Trước thềm năm học mới: Chế độ chính sách nhà giáo và những điều bỏ ngỏ
Chế độ và chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là những giáo viên (GV) miền xuôi lên vùng núi công tác ở Thanh Hóa đang còn nhiều bất cập. Nhiều GV lên miền núi nhận công tác, sau đó không có cơ hội để trở về dưới miền xuôi, với gia đình của họ.
Cô giáo nắn nót từng nét chữ cho học trò. Ảnh: Hồng Đức
Quy định xa rời thực tế
Là người ở phường Quảng Châu, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), cách đây hơn 13 năm, cô giáo Đoàn Thị Hạnh, Trường THCS Pù Nhi (Mường Lát) xung phong lên công tác tại vùng biên giới này. Khi lên Mường Lát nhận công tác, cô Hạnh đinh ninh rằng, hết thời gian đi “nghĩa vụ” (3 năm với nữ và 5 năm đối với nam) sẽ được trở về quê nhà để tiếp tục cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp giáo dục.
Thế nhưng, từ năm 2009 đến nay, cô Hạnh đã nhiều lần xin chuyển công tác về đồng bằng, nhưng đều nhận được câu trả lời “không có chỉ tiêu”. Đã có lúc, cô giáo Hạnh nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, nhưng rồi lòng yêu nghề, tình thương và trách nhiệm với lũ học trò đã khiến cô quyết định ở lại.
Cô giáo Đoàn Thị Hạnh chỉ là một trong hàng trăm, hàng nghìn GV ở Thanh Hóa rơi vào hoàn cảnh “đi dễ khó về”, khi họ tình nguyện lên vùng khó khăn theo chế độ, chính sách của Nghị định 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Mặc dù theo quy định trong Nghị định 61/2006/NĐ-CP là vậy, nhưng ở Thanh Hóa, hàng trăm, hàng nghìn GV từ dưới xuôi lên vùng núi công tác, khi hết thời gian “nghĩa vụ”, muốn trở về xuôi là một điều vô cùng khó khăn.
Một điều không thể phủ nhận Nghị định 61/2006/NĐ-CP ra đời, là chủ trương lớn được triển khai rộng khắp cả nước. Bởi lẽ, Nghị định 61/2006/NĐ-CP đã tạo ra chính sách và chế độ ưu việt dành cho các nhà giáo từ miền xuôi lên công tác ở vùng khó khăn. Điều 9 Nghị định 61/2006/NĐ-CP, quy định: Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.
Video đang HOT
Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.
Thầy giáo từ miền xuôi lên công tác đi vận động học trò tới trường. Ảnh: T.G
Giáo viên tự “bơi” trong các quy định
Một năm sau khi Nghị định 61/2006/NĐ-CP ra đời, ngày 2/3/2007, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND, về việc quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức. Quyết định này đã trao quyền chủ động cho các huyện trong công tác quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức tại địa phương. Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương miền xuôi tuyển dụng GV một cách “vô tội vạ”. Chỉ tính riêng giai đoạn 2008 – 2011, 15 huyện, thị xã đã tuyển dụng tới 1.494 biên chế giáo dục.
Để xử lý tình trạng trên, ngày 8/11/2011, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định 3678/2011/QĐ-UBND, quy định về điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận và tuyển dụng cán bộ, GV, nhân viên hành chính trong các trường mầm non, tiểu học và THCS công lập. Quyết định 3678 ra đời với mục đích thắt chặt hơn việc điều động, tuyển dụng GV trên địa bàn tỉnh, nhằm giải quyết tình trạng GV dôi dư. Do đó, hi vọng xin chuyển về xuôi của những GV “cắm bản” lâu năm lại trở thành… vô vọng.
Bởi, theo quyết định này, chủ tịch UBND huyện chủ động tiếp nhận cán bộ, GV đối với những bộ môn còn thiếu nhưng phải trong chỉ tiêu biên chế được giao; Không tiếp nhận GV thuộc bộ môn mà huyện đã đủ hoặc còn dôi dư. Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm tiếp nhận cán bộ, GV theo quyết định điều động của chủ tịch UBND tỉnh để bố trí cho các trường trong huyện, bảo đảm phù hợp với cơ cấu bộ môn và hoàn cảnh cụ thể từ nơi cư trú đến nơi làm việc của GV…
Ông Mai Xuân Giang – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát, cho biết: “Khi GV có nguyện vọng về xuôi, họ phải tự liên hệ với đơn vị tiếp nhận trước. Khi đơn vị ở dưới xuôi chấp thuận thì chủ tịch UBND huyện sẽ ký quyết định chuyển công tác cho GV đó. Thế nhưng, cái khó cho những GV xin chuyển về xuôi, là phải tự mình đi liên hệ, đặt vấn đề theo nguyện vọng của mình đối với cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện, chứ không phải là đến Phòng GD&ĐT của huyện đó”.
Đến năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Văn bản số 9656/UBND-VX ngày 26/8/2016, về việc sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ quản lý, GV, nhân viên hành chính các trường mầm non, tiểu học và THCS công lập, nhằm triển khai hiệu quả hơn Quyết định 3678/2011/QĐ-UBND. Đồng thời, văn bản này cũng đã mở ra một “lối về xuôi” cho nhiều GV cắm bản. Và, thực tế tại các huyện Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn… cho thấy, việc trở về của GV đã trở nên thuận lợi hơn.
Thế nhưng, do phân cấp nên ngành GD-ĐT không có quyền quản lý trực tiếp nhân lực, bao gồm quyền lập kế hoạch nhân lực cho toàn ngành, cho từng cấp học, ngành học, trường học sao cho phù hợp với cơ cấu chủng loại bộ môn (tức là không được quyền quản lý nhân sự, mà chỉ quản lý chuyên môn). Vì vậy, ngành Giáo dục cũng không thể giải quyết chế độ cho những giáo viên miền xuôi công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn có nguyện vọng trở về.
Có thể nói, chế độ và chính sách dành cho nhà giáo, đặc biệt là những GV ở miền xuôi xung phong lên miền núi, vùng khó khăn để cống hiến sức lực, trí tuệ của mình vẫn đang còn bị bỏ ngỏ. Thiết nghĩ, đã đến lúc tỉnh Thanh Hóa cần xem xét lại các quy định về phân cấp, phần quyền tiếp nhận, quản lý, sử dụng con người đối với ngành Giáo dục hiện nay.
Hồng Đức
Theo GDTĐ
Nghệ An triển khai trao học bổng khuyến học trực tuyến lần thứ 2
Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An vừa phát động phong trào thi đua "Tháng khuyến học Nghệ An" lần thứ XVI - 2019 và tiếp tục đẩy mạnh các mô hình học tập mới.
Vừa qua, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 trước thềm năm học mới. Tham dự hội nghị có PGS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; Trần Xuân Bí - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An và đại diện các sở, ban, ngành liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các phong trào thi đua "Học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng" tiếp tục đẩy mạnh trên khắp cả tỉnh. Thông qua phong trào, các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập" ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng.
Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Hệ thống Giáo dục HOCMAI triển khai 300 suất học bổng trực tuyến.
Đặc biệt, một trong những hoạt động nổi bật của Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An 6 tháng đầu năm 2019 đó là công tác vận động quỹ khuyến học được các cấp hội chủ động và dành nhiều công sức, triển khai sáng tạo bằng nhiều hình thức để gây Quỹ Khuyến học làm học bổng trao tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.
Theo đó, tổng số quỹ vận động được là 46 tỷ 771 triệu đồng. Trong đó, số kinh phí đã chi thưởng và học bổng khuyến học là 22 tỷ 741 triệu đồng, tương ứng với trên 83.990 suất phần thưởng và học bổng khuyến học.
Bên cạnh việc phát động phong trào thi đua "Tháng khuyến học Nghệ An" lần thứ XVI - Tiếp sức cho học sinh đến trường năm học 2019 - 2020, hội nghị còn đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm việc triển khai xây dựng, phát triển các mô hình và phương pháp học tập mới tại các địa phương, trong đó Hội Khuyến học đặc biệt quan tâm tới việc phổ cập phương pháp học trực tuyến tới học sinh toàn tỉnh.
Nhân dịp này, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Hệ thống Giáo dục HOCMAI triển khai trao 300 suất học bổng trực tuyến dành cho học sinh phổ thông trị giá 240 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội cũng phối hợp cùng với đơn vị này trao 5 suất học bổng đặc biệt cho học sinh xuất sắc Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Nghệ An Trần Xuân Bí đã đánh giá cao về những nỗ lực cố gắng của tỉnh Nghệ An trong công tác xây dựng truyền thống học tập và phát triển phương pháp học trực tuyến trên toàn tỉnh.
"Hiện nay, hoạt động khuyến học trực tuyến có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nơi đây trở thành một thành phố học tập, góp phần lớn thúc đẩy việc chủ động tự học của mỗi người dân. Đồng thời, học trực tuyến mở ra một hướng đi mới đó và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ khi có hàng chục nghìn người tham gia học tập" - ông Trần Xuân Bí chia sẻ.
Theo ông Trương Minh Hoàng - đại diện Hệ thống giáo dục HOCMAI - với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của hạ tầng internet, học trực tuyến đã phát triển rất mạnh mẽ trong học sinh phổ thông trên cả nước. Trong đó, Nghệ An là một tỉnh nổi bật về tinh thần học tập chủ động với rất nhiều gương học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi. HOCMAI hi vọng rằng, với những suất học bổng này, các em sẽ có thêm hình thức học tập mới, hiệu quả và hiện đại hơn.
Tháng 7 vừa qua, HOCMAI cũng trực tiếp cùng Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An trao tặng học bổng cho các học sinh đạt thành tích cao trong kì thi vào lớp 10, các em cũng là những tấm gương về tính tự giác, chủ động học tập, khai thác các mô hình học tập mới, hiện đại. Trước đó, Trung ương Hội khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An cũng đã phối hợp với Hệ thống Giáo dục HOCMAI trao tặng 330 suất học bổng trực tuyến dành cho học sinh phổ thông tới Hội Khuyến học Thị xã Cửa Lò.
P.V
Theo laodongthudo
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân phối gạo hỗ trợ cho học sinh Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, phân phối và sử dụng gạo hỗ trợ cho học sinh bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, định mức quy định. Ảnh minh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
Netizen
23:42:53 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
Nhạc việt
23:15:11 19/12/2024
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"
Sao việt
23:09:53 19/12/2024
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan
Pháp luật
23:07:20 19/12/2024
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học
Tv show
23:06:38 19/12/2024
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà
Góc tâm tình
23:05:05 19/12/2024
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà
Tin nổi bật
23:02:41 19/12/2024
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm
Trắc nghiệm
23:00:17 19/12/2024
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung
Phim âu mỹ
22:57:32 19/12/2024
'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?
Sao châu á
22:54:47 19/12/2024