12 lớp. Như vậy, có khả năng Trường Tiểu học Hoàng Liệt sẽ thế chỗ của Trường Tiểu học Chu Văn An để trở thành trường có nhiều HS vào lớp 1 nhất Hà Nội trong năm học này.
Ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết: Để tránh tình trạng quá tải sĩ số, biện pháp quan trọng là kiểm soát chặt chẽ, hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến của các trường trên địa bàn, đặc biệt với các trường đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Nếu sĩ số HS/lớp vượt so với quy định, phòng GD&ĐT phải có văn bản báo cáo Sở, không để xảy ra hiện tượng quá tải HS ở trường học.
Sở đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT xây dựng phương án tuyển sinh hợp lý cho từng trường trên địa bàn. Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến trên địa bàn, đặc biệt đối với các trường đã tuyển đủ chi tiêu được giao. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học.
Tuy không còn tình trạng HS lên đến 60 em/lớp như những năm học trước nhưng số HS dao động trong khoảng 50 em tại các trường “điểm nóng” vẫn là cao so với quy định. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp lâu dài vẫn là quy hoạch tốt mạng lưới trường lớp, xây đủ số phòng học để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Tiền Giang: Chủ động cung ứng đầy đủ nguồn sách giáo khoa cho năm học mới
Ngay từ đầu hè các cơ sở giáo dục và Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Tiền Giang đã có kế hoạch phục vụ, đảm bảo cung ứng đủ sách giáo khoa phục vụ năm học mới.
Trưởng phòng kinh doanh Công ty Cổ phần sách - Thiết bị trường học Tiền Giang Giáp Hồng Thạnh cho biết: ể chủ động cung ứng đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa cho năm học mới, ngay từ sau Tết, công ty đã khảo sát nhu cầu tại các trường, lên kế hoạch với Nhà xuất bản Giáo dục về lượng sách giáo khoa để kịp thời và chính xác về các đầu sách theo quy định.
Để phục vụ cho năm học mới, Tiền Giang sẽ cũng ứng khoảng 1,9 triệu đầu sách giáo khoa và 1,1 triệu sách bài tập. Theo phương án, sách giáo khoa sẽ được điều chỉnh tăng thấp nhất là bộ sách lớp 1, tăng 6.500 đồng (từ 47.500 đồng lên 54.000 đồng/bộ); tăng cao nhất là bộ sách giáo khoa lớp 12 chương trình chuẩn, tăng 25.800 đồng (từ 154.200 đồng lên 180.000 đồng/bộ). Tính bình quân giá sách tăng từ 1.000 đến 1.800 đồng/cuốn.
Cũng theo Trưởng phòng kinh doanh Công ty Cổ phần sách - Thiết bị trường học Tiền Giang Giáp Hồng Thạnh việc tăng giá sách giáo khoa năm nay cũng đã khiến cho nhiều phụ huynh cũng khá bất ngờ, tuy nhiên họ cũng rất hài lòng bởi đây là xu thế chung, về chất lượng in, mẫu mã và cách thiết kế được đánh giá là công phu, bày bản hơn các năm trước, ít xảy ra sai xót về kỹ thuật in.
Điều mà nhiều phụ huynh có con học lớp 1 tỉnh Tiền Giang quan tâm là sách giáo khoa Tiếng Việt công nghệ giáo dục năm nay sẽ ra sao bởi năm học trước khi gần vào năm học vẫn còn thiếu 2.000 cuốn.
Theo Công ty Cổ phần sách - Thiết bị trường học Tiền Giang thì năm nay thị trường sách giáo khoa lớp 1 của tỉnh sẽ cung ứng hơn 30 ngàn bộ sách lớp 1. Các sách thuộc các môn Toán, Đạo đức, Vẽ... của lớp 1 đã có đầy đủ tuy nhiên sách về Tiếng Việt công nghệ giáo dục khoảng tới gần nhập học sẽ về đến.
Đỗ Phi
Theo GDTĐ
Có những giáo viên không dám dạy môn học mà mình đã được đào tạo! Khi thầy cô không có chuyên môn thì việc dạy cũng chỉ là cách làm đối phó, dạy cho có chứ làm sao hiểu được nội dung, bản chất của môn học mà mình đang giảng. Bước vào đầu năm học mới, việc đầu tiên là các nhà trường phải thực hiện việc phân công giáo viên giảng dạy trong năm. Việc giáo...