Trước thềm năm học mới: Lo quá tải trường, lớp

Theo dõi VGT trên

Quy mô dân số tăng nhanh khiến nhiều trường học quá tải, tỷ lệ học sinh trên lớp cao, nhất là tại các thành phố lớn.

Thực trạng này đang tạo áp lực khiến các thành phố Hà Nội, TPHCM đang ‘đau đầu’ tìm lời giải cho bài toán đảm bảo chỗ học cho học sinh năm học mới 2022-2023.

Trước thềm năm học mới: Lo quá tải trường, lớp - Hình 1

Quá tải trường, lớp đang là vấn đề nan giải tại các thành phố lớn. Ảnh minh họa: Quang Vinh.

Xây trường không theo kịp tốc độ đô thị hóa

Đáng chú ý là các lớp đầu cấp I, II và III tại Hà Nội và TPHCM đều tăng mạnh số học sinh trong năm học 2022-2023, đặc biệt là số học sinh đầu cấp III bởi năm sinh “lợn vàng” (2007). Theo số liệu của Sở GDĐT Hà Nội, TP có 2.835 trường, trên 70.000 lớp học với trên 2,2 triệu học sinh các cấp mầm non, phổ thông. Trong năm 2022, Hà Nội đã xây dựng thêm 51 phòng học mới, với kinh phí trên 2.800 tỉ đồng; cải tạo, sửa chữa 605 trường học, với kinh phí trên 5.000 tỉ đồng. Tuy vậy, tới năm học 2022 – 2023, tình trạng quá tải trường lớp cục bộ vẫn diễn ra ở nhiều địa bàn tại Hà Nội, rõ nhất ở một số quận huyện đang có tốc độ đô thị hóa mạnh, tập trung nhiều chung cư cao tầng.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT), lớp học đông sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh. Ông Vinh cũng kiến nghị, để giải quyết vấn đề này các địa phương phải khai thác đất đã quy hoạch, có kế hoạch dài hạn, dành quỹ đất cho trường học những năm tiếp theo, đẩy mạnh xã hội hóa trường học.

Quy định của Điều lệ trường học do Bộ GDĐT ban hành, mỗi lớp học ở cấp THCS, THPT có không quá 45 học sinh; mỗi lớp học ở cấp tiểu học có không quá 35 học sinh.

Tuy vậy, với tuyển sinh đầu cấp I, cấp II, trước thực trạng thiếu trường, lớp trầm trọng, đã có tình trạng phụ huynh xô đổ cổng trường, hay xếp hàng xin học cho con từ đêm, chưa kể dư luận về chuyện “chạy” trường… Còn với học sinh đầu cấp III, hầu hết các trường công lập đều có sĩ số từ 46-52 học sinh/lớp. Riêng năm nay, hệ thống trường THPT ngoài công lập cũng “đắt hàng” học sinh đầu cấp, như trường THPT Hoàng Cầu, quận Đống Đa có 513 học sinh lớp 10 với 11 lớp học. Có con trai vừa vào đầu cấp III trường THPT Đống Đa, quận Đống Đa, Hà Nội, anh Hoàng Văn Tuấn lo lắng khi các lớp con trai đang học có sĩ số từ 52 học sinh. “Không biết giáo viên sẽ xoay sở thế nào với số học sinh đông đúc như vậy”, anh Tuấn nói.

Tương tự, chị Hoàng Thanh Hiền cũng băn khoăn với sĩ số lớp của cô con gái là 51 tại trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa. Theo chị Hiền, hiện tượng quá tải trường lớp không hiếm gặp trong những năm gần đây, nhất là tại khu đông dân như quận Đống Đa. Tuy nhiên, một lớp học quá đông sẽ không chất lượng, kéo theo hệ lụy dạy thêm, học thêm không có hồi kết.

Băn khoăn chất lượng đào tạo khi lớp học quá tải, ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GDĐT quận Tây Hồ bày tỏ: Lớp học đông, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới gặp nhiều khó khăn vì đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, trong đó chú trọng các hoạt động lớp học để học sinh tiếp nhận kiến thức, hình thành, phát triển kỹ năng. Trong hoạt động dạy học, lớp học đông là một bất lợi, làm giảm chất lượng giáo dục.

Cũng tại Hà Nội, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) trở thành “siêu phường” trong nhiều năm nay với dân số hiện tại trên 80.000, hằng năm có khoảng 1.500-1.800 trẻ được sinh ra. Hiện phường này chỉ có 1 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 2 trường THCS nên các trường luôn quá tải. Mới đây, trường tiểu học Hoàng Liệt đã gây bức xúc dư luận vì tính toán để công nhận trường chuẩn quốc gia đã tìm cách đẩy 600 học sinh đi nơi khác vì quá tải.

Bà Phạm Đàm Thục Hạnh – Trưởng Phòng GDĐT quận Hoàng Mai cho biết, chỉ riêng năm học 2022-2023, quận có thêm 5.430 học sinh tương đương 100 phòng học. Do dân số tăng quá nhanh nên việc xây trường mới không đủ để đáp ứng. Hiện nhiều trường trong quận đang phải tổ chức cho học sinh học luân phiên cả vào ngày nghỉ cuối tuần. Một số trường phải tạm sử dụng các phòng chức năng làm phòng học. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng dạy và học mà còn gây bất tiện cho việc phụ huynh đưa đón con.

Tại quận Hà Đông, trung bình mỗi năm số học sinh tăng 6.000-7.000 em. Sự gia tăng nhanh chóng này đã kéo theo sĩ số học sinh một lớp học trên địa bàn khá cao, trung bình 60 học sinh/lớp, nhóm trẻ. Với tốc độ di dân cơ học như hiện nay, dự báo 5 năm tới, quận sẽ thiếu trường học trầm trọng.

Còn tại TPHCM, theo số liệu của Sở GDĐT, năm học 2022-2023 TPHCM dự kiến tăng hơn 21.000 học sinh. Trong số này, bậc mầm non tăng 6.587 học sinh, bậc THCS tăng 13.661 học sinh, THPT tăng 12.761 học sinh, bậc tiểu học giảm khoảng 11.000 học sinh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 575 phòng học mới dự kiến được đưa vào sử dụng.

Thiếu trường, lớp nghiêm trọng năm học này, có thể nhắc tới quận Bình Tân, vì đây là một trong những quận gặp áp lực rất lớn về nhập cư. Theo ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng Phòng GDĐT quận Bình Tân, năm học mới, quận tăng thêm hơn 9.000 học sinh nên hiện chỉ có 40% học sinh tiểu học, 20% học sinh THCS trong quận được học 2 buổi/ngày. Cá biệt, tại phường Bình Hưng Hòa A với dân số khoảng 120.000 người nhưng chỉ có một trường THCS, 3 trường tiểu học, không có trường ngoài công lập. Nơi này rất đông công nhân ở các chung cư. Các chung cư dưới 2.000 căn được bố trí trường, lớp mầm non kèm theo nhưng những khu trên 2.000 căn chỉ có một trường tiểu học. “Phần lớn các em học sinh từ bậc tiểu học trở lên sống tại chung cư nhưng vẫn phải học ở các trường công lập trên địa bàn phường, chứ rất hiếm trường được xây ngay tại chính nơi các em ở”, ông Tuyên thông tin.

Video đang HOT

Cũng tại TP Đà Nẵng, nhiều khu vực hiện có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư tăng chóng mặt kèm theo đó là quá tải về hạ tầng xã hội, trường lớp cho học sinh. Như khu đô thị mới phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ hay quận Liên Chiểu, hạ tầng giáo dục không theo kịp đà tăng trưởng nóng về cư dân.

Ưu tiên quỹ đất xây trường

Trước thực tế trên, ông Trần Thế Cương – Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, cho biết: Hiện một số phường ở Hà Nội hết quỹ đất xây trường công lập. Một số phường khác có trường nhưng dân số trên địa bàn gia tăng quá đông nên vẫn không đủ chỗ học.

Ông Cương đề xuất giải pháp cho phép nâng cao tầng các khối xây dựng và được phép xây dựng. Bên cạnh đó tận dụng các tầng hầm đảm bảo an toàn cho học sinh để tăng diện tích cho các trường học đang bị quá tải. Các trường có thể bố trí học sinh học ở các tầng thấp, các phòng chức năng, phòng dành cho cán bộ, giáo viên ở tầng cao.

“Cần ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường công lập trong khu vực nội thành khi di dời trụ sở các bộ, ngành, trường đại học – cao đẳng, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy ra khỏi khu vực nội ô. Với các khu đô thị mới, có cơ chế ràng buộc để các nhà đầu tư dành quỹ đất và xây dựng hạ tầng cho các trường công lập nếu trong khu vực chưa có trường công lập”, ông Cương kiến nghị thêm.

Còn ông Hồ Tấn Minh – Chánh văn phòng Sở GDĐT TPHCM thì nhấn mạnh, cần tính đến giải pháp căn cơ. Theo đó, ở các địa phương có số học sinh tăng cao, các quận huyện thường điều tiết số học sinh ở phường xã quá tải sang các phường xã lân cận để giảm bớt áp lực. Trong trường hợp này, các phòng GDĐT sẽ tính toán để phân tuyến, bảo đảm cho học sinh được đi học trong cự ly gần nhất có thể.

Ngoài ra, một số địa phương do áp lực dân số tăng cơ học quá cao nên đành chấp nhận tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày khá thấp, sĩ số học sinh/lớp không thể đạt chuẩn 35 em/lớp ở bậc tiểu học.

Tuy nhiên, ông Minh cho rằng: Những giải pháp trên chỉ mang tính chất tạm thời, lâu dài phải tính đến giải pháp căn cơ mà một mình ngành GDĐT không thể làm được. Tôi cho rằng việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp cũng như việc quản lý địa bàn dân cư cần thực hiện một cách chặt chẽ và khoa học hơn. Việc tăng học sinh hiện chỉ tập trung ở một số quận huyện, tập trung ở một số khu vực có khu chế xuất, khu công nghiệp. Đừng để các điểm nóng tăng dân số ngày càng trầm trọng hơn mà cần rải bớt sang các khu vực khác.

Trước vấn đề trường học quá tải tại TP Đà Nẵng, ông Lương Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đề nghị, UBND TP bổ sung quỹ đất cho giáo dục, cương quyết giữ quỹ đất cho giáo dục trong quy hoạch quỹ đất của thành phố, tập trung giải quyết để bảo đảm thời gian học cho học sinh. Đồng tới ưu tiên mở rộng trường lớp, xã hội hóa để giải quyết dứt điểm câu chuyện quá tải trường, lớp.

Phụ huynh phải bốc thăm giành suất cho con vào trường công

Trong hai ngày 27-28/8, khoảng 700 phụ huynh phải bốc thăm để giành suất cho con vào trường Mầm non Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội vì số đăng ký gấp đôi chỉ tiêu. Sáng 27/8, trường phát tổng 176 phiếu tương ứng với 176 phụ huynh tham gia bốc thăm số thứ tự. 80 phiếu trong số đó ghi “Chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường”. Số còn lại ghi “Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường”, phụ huynh phải tìm trường ngoài công lập cho con. Các phụ huynh bốc thăm sáng 27/8 đều có con 3 tuổ.i, đăng ký học tại trường Mầm non Hoàng Liệt cơ sở Tứ Kỳ.

Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) là khu vực có tốc độ tăng dân số nhanh. Đến tháng 7/2022, phường này có hơn 8.150 trẻ trong độ tuổ.i mầm non, trong đó 6.611 trẻ 2-5 tuổ.i. Trường Mầm non Hoàng Liệt là trường công lập duy nhất với bốn cơ sở, ngoài ra có 5 trường mầm non ngoài công lập và 79 nhóm lớp độc lập.

Mỗi năm, số lượng trẻ mầm non tăng khoảng 2.000, tuy nhiên, với cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tại, trường Mầm non Hoàng liệt chỉ có thể đáp ứng nhu cầu học tập cho gần 20% trẻ, còn lại 82% trẻ trong địa bàn phường phải theo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Giảm đầu tư, muốn chất lượng đào tạo cao, học phí đòi thấp là điều không thể

Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: 'Các trường phải công bố học phí của cả khóa học rõ ràng từ đầu và cam kết không tăng theo từng năm'.

Từ trước đến nay, nguồn thu chính của các trường đại học có được là từ hỗ trợ của ngân sách nhà nước và thu học phí. Khi thực hiện theo cơ chế tự chủ và bị cắt chi thường xuyên, các trường chỉ còn cách tăng học phí lên cao.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nói rằng, thực hiện tự chủ đại học mà nhà nước cắt giảm đầu tư, các trường không tăng học phí thì không thể đảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục.

Giảm đầu tư, muốn chất lượng đào tạo cao, học phí đòi thấp là điều không thể - Hình 1

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ảnh: Tùng Dương

Chúng ta vừa muốn mức học phí thấp, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học không tăng, vừa muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao là điều không thể.

Tuy nhiên, tăng học phí như thế nào và các chính sách kèm theo ra sao để đảm bảo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho người dân là điều cần phải tính toán, xem xét.

Cần có cơ chế quản trị đại học về tài chính thật hiệu quả

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, vấn đề nguồn thu trong bối cảnh tự chủ đại học là một bài toán khó, cần phải gắn liền với cơ chế quản trị đại học về tài chính. Các cơ sở giáo dục phải quản trị hiệu quả, tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.

Nếu không làm tốt vấn đề quản trị về tài chính, trường đại học không có đủ kinh phí để thuê giảng viên giỏi, không thể đầu tư cho cơ sở vật chất, cuối cùng chất lượng giáo dục không đảm bảo và nhà trường cũng không thể phát triển nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm mới.

Chính vì vậy, cơ sở giáo dục đại học cần cải thiện năng suất và hiệu quả quản lý, khi đó chi phí sẽ giảm.

Trước mắt cần rà soát lại chuẩn đầu ra và cấu trúc lại chương trình để giảm chi phí cho nhà trường và thực chất là giảm học phí cho người học.

Chương trình đào tạo quyết định chi phí lao động của giảng viên và cán bộ quản lý, chi phí không gian, chi phí cơ hội, chi phí năng lượng, vật tư... Nếu chương trình không được thiết kế tinh giản, lược bớt những môn học không giúp cải thiện cơ hội việc làm cho sinh viên mà vẫn hạch toán tính vào chi phí đào tạo là không công bằng.

Bên cạnh đó, xem xét lại những đề tài nghiên cứu khoa học, có những đề tài không có tính ứng dụng, không có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, không tạo nên nguồn thu thì có nên tiếp tục hay không? Trừ những đề tài thuộc nghiên cứu khoa học cơ bản thì nhà nước phải có chiến lược và có hỗ trợ.

Hiện nay, các trường đang phải lo câu chuyện tự chủ tài chính thì phải tập trung vào những đề tài có ứng dụng thực tiễn, có khả năng chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức để có nguồn thu bổ sung. Một số trường đại học đã làm rất tốt việc này.

Một vấn đề quan trọng nữa là phải thống nhất đầu mối quản lý tài chính và thống nhất quy chế nội bộ để đảm bảo điều hòa nguồn thu - chi một cách hợp lý. Trường đại học là một tổ chức thống nhất, không phải mỗi khoa, mỗi trường thành viên là đơn vị riêng lẻ, chính vì vậy, mọi hoạt động thu - chi đều phải thống nhất qua một đầu mối.

Trong một cơ sở giáo dục đại học không thể "mạnh ai nấy làm", có khoa/đơn vị có thế mạnh trong việc tăng nguồn thu, nhưng có khoa/đơn vị không dễ làm việc đó. Vậy cần phải có đầu mối để điều hòa hoạt động thu chi.

Cần công khai học phí rõ ràng với người học

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, dù tự chủ, nhà nước vẫn cần đầu tư và tiếp tục chi ngân sách cho giáo dục đại học.

Nhà nước phải tính toán câu chuyện đầu tư thật hợp lý theo nhiều cơ chế khác nhau, đặc biệt là thực hiện theo nguyên tắc trường nào làm tốt được đầu tư nhiều hơn, xây dựng những chỉ số về kết quả đào tạo, kết quả nghiên cứu, kết quả chuyển giao công nghệ,...

"Vậy vấn đề đặt ra là một số trường ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn thì phải làm sao? Đối với những trường này, nhà nước vẫn phải tiếp tục hỗ trợ để nâng cao mặt bằng chất lượng giáo dục.

Vai trò điều tiết của nhà nước rất quan trọng, những đại học ở vùng khó khăn cần có sự hỗ trợ, có chính sách học bổng, tín dụng, chính sách hợp tác giữa những trường này với các trường thế mạnh để chia sẻ các nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm, giúp các trường phát triển", Tiến sĩ Vinh nhận định.

Thực tế, để giải quyết bài toán tài chính cho trường đại học tự chủ, cần thực hiện kết hợp nhiều chính sách như chính sách đầu tư, điều phối nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản trị, chính sách tín dụng sinh viên,...

Bàn về vấn đề học phí, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho biết, hiện nay, có một số trường đại học chưa công khai học phí rõ ràng với người học, ví dụ như trường chỉ đưa ra mức học phí thấp ở kỳ đầu tiên nhưng lại tăng cao ở những kỳ tiếp theo, có trường chỉ công bố học phí theo tín chỉ nhưng không nêu tổng số tín chỉ trong khóa học mà sinh viên phải hoàn thành.

Hay việc lấy lý do chương trình mới, chương trình liên kết trong khi chất lượng chưa rõ ràng để nâng học phí là không nên.

Cần phải có quy định rõ ràng, từ đầu khóa, các trường phải công bố học phí của các năm trong tổng thể khóa học và cam kết không tăng. Đừng để sinh viên vào học rồi lại tăng học phí cao những kỳ sau thì chẳng khác nào đưa người học vào tình huống "không còn lựa chọn khác". Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải giám sát, quản lý được vấn đề này.

Với những ngành mới, chương trình liên kết, việc tăng học phí có đi đôi với tăng chất lượng không? Cần phải có đán.h giá chất lượng chương trình rõ ràng, nhà nước phải đứng ra bảo vệ quyền lợi người học.

Hiện nay, Nghị định 81/2021/NĐ-CP là cơ sở để nhiều trường đại học tăng học phí. Theo đó, đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, hiện nay vấn đề kiểm định chương trình còn nhiều bất cập. Đâu đó vẫn có tình trạng người kiểm định không phải chuyên gia trong ngành (ví dụ chuyên gia lĩnh vực vật lý đi kiểm định chương trình đào tạo báo chí) dẫn tới kiểm định chưa phản ánh được cơ bản chất lượng chương trình.

Ngoài ra, một số thành viên trong đội ngũ kiểm định cũng chưa có tiêu chuẩn nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Do đó, người học mua dịch vụ giáo dục bằng niềm tin chứ chưa thể biết được rõ chất lượng thế nào, trong khi đa số chương trình kiểm định đều đạt (theo báo cáo của Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 410/529 chương trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, tính đến ngày 30/4/2022 - PV).

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giám sát và đán.h giá các trung tâm kiểm định hiện nay để xem việc kiểm định thế nào, chuẩn chương trình ra sao.

"Điều 5 Nghị định 81 nêu rõ: "Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo", vậy việc đo lường chất lượng hiện nay đã chuẩn chưa?

Vấn đề này cần phải xem lại thật kỹ để đảm bảo lợi ích của người học, người học đóng học phí cao nhưng cơ hội việc làm sau tốt nghiệp vẫn xa vời thì chương trình có đảm bảo chất lượng không? Vậy chương trình được kiểm định cũng cần xem xét kỹ tiêu chí tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.

Thông tin đến người học cần phải minh bạch, đảm bảo đán.h giá đúng điều kiện đảm bảo chất lượng", Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
"Rảnh" ngồi tính toán, cô gái trẻ ở Hà Nội làm dân mạng "choáng" vì chưa có chồng con vẫn tiêu hết 50 triệu/tháng
07:54:36 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trong 22 ngày tới, top 3 con giáp vận khí tốt, tài lộc đến, được quý nhân phù trợ, mọi ước mong bấy lâu đều thành hiện thực

Trắc nghiệm

09:53:04 02/10/2024
Theo tử vi dự báo, tuổ.i Dần, tuổ.i Dậu và tuổ.i Tuất hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng trong 22 ngày tới.

Chăm sóc làn da trong 4 đêm với chu trình 'skin cycling'

Làm đẹp

09:50:50 02/10/2024
Trong những đêm này, bạn chỉ cần làm sạch da và thoa kem dưỡng ẩm yêu thích. Sử dụng sản phẩm chứa axit hyaluronic và ceramides sẽ giúp phục hồi hàng rào tự nhiên của da, đặc biệt là cho những ai có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng.

Chơi mãi không phá đảo, game thủ cay cú, "hô biến" nhân vật cổ đại thêm sún.g cho khỏe

Mọt game

09:50:12 02/10/2024
Baldur s Gate 3 chắc chắn là tựa game hay nhất năm 2023 và ngôi vị số một tại The Game Awards 2023 vừa qua cũng là minh chứng rõ rệt nhất.

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: 'Em sợ lắm rồi!'

Tin nổi bật

09:38:09 02/10/2024
Theo ông Bạch Ngọc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, ngày 30/9, đơn vị tiếp nhận 13 bệnh nhân từ Trung tâm y tế huyện Thanh Oai chuyển đến.

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

Sức khỏe

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.

Negav chính thức lên tiếng: Thừa nhận lỗi lầm quá khứ, tiết lộ tình trạng hiện tại

Sao việt

09:19:46 02/10/2024
Rạng sáng ngày 2/10, Negav đã đăng tải 1 tâm thư dài trên fanpage cá nhân để làm rõ những ồn ào trong thời gian qua.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 45: Chải gây ấn tượng với cô chủ shop thời trang

Phim việt

09:16:39 02/10/2024
Những suy nghĩ, quan điểm về tình yêu của Chải lại vô tình gây ấn tượng với cô chủ shop thời trang. Cô gái sau đó hẹn Chải, mai sẽ gọi trực tiếp anh để đi ship hàng.

Nhan sắc em gái Trấn Thành dạo này lạ lắm!

Hậu trường phim

09:08:23 02/10/2024
Chiều ngày 1/10, nữ diễn viên Uyển Ân - người được biết đến với tư cách em gái Trấn Thành - đã xuất hiện tại sự kiện showcase ra mắt dự án phim mới - Cô Dâu Hào Môn.

Sao Hàn 2/10: Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải sắc đẹp, Hyun Bin không đeo nhẫn cưới

Sao châu á

09:01:35 02/10/2024
Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Hàn Quốc, lý do Hyun Bin không đeo nhẫn cưới được tiết lộ.

Quyền Linh hỗ trợ trai tân 42 tuổ.i chinh phục cô gái 'lỡ lần đò'

Tv show

08:49:43 02/10/2024
Sau khi bày tỏ quan điểm về hôn nhân, tình yêu, cả hai tặng nhau lời ca, tiếng hát, cùng nắm tay nghe nhịp đậ.p con tim.

Vấn đề pháp lý từ 2 chiếc túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan

Pháp luật

08:37:42 02/10/2024
Theo luật sư, việc có trả lại 2 chiếc túi cho gia đình bị cáo hay không phụ thuộc nhận định về việc tài sản có phải vật chứng và có ảnh hưởng tới quá trình xử lý vụ án, thi hành án hay không.