Trước năm 2020, đây mới là cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất lịch sử nước Mỹ
Cuộc bầu cử Tổng thống năm 1876 được coi là nguyên nhân gây chia rẽ nước Mỹ, dẫn đến dẫn đến thỏa hiệp bất thường giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 để lại ấn tượng sâu sắc do hàng loạt cáo buộc gian lận bầu cử từ cựu Tổng thống Donald Trump và nhiều mâu thuẫn khác. Nhưng đây không phải lần đầu tiên Mỹ có một cuộc bầu cử gây tranh cãi kéo dài. Trước năm 2020, kỳ bầu cử Tổng thống 1876 được coi là nguyên nhân gây chia rẽ nước Mỹ, dẫn đến dẫn đến thỏa hiệp bất thường giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Cuộc bầu cử Tổng thống năm 1876 được coi là nguyên nhân gây chia rẽ nước Mỹ. (Ảnh: Library of Congress)
Nước Mỹ trong bối cảnh chia rẽ nội bộ
Năm 1876 nằm trong “Kỷ nguyên tái thiết” của Mỹ. Bấy giờ nước này còn chịu ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến từ thập kỷ trước, khoảng 4 triệu nô lệ da đen đã được giải phóng trong cuộc chiến này. Đảng Cộng hòa lãnh đạo quốc hội Mỹ nhanh chóng thâu tóm quyền lực chính trị của Liên minh miền Nam, đồng thời cấp quyền công dân và quyền bầu cử cho người từng là nô lệ.
Nhờ đó, đảng Cộng hòa và Tổng thống Abraham Lincoln nhận được sự ủng hộ của đông đảo cử tri da đen.
Việc người da đen ở Mỹ giành được quyền lực chính trị và địa vị xã hội vào cuối những năm 1860 đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong số những người da trắng ở miền Nam nước Mỹ, đối tượng chủ yếu ủng hộ đảng Dân chủ chống tái thiết. Người miền Nam da trắng cho rằng việc tái thiết đất nước, đặc biệt là giải phóng và cấp quyền cho nô lệ, hủy hoại quyền thống trị hợp pháp của họ. Vì vậy, họ quyết định sử dụng đe dọa và bạo lực để tước quyền của các cử tri Da đen.
Đến đầu những năm 1870, uy tín của đảng Cộng hòa sụt giảm do suy thoái kinh tế và nhiều vụ bê bối chính trị liên quan đến tham ô. Kết hợp với việc số phiếu từ cử tri da đen giảm do tranh chấp chủng tộc, đảng Dân chủ cuối cùng cũng tìm ra cơ hội chiến thắng.
Người da trắng miền Nam cho rằng việc tái thiết đất nước hủy hoại quyền thống trị hợp pháp của họ. (Ảnh: AB Frost)
Video đang HOT
Cả hai đảng đều “chơi xấu”
Dù bối cảnh và nội tình hai đảng vào năm 1876 rối ren như vậy, các ứng cử viên đại diện cho đảng đều rất có triển vọng. Ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là thống đốc Ohio Rutherford B. Hayes, một anh hùng chiến tranh. Ông Hayes hứa hẹn sẽ cải cách nước Mỹ, làm trong sạch bộ máy điều hành đất nước và chỉ phục vụ trong một nhiệm kỳ. Đối thủ của ông, Thống đốc thuộc đảng Dân chủ tại New York Samuel J. Tilden, lại giương cao ngọn cờ chống tham nhũng.
Tuy nhiên, việc hai ứng cử viên ủy thác nhiệm vụ tuyên truyền bầu cử cho đảng đại diện đã biến cuộc bầu cử thành một sự kiện rối loạn. Đảng Cộng hòa tung tin Tilden là kẻ say rượu bệnh hoạn, trong khi đảng Dân chủ nói Hayes từng đánh cắp tiền của anh em trong chiến tranh.
Tới ngày bầu cử, mọi việc ngày càng vượt quá tầm kiểm soát: Cả hai đảng đều gian lận tràn lan. Các đặc vụ của đảng Cộng hòa bỏ thêm nhiều phiếu không hợp lệ cho ông Hayes và vứt bỏ các lá phiếu của đảng Dân chủ, đảng viên đảng Dân chủ thì đe dọa các cử tri da đen nhằm ngăn họ tham gia bỏ phiếu.
Kết quả là ông Tilden dẫn trước 200.000 phiếu bầu. Nhưng kết quả kiểm phiếu ở Florida, Louisiana và Nam Carolina không rõ ràng do cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng và cáo buộc bên kia gian lận. Nhóm đại cử tri của các bang tranh cãi kịch liệt và gửi những bản báo cáo đầy mâu thuẫn cho quốc hội.
Bài báo lên án gian lận bầu cử Mỹ năm 1876. (Ảnh: Library of Congress)
Ủy ban đầu cử ra đời
Trong hội nghị Hiến pháp năm 1787, các đại biểu đã tranh luận hàng tháng trời về định hướng của chính phủ mới và cách tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống.
Cùng thời gian, Thống đốc đảng Dân chủ tại Oregon tuyên bố một trong ba đại cử tri thuộc đảng Cộng hòa của bang không đủ tư cách vì ông này làm việc trong ngành dịch vụ bưu chính. Dựa trên quy định các nhân viên liên bang không thể trở thành thành viên của Cử tri đoàn.
Báo cáo kết quả từ thống đốc Oregon cho thấy Hayes có hai phiếu, Tilden có một phiếu. Nhưng Oregon lại gửi một báo cáo khác chữ ký của Ngoại trưởng, trong đó ông Hayes thắng cả ba phiếu.
Những báo cáo mâu thuẫn này khiến các đảng viên Đảng Dân chủ vô cùng giận dữ. Họ cho rằng đảng Cộng hòa đang đánh cắp các bang miền Nam của Mỹ. Henry Watterson, một nhà báo và là thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện Kentucky, đã kêu gọi “đội quân hòa bình” gồm 100.000 người tuần hành tới Washington để phản đối hành động của đảng Cộng hòa. Sự kiện này làm dấy lên lo ngại về khả năng nổ ra cuộc nội chiến thứ hai.
Trước tình hình bầu cử hỗn loạn và nguy cơ nội chiến bao trùm lên nước Mỹ, quốc hội nước này phải vật lộn để tìm ra giải pháp cho cả hai đảng.
Đến cuối tháng 1/1877, quốc hội Mỹ quyết định thành lập ủy ban bầu cử. Thành viên ủy ban là các nhà lập pháp Hạ viện và Thượng viện, bốn thẩm phán của Tòa án tối cao và một vị trí bổ sung do các thành viên Tòa án tối cao tham gia lựa chọn. Cựu Tổng thống Mỹ Ulysses S. Grant ký đạo luật Ủy ban bầu cử vào ngày 29/1/1877.
Trước tình hình bầu cử hỗn loạn, quốc hội Mỹ phải vật lộn để tìm ra giải pháp cho cả hai đảng. (Ảnh: Bettmann Archive)
Thỏa hiệp bất thường giữa Dân chủ – Cộng hòa
Ủy ban bầu cử mới nhanh chóng tiến hành phiên tòa xem xét cáo buộc của hai đảng vào tháng 2/1877, kết quả nghiêng về phía ứng cử viên Hayes của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, đảng Dân chủ từ chối chấp nhận kết quả này và đổ xô vào Hạ viện vì lo ngại tình trạng bất ổn gia tăng trên toàn quốc.
Trong một loạt các cuộc họp bí mật giữa hai đảng, các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ ở miền Nam nước Mỹ hứa hẹn sẽ nhượng bộ trong cuộc bầu cử để đổi lấy việc đảng Cộng hòa chấm dứt công cuộc tái thiết đất nước. Dù các điều khoản của thỏa thuận không chính thức này chưa được công bố, nhưng thỏa thuận được cho là bao gồm việc rút toàn bộ lực lượng của liên bang khỏi liên minh miền Nam cũ, tăng quỹ liên bang cho các bang miền Nam, xây dựng một tuyến đường sắt xuyên lục địa qua miền Nam và bổ nhiệm một quan chức đảng Dân chủ ở miền Nam vào nội các của Tổng thống Hayes.
Nhờ thỏa thuận giữa hai đảng, việc kiểm phiếu đại cử tri cuối cùng cũng hoàn thành vào rạng sáng ngày 2/3/1877, chỉ ba ngày trước lễ nhậm chức Tổng thống. Tân Tổng thống Hayes tuyên thệ trong một buổi lễ bí mật vào ngày hôm sau vì sợ bị ám sát.
Vào thời điểm đó, thỏa hiệp hai đảng năm được ca ngợi là động thái duy trì quan hệ giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa, giúp nước Mỹ không bị chia rẽ. Nhưng nó đã để lại hậu quả tai hại cho người da đen ở miền Nam nước này. Các tiểu bang ở miền Nam đồng loạt thiết lập lại hệ thống phân cấp chủng tộc tàn bạo và tước quyền của công dân da đen.
Đến năm 1877, quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về phiếu đại cử tri nhằm tránh tình trạng hỗn loạn năm 1876-1877 tái hiện. Luật này tồn tại cho đến ngày nay, cung cấp cơ chế giúp quốc hội xác định tính hợp pháp của các phiếu đại cử tri.
Vụ án lính cứu hỏa hiếp dâm gây tranh cãi ở Pháp
Julie, 25 tuổi, tố cáo bị 20 lính cứu hỏa tại thành phố Paris hiếp dâm trong hai năm bắt đầu từ khi cô mới 13 tuổi.
Cáo buộc của Julie đã làm dấy lên tranh cãi kịch liệt tại Pháp về việc đây là hành vi hiếp dâm hay quan hệ tình dục đồng thuận. Ngày 7/2, hàng trăm phụ nữ tại Paris đã xuống đường ủng hộ Julie.
Theo cáo buộc, Julie được Pierre, lính cứu hỏa tại Paris, trợ giúp sau một lần lên cơn co giật nghiêm trọng do lo âu vào năm 2008, khi cô 13 tuổi. Qua hồ sơ y tế, Pierre có được số điện thoại của Julie và bắt đầu gửi nhiều "tin nhắn tình cảm".
Số điện thoại của cô bé sau đó được Pierre chuyển cho đồng nghiệp, những người cũng yêu cầu Julie làm điều tương tự. Tới tháng 1/2009, Julie tố cáo Pierre đã hiếp dâm tại nhà cô trong lúc mẹ dắt chó đi dạo. 10 tháng sau, Julie được Pierre đưa về căn hộ riêng để "vui vẻ" với hai đồng nghiệp.
Ba nghi phạm trên thừa nhận giao cấu với Julie nhưng cho rằng có sự đồng thuận. Hai trong ba người nói thấy Julie rất vui vẻ và thậm chí còn tán tỉnh họ. Nghi phạm còn lại khai không thấy cô bé có "dấu hiệu kháng cự".
Hiện, ba nghi phạm bị khởi tố về tội Bạo lực tình dục (khung hình phạt 7 năm tù) thay vì tội Hiếp dâm (mức phạt 20 năm tù). Trước đó, bốn lính cứu hỏa khác từng chứng kiến hành vi giao cấu cũng bị khởi tố về tội Không có hành động bảo vệ nhưng cáo trạng đều đã bị bãi bỏ.
Pháp không quy định độ tuổi đồng thuận (tức độ tuổi pháp luật cho phép quan hệ tình dục đồng thuận), vì thế hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên không lập tức bị coi là hiếp dâm. Dù vậy, hành vi giao cấu với người lệ thuộc mình dưới 18 tuổi vẫn bị coi là vi phạm pháp luật. Nhưng để khởi tố tội Hiếp dâm , nạn nhân cần chứng minh bị cưỡng ép. Nếu không, nghi phạm chỉ có thể bị truy tố về tội Bạo lực tình dục .
Theo The Daily Beast , những vụ án như của Julie thường xoay quanh việc đổ lỗi cho nạn nhân. Luật sư bào chữa thường cố gắng chứng minh nạn nhân bằng cách nào đó đã ăn mặc khiêu khích hoặc có hành động thể hiện sự đồng thuận, ví dụ như thoát y trong lúc gọi video.
Trong nhiều năm, Pháp đã tranh cãi về việc đặt ra độ tuổi đồng thuận. Năm 2018, cơ quan lập pháp của Pháp từng xem xét dự luật xác định độ tuổi đồng thuận là 15 tuổi. Theo dự luật, việc giao cấu với người dưới 15 tuổi sẽ lập tức bị coi là hiếp dâm. Nhưng cuối cùng, dự luật không được thông qua vì mối lo ngại sẽ tạo ra "suy đoán có tội".
Vụ án của Julie sẽ có phán quyết vào ngày 10/2 tại tòa phúc thẩm tối cao. Các luật sư cho rằng toàn bộ 20 lính cứu hỏa có liên quan phải bị truy tố về tội Hiếp dâm .
Công tố viên hy vọng nếu thành công, vụ án của Julie sẽ đặt ra án lệ mới, qua đó loại bỏ yêu cầu phải chứng minh yếu tố cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để có thể truy tố thành công bị cáo về tội hiếp dâm người dưới 15 tuổi.
Kế hoạch xây hàng rào quanh tòa nhà quốc hội Mỹ gây tranh cãi Đề xuất xây hàng rào vĩnh viễn quanh tòa nhà quốc hội đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trong cả công chúng lẫn chính trường Mỹ. Lời kêu gọi xây hàng rào nhằm bảo vệ tòa nhà quốc hội được cảnh sát trưởng lực lượng cảnh sát quốc hội Mỹ Yogananda Pittman đưa ra sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày...