Trước mặt hàng xóm chồng chê vợ ‘chỉ được nước ăn’ nhưng lúc sau phải ngượng mặt quay đi vì câu đáp ‘quyền lực’
“Chồng em ngồi trong nghe thấy lên tiếng luôn: ‘Chị chăm con khéo chứ vợ em vụng lắm, chỉ được mỗi cái nước ăn. Nuôi con bảo sao cứ còm nhom, gầy rơi rụng’”, cô vợ than thở.
Với phụ nữ, trong thời gian nuôi con thơ sẽ chẳng có gì quý giá, hạnh phúc hơn là được chồng ở bên đồng hành cùng san sẻ những gánh nặng, vất vả của cảnh chăm con nhỏ. Tiếc rằng không phải người chồng nào cũng đủ tâm lý để hiểu ra điều đó nên vẫn có những anh chồng vô tâm.
Mới đây, một cô vợ lên mạng tâm sự: “Có ai giống em, có chồng như không không? Nhất là lúc nuôi con nhỏ, cảm giác như thể mình là mẹ đơn thân ấy.
Chồng em chán lắm, 29 tuổi rồi nhưng tính vẫn trẻ con lại ích kỷ. Từ ngày lấy nhau, toàn bộ việc nhà cửa, đối nội đối ngoại anh chẳng bao giờ quan tâm ngó ngàng. Đi làm thì thôi, về tới nhà anh lại cắm cúi vào cái điện thoại đợi vợ sắp cơm ăn. Nhiều hôm ức chế em cũng nói nhưng chẳng ăn thua. Vợ chồng to tiếng lắm cũng đến thế, chỉ khiến không khí gia đình thêm căng thẳng. Sau em đành tặc lưỡi chấp nhận ’sống chung với lũ’.
Đươc cái mẹ chồng em tâm lý, thương con dâu. Nhiều khi sang chơi thấy em cứ một mình vừa chăm con vừa làm việc nhà còn con trai nằm vắt vẻo chơi game, bà lại mắng.
Bà nói thì anh đứng lên nhưng lúc bà về, đâu lại đóng đấy. Khổ nhất là con em lười ăn nên còi. Bữa nào cũng đút hơn tiếng đồng hồ mới xong lưng bát bột. Đến khi mình quay lại ăn cơm cũng nguội ngắt, trong khi đấy chồng đã ăn no vào giường nằm ngủ được giấc. Em lại địu con ra sau lưng vừa dỗ con vừa rửa bát dọn dẹp. Ngày nào cũng như cái máy chạy hết công suất.
Trưa qua, nấu cơm xong để chồng ăn trước, em bế con ra cửa đút bột. Chị hàng xóm đi qua nhìn hai mẹ con đánh vật mãi không được thìa, chị ấy bảo: ‘Bạn này lười ăn nên còm nhỉ. Chẳng bù con nhà chị, ăn thun thút chỉ 10 phút hết bay bát cháo’.
Chồng em ngồi trong nghe thấy lên tiếng luôn: ‘Chị chăm con khéo chứ vợ em vụng lắm, chỉ được mỗi cái nước ăn. Nuôi con bảo sao cứ còm nhom, gầy rơi rụng’.
Video đang HOT
Nghe giọng của chồng em ức nghẹn cổ. Thế nào đúng lúc đó mẹ chồng em loẹt quoẹt tiếng dép đi tới. Bà nghe rõ từng lời con trai bên trong chỉnh đốn luôn: ‘Từ mai con đưa cái Bông cho bố nó chăm để mẹ xem nó có tài giỏi, chăm con khéo hơn vợ không’.
Nếu anh chăm mà cháu tôi vẫn không mập hơn được lúc ấy đừng có trách tôi. Kiểu đâu đã lười, đùn hết việc nhà cửa, con cái cho vợ lại còn ngồi đó chê vợ vụng. Người được mỗi cái nết ăn là anh đó’.
Chồng em sợ mẹ, ngồi im lại thêm ngượng chín mặt với hàng xóm nữa. Sau hôm ấy, bà dặn em việc nhà cứ chia đôi ra bắt chồng làm 1 nửa. Không thể để tình trạng 1 người làm tất, 1 người nằm chơi. Nếu anh ấy không nghe thì gọi điện để bà sang đôn đốc.
Đấy, cũng may em còn có mẹ chồng kéo lại chứ chồng em thì đúng là chẳng được điểm nào. Rõ ràng mới đẻ 1 lần mà em cảm giác như thể mình đang nuôi 2 con thơ. Nhiều lúc mệt mỏi hết sức”.
Ảnh minh họa
Nuôi con thơ là quãng thời gian gian nan, căng thẳng đối với bất cứ người phụ nữ nào. Lúc này sự động viên của chồng chính là động lực lớn nhất để họ có đủ sức vượt qua giai đoạn khó khăn vất vả ấy.
Tưởng như hành điều đơn giản này anh chồng nào cũng dễ dàng thực hiện được. Song thực tế ngược lại, ngoài xã hội kia vẫn còn rất nhiều anh chồng vô tâm, mặc nhiên phó thác chuyện chăm con là của riêng vợ còn mình thảnh thơi như thể chẳng liên quan. Các anh nên hiểu rằng con là của chung, một mình vợ không tự tạo ra được đứa trẻ, cũng như khi vun đắp tổ ấm, phải cả hai vợ chồng cùng chung tay góp sức mới tạo lên hạnh phúc gia đình. Ngược lại cứ để mình vợ gồng lưng dốc sức, sẽ có lúc họ mệt mỏi buông tay dù bản thân có yêu chồng đến mấy. Khi ấy các anh sẽ chẳng thể níu kéo họ lại phía mình được nữa.
Hàng xóm ở phố
Chị nhận ra rằng, dù ở quê hay phố thì con người ta vẫn có nhu cầu giao tiếp với nhau, vẫn có thể là hàng xóm thân thiết khi cùng nhau mở lòng và có ý thức tạo dựng mối quan hệ cũng như dành cho nhau một quỹ thời gian giữa bộn bề cuộc sống.
Ngày con trai về thăm, ngỏ ý đón chị lên thành phố sống cùng, chị tâm sự với mấy cô bạn, ai nấy xua tay: "Thôi đừng có đi. Lên trên đó, con cháu chúng nó đi làm, đi học suốt ngày, hàng xóm thì nhà ai biết nhà nấy, buồn lắm".
Chị cũng trằn trọc, suy nghĩ nhiều đêm. Mảnh đất này, chị gắn bó từ khi lọt lòng đến giờ. Thăng trầm của cuộc đời chị diễn ra hết ở đây.
Những ngày còn đứng trên bục giảng, có vài lần chị phải đi tập huấn xa nhà, nhưng chỉ dăm ba hôm đã nhớ quay quắt cái bờ ao có những con tép nhảy lách tách, giàn mướp hương lúc lỉu quả, dãy bờ rào đỏ rực hoa dâm bụt... Chị từng nghĩ chắc chẳng có gì dời chân chị xa được khỏi nơi này.
Ảnh mang tính minh họa. SHUTTERSTOCK
Chị nghỉ hưu cuộc sống không bận bịu nữa, hai đứa con đã trưởng thành ra phố lập nghiệp. Chị sống ở quê thảnh thơi, an nhàn, thi thoảng con cháu về thăm cũng thấy vui.
Nhưng con thì muốn chị lên ở cùng. Chị đau đáu vì câu nói của nó: "Giúp việc thì con đủ sức thuê, nhưng con muốn mẹ ở cùng cháu cho tình cảm và con đỡ thấp thỏm đêm hôm những khi mẹ đau ốm mà con không về được".
Rồi cuối cùng chị cũng đưa ra quyết định khó khăn của đời người: Lên phố sống cùng con. Căn nhà gắn bó bao nhiêu năm đóng cửa, chìa khóa giao cho đứa cháu họ, nhờ nó ngày rằm, ngày lễ sang dọn dẹp, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
Mất một thời gian, chị mới thích nghi được cuộc sống thành phố. Mỗi buổi sáng, khi con cháu ra khỏi nhà, cái cảm giác trống trải, nhàn rỗi xâm chiếm lấy chị. Cái hành lang chung cư dài hun hút, sáng ra rộn ràng là thế mà cứ sau 8 giờ sáng là vắng hoe. Nhà nào nhà nấy khóa cửa. Căn hộ sát nhà chị lại chưa có người dọn đến ở.
Hết đi ra lại đi vào, chờ đến chiều con cháu về, một ngày với chị sao mà dài đến thế. Ti vi thì đủ thứ kênh. Thằng con biết mẹ thích xem phim nên mở sẵn cho chị nhưng rồi xem mãi cũng chán, lại nhức mắt. Buồn nhưng không nói ra với con, chị gọi điện về quê than thở với mấy cô bạn: "Chắc tính về lại quê thôi".
Rồi một ngày, dãy hành lang trở nên ồn ào vì nhà sát vách dọn đến ở. Cặp vợ chồng trẻ cùng đứa con gái nhỏ và bà mẹ tầm tầm tuổi chị. Ngay ngày đầu dọn đến, họ đã qua chào hỏi. Bà mẹ tự giới thiệu tên là Tuyết, hơn chị hai tuổi. Mỗi lần gặp, chị Tuyết lại xởi lởi chuyện trò. Có hôm, chị Tuyết còn bế cháu sang chơi với chị cả buổi sáng.
Chồng chị Tuyết mất lúc chị còn trẻ. Chị lăn lộn buôn bán mua được căn nhà trong khu phố cổ, nhưng giờ chị đã có tuổi, con cái trưởng thành, nhà có hai thằng con trai nên bán căn nhà ấy đi mua cho mỗi đứa một căn chung cư.
Từ ngày chị Tuyết dọn đến, chị có người bầu bạn. Chị Tuyết còn tập hợp được cả một hội nhóm những người cao tuổi trong khu chung cư. Đa phần là các bà mẹ ở quê lên sống cùng với con cháu như chị. Sáng chị em gọi nhau đi tập thể dục, chiều gọi nhau đi đón cháu. Người này bận thì người kia đón giúp.
Có ít đất trống dưới khu chung cư, chị em rủ nhau cuốc xới trồng thành những luống rau xanh. Lần đầu thu hoạch, chỉ được một ít rau, người nọ nhường người kia. Sau rồi trồng được nhiều hơn, nhà nào cũng có rau sạch ăn.
Từ chỗ các mẹ chơi với nhau rồi các cháu, các con cũng kết thân. Vài tháng lại tổ chức liên hoan, sinh nhật các cháu cũng là dịp để các bà, các mẹ, các bố ngồi tụ họp. Nhà nào về quê, hay đi chơi về có quà là mang phát cho cả dãy.
Hôm vừa rồi, chị Tuyết sang chơi còn mang cho chị lọ tiêu sọ đã xay sẵn, hào hứng bảo: "Giống tiêu này thơm lắm, có đứa cháu trong Nam gửi ra, nhà sẵn máy nên tôi bảo con dâu nó xay luôn". Thi thoảng, chị về quê, vườn nhà có gì, chị lại khuân lên phân phát cho hàng xóm. Nhiều khi chỉ là quả bầu, buồng chuối, củ khoai... nhưng rôm rả.
Chị nhận ra rằng, dù ở quê hay phố thì con người ta vẫn có nhu cầu giao tiếp với nhau, vẫn có thể là hàng xóm thân thiết khi cùng nhau mở lòng và có ý thức tạo dựng mối quan hệ cũng như dành cho nhau một quỹ thời gian giữa bộn bề cuộc sống.
Chồng chính mắt nhìn thấy vợ và chàng hàng xóm dìu nhau vào nhà nghỉ nhưng khi lao vào bắt gian, anh lại chỉ biết đỏ hoe mắt xin lỗi Khi anh đi đến địa điểm cách nhà hơn 1km thì bắt gặp ngay một cảnh tượng không thể tin nổi. Chính mắt anh nhìn thấy vợ mình và người hàng xóm trẻ tuổi dìu nhau vào nhà nghỉ ven đường! Trong hôn nhân, nhiều khi vì cái tôi ích kỷ và những nghi ngờ vô căn cứ mà vợ chồng dễ làm...