Trước kỳ thi THPT Quốc gia, học sinh tự tin nhất với môn Giáo dục công dân
Theo khảo sát học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, HN) trong các môn thi THPT Quốc gia 2019, học sinh tự tin nhất với môn Giáo dục công dân (GDCD). Lí do là đề thi môn này hướng về những tình huống thực tế có thể áp dụng từ chính bản thân mình.
Môn GDCD là môn thi học sinh tự tin nhất, lo lắng với môn Toán và Tiếng Anh
Hội nghị chuyên đề liên quan tới việc chuẩn bị cho học sinh trước thềm kỳ thi THPT Quốc gia 2019 được tổ chức chiều ngày 21/3 tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội).
Hội nghị thảo luận về các vấn đề vướng mắc, giải pháp dạy và học hiệu quả trước kỳ thi quan trọng của học sinh lớp 12.
Hội nghị chuyên đề liên quan kỳ thi THPT Quốc gia 2019 thu hút nhiều học sinh cuối cấp tham dự.
Mở đầu, các thầy cô giáo và phụ huynh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Các bạn cho rằng thời gian này là khoảng thời gian nhạy cảm, học sinh phải học nhiều môn và kiến thức rất rộng. Một học sinh cho biết rằng em cảm thấy thấy môn Sử rất dài, môn Tiếng Anh khó.
Học sinh đề xuất các thầy cô tạo ra không khí học tập thoải mái nhất, ít gây áp lực cho học sinh, không vì thành tích năm ngoái mà áp lực.
Giáo viên các bộ môn cũng nêu lên vấn đề khó khăn trong công tác giảng dạy và thúc đẩy phong trào học tập.
Từ thực tiễn lắng nghe nhu cầu dạy và học, cả thầy và trò nhà trường đưa ra những giải pháp, bí quyết để giải quyết vấn đề, trong đó có nhiều giải pháp mới mẻ, sáng tạo.
Theo khảo sát từ hơn 300 học sinh, tâm trạng của học trước kỳ thi: phần lớn học sinh cảm thấy lo lắng khi đứng trước kỳ thi mang tính bước ngoặt này.
73,2% học sinh ôn tập kiến thức theo định hướng của thầy cô; 59,2% học sinh tập trung học chắc kiến thức lớp 12 và rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm (chiếm 49,5%).
Video đang HOT
Trước kỳ thi THPT Quốc gia, học sinh tự tin nhất với môn GDCD, lo ngại Toán và Ngoại ngữ
Khi được hỏi môn thi nào là môn thi học sinh tự tin hay lo lắng nhất, kết quả cho thấy môn Giáo dục công dân được nhiều học sinh lựa chọn là môn thi tự tin nhất.
Khi phỏng vấn sâu học sinh, các em cho biết đây là môn thi thường các câu hỏi là giải quyết tình huống, ứng dụng thực tế nhiều nên cảm thấy ít bị áp lực.
Còn môn học mà học sinh lo lắng nhất là Tiếng Anh (chiếm 58%) và môn Toán (chiếm 54%) lý do bởi vì môn Toán khối lượng kiến thức nhiều, cách ra đề đa dạng, còn môn Tiếng Anh học sinh lo lắng vốn từ vựng ít, e dè với phần bài đọc.
Nhiều giải pháp đa dạng, sáng tạo
Nhằm “Dạy học sao cho học sinh phải học”, cô giáo Cao Thị Ly, tổ Hoá học trường Nguyễn Bỉnh Khiêm trình bày về giải pháp thi vấn đáp môn Hoá học. Trong kỳ thi học kỳ 1 vừa qua, hình thức thi vấn đáp đã được đưa vào thực tiễn.
Bằng cách thức thi mới mẻ này, thầy cô giáo đã tạo ra sự hứng thú và tinh thần tự giác học tập cho học sinh, thúc đẩy việc học lý thuyết của học sinh ban Khoa học tự nhiên.
Đồng thời cách thức này giúp rà soát và sàng lọc được trực tiếp những học sinh thuộc top nguy hiểm từ đó giáo viên bộ môn có sự phản hồi và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp giúp học sinh tập trung học tập. Học sinh không còn tâm lý ỷ lại vào sự may rủi.
Giáo viên, học sinh cùng thảo luận về giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả học tập trước kỳ thi
Nhờ đó, kết quả thi của học sinh ở giữa kỳ 2 được nâng cao, một số lớp kết quả thi giữa kì 1 và cuối kỳ 1 đạt tỉ lệ trên trung bình từ 50-60% đã tăng tỉ lệ trên 65% trong kỳ thi giữa kỳ 2.
Học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tự đưa ra giải pháp cho việc học tập của mình trước kỳ thi. Cụ thể, mỗi học sinh còn có thêm một biểu đồ theo dõi kết quả học tập cùng với cách thức riêng của mỗi em để đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn ôn thi, giúp các em hiểu rõ bản thân đang ở vị trí nào, khả năng ra sao.
Ngoài ra, các giáo viên cũng đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin, dùng các ứng dụng, mạng xã hội mà học sinh yêu thích để tương tác với học sinh.
“Nhiều học sinh ngại hỏi thẳng thầy cô trên lớp, hoặc trên lớp không có đủ thời gian nên các em thường hay tìm tới sự tư vấn của thầy cô thông qua Facebook, Zalo.
Đây là một kênh tốt để thầy cô giao lưu với học sinh, động viên các em nỗ lực học tập”, cô giáo Trương Thị Thu, tổ trưởng tổ Sử cho biết.
Không tạo áp lực mà thay vào đó là động viên, khuyến khích học sinh là phương pháp được nhà trường nhấn mạnh để giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập trước kỳ thi.
Mai Châm
Theo Dân trí
Học sinh chọn bài thi khoa học xã hội ngày càng tăng
Thời điểm này các trường THPT đã cho học sinh thử chọn bài thi khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên để đăng ký dự thi THPT quốc gia, đồng thời có cảnh báo về việc lựa chọn bài thi năm nay.
Học sinh lớp 12 đang có sự dịch chuyển trong việc lựa chọn bài thi tự chọn nhằm đảm bảo an toàn và tăng cơ hội xét tuyển - NGỌC DƯƠNG
Học ban A vẫn chọn bài thi xã hội !
Ông Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho biết năm nay số lượng học sinh (HS) đăng ký chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) tiếp tục tăng và áp đảo so với số chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN). Đáng chú ý, có một số HS dù học ban A (toán - lý - hóa) nhưng lại chọn bài thi KHXH để dự thi.
Các trường THPT có chất lượng đầu vào cao, HS chủ yếu là ban cơ bản A và D như Yên Hòa, Kim Liên, Việt Đức... nhưng số HS chọn bài thi KHXH cũng bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với bài thi KHTN.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), cho biết: "HS lớp 12 năm nay có tỷ lệ chọn 2 môn thi khá bằng nhau, 6 lớp ban KHTN và 7 lớp ban KHXH".
Tương tự, bà Vũ Thị Hậu, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) cho biết có khoảng 55% HS lớp 12 dự kiến sẽ chọn môn KHXH và một số nhỏ chọn cả 2 bài thi.
Tăng gấp 2 lần so với năm trước
Theo nhận định ban đầu của hầu hết ban giám hiệu các trường THPT tại TP.HCM, các HS tiếp tục có sự chuyển hướng chọn bài thi KHXH dẫn đến tỷ lệ chọn bài thi KHTN ngày một giảm.
Ông Đỗ Vũ Ngọc Trung, Hiệu phó Trường THPT Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM), thông tin năm nay trường có 430 HS chọn bài thi KHTN, 260 HS chọn bài thi KHXH. So sánh với năm học trước thì tỷ lệ HS chọn bài thi xã hội tăng khoảng 20%.
"Giờ đây các trường ĐH có nhiều tổ hợp môn xét tuyển, thậm chí thêm cả môn giáo dục công dân, do đó nhiều HS chọn bài thi KHXH để tăng cơ hội xét tuyển vào ĐH"
Nguyễn Vân Yên (Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, TP.HCM)
Tương tự, bà Võ Thị Bình Minh, Hiệu phó Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức), cho biết trường có 11 lớp 12 thì có 4 lớp HS có định hướng chọn bài thi KHXH. Theo bà Bình, số HS chọn bài thi KHXH ngày càng tăng bởi so với năm học trước, trường có 16 lớp thì chỉ có 3 lớp HS chọn bài thi KHXH. Nếu thống kê theo số lượng thì số HS lựa chọn bài thi KHXH năm nay tăng gấp 2 lần.
Ông Phạm Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú), cũng cho rằng xu hướng HS lựa chọn bài thi KHXH ngày một tăng và năm sau cao hơn năm trước. Ông Hùng dẫn chứng, vào đầu năm học 2017 - 2018, nhà trường tổ chức thăm dò nguyện vọng của HS để xây dựng kế hoạch giảng dạy thì HS lựa chọn bài thi KHTN và KHXH có tỷ lệ 3:1. Tuy nhiên, đến thời điểm tổng hợp hồ sơ đăng ký dự thi thì tỷ lệ này lại thay đổi gần như tương đương nhau. Điều đó cho thấy HS đang có sự dịch chuyển trong việc lựa chọn bài thi tự chọn.
Giải pháp an toàn, tăng cơ hội trúng tuyển ĐH
Lý giải cho xu hướng này, bà Bình Minh cho hay: "Nếu đem 2 bài thi ra để "cân đo đong đếm" thì bài thi xã hội có phần đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, các tổ hợp xét tuyển vào ĐH ngày càng rộng hơn, có thêm các môn nằm trong bài thi KHXH".
Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (TP.HCM), cũng cho rằng: "Giờ đây các trường ĐH có nhiều tổ hợp môn xét tuyển, thậm chí thêm cả môn giáo dục công dân, do đó nhiều HS chọn bài thi KHXH để tăng cơ hội xét tuyển vào ĐH".
Ông Yên còn dự đoán sau khi Bộ công bố tỷ lệ kết quả thi THPT chiếm 70% trong quá trình xét tốt nghiệp thay cho 50% như đã áp dụng trong những năm học trước thì sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn bài thi sẽ càng rõ rệt. Theo đó, nếu HS có học lực từ khá trở lên gần như giữ ổn định thì việc thay đổi phần lớn xảy ra đối với HS có học lực trung bình trở xuống. Bởi nếu chọn bài thi KHTN, HS cần đảm bảo kiến thức cơ bản và nếu không cẩn thận dễ bị điểm liệt. Nếu chọn bài thi KHXH, đầu tiên các em có thể thoát liệt vì với những câu hỏi thuộc lĩnh vực xã hội, có thể đoán "mò" kết quả.
Năm 2018, khoảng 48% thí sinh đăng ký bài thi KHXH
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kết thúc đợt đăng ký hồ sơ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ 2018, tổng số thí sinh đăng ký dự thi bài thi KHTN chiếm 37% (năm 2017 là 38%); khoảng 48% thí sinh đăng ký bài thi KHXH, 4% đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp, còn lại 11% đăng ký dự thi các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. So với năm 2017, tỷ lệ đăng ký chọn bài thi KHXH tăng khoảng 5% và tiếp tục nhỉnh hơn số lượng đăng ký xét tuyển tổ hợp môn KHTN.
Theo thanhnien
Lưu ý học sinh ôn tập từ các đề tham khảo thi THPT quốc gia Đề tham khảo môn Giáo dục công dân được đánh giá là hay, câu hỏi chính xác, khoa học; đề Hóa học phân hóa và có những câu hỏi yêu cầu kiến thức tổng hợp... Nghiên cứu đề tham khảo môn Giáo dục công dân, cô Trần Thị Xuân Hà - Giáo viên Trường THPT Mỹ Văn (Phú Thọ) nhận định đây là...