Trước khi quyết định chia tay, hãy thành thật trả lời 7 câu hỏi này kẻo hối hận không kịp!
Tìm được nhau đã khó, chia tay cũng là chuyện không hề dễ dàng. Vì thế, trước khi quyết định từ bỏ, hãy tự hỏi mình một vài câu hỏi dưới đây để sau này không phải hối hận.
1. Mối quan hệ này liệu có giúp bản thân mình trở nên tốt hơn?
Người thật lòng yêu bạn sẽ luôn ủng hộ, khích lệ và bày tỏ sự vui mừng mỗi khi bạn đạt được thành tích nào đó, người ấy cũng luôn ủng hộ mọi sở thích, hành động của bạn.
Trái lại, nếu bạn cảm thấy người ấy đang kéo lùi và ngăn cản sự phát triển cũng như những gì bạn thích thì sẽ là một lý do bạn nên cân nhắc. Theo thời gian, sự bất mãn lẫn nhau sẽ chỉ tăng lên chứ không có giảm đi.
2. Hai người có cùng mục tiêu và kế hoạch cho tương lai hay không ?
Đây là một điều rất quan trọng. Nếu bạn muốn một cuộc sống đầy trải nghiệm với các chuyến đi hay tụ tập với bạn bè trong khi nửa kia của bạn lại hướng nội và chỉ thích ở nhà, vậy ngay từ lúc đầu, giữa hai bạn đã có những khác biệt không thể dung hòa. Những kế hoạch, mục tiêu cuộc sống của một cặp đôi luôn phải được xây dựng, đóng góp ý kiến từ cả hai phía, có như vậy hai bạn mới tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh cãi có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ.
3. Giữa chúng ta có sự chia sẻ không?
Video đang HOT
Ai cũng có không gian, sở thích riêng nhưng không có nghĩa là giữa hai người không có sự quan tâm dành cho nhau.
Nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy mình chỉ là số 2 trong lòng đối phương và đối phương chẳng hề để tâm đến việc bạn nghĩ gì, bạn đang cảm thấy ra sao thì có lẽ, mối quan hệ giữa hai bạn thực sự có vấn đề rồi. Hơn nữa, nếu ngay cả bản thân bạn cũng đối xử với họ theo cách tương tự thì có thể cả hai người không còn cần tới mối quan hệ này đâu.
4. Hầu hết thời gian bên nhau mình cảm thấy hạnh phúc hay buồn bã?
Câu hỏi này giúp bạn nhìn rõ mối quan hệ của mình. Nếu bạn gặp phải nhiều vấn đề nhưng phần lớn thời gian bạn cảm thấy thoải mái, bình yên và ấm áp khi ở cạnh người ấy thì đó là dấu hiệu tốt.
Ngược lại, khi bạn rõ ràng chẳng gặp khó khăn gì nhưng tâm trạng vẫn cảm thấy cô đơn, mệt mỏi mỗi khi đối diện với đối phương, vậy đã đến lúc bạn nên suy nghĩ kĩ về mối quan hệ của cả hai rồi.
5. Chúng ta đã thực sự biết nhượng bộ, thỏa hiệp với nhau chưa?
Hai người với những tính cách, suy nghĩ khác nhau nhiều khi quan điểm không phải lúc nào cũng đồng nhất, vì vậy rất cần có sự nhượng bộ, thỏa hiệp với nhau. Nếu bạn lúc nào cũng là người phải hy sinh, từ bỏ niềm vui của mình để làm hài lòng người kia thì xin chia buồn, tình yêu của các bạn không có tương lai đâu.
6. Tại sao mình lại muốn chia tay?
Thường thì có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn nhưng không phải lúc nào cũng có thể nói ra. Việc bạn cần làm là đánh giá những lý do ấy, nếu bạn cảm thấy nó thực sự nghiêm trọng và khó có thể chấp nhận, hãy nói ra cho người ấy biết. Nếu đã trao đổi mà tình hình vẫn không thay đổi thì sẽ là lúc bạn nên đưa ra quyết định.
7. Cuộc sống của mình liệu có tốt hơn sau khi chia tay?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ ra sao nếu thiếu vắng người kia. Nếu bạn chắc chắn rằng mình sẽ sống tốt, hạnh phúc hơn, đừng ngại ngần đưa ra quyết định bất kể nó có khó khăn tới đâu. Chẳng có lý do gì khiến bạn phải cố ở cạnh một người không phù hợp với mình.
Tình yêu là một mối quan hệ cần duy trì từ cả hai phía, có đôi lúc, vì nhiều lý do, và rồi một trong hai bên cảm thấy quá mệt mỏi nên quyết định buông tay. Đối với một vài người, sự từ bỏ ấy là cần thiết và cũng có một vài người đã phải hối tiếc trong một khoảng thời gian rất dài. Vì vậy, đừng bao giờ đưa ra bất kì quyết định nào trong lúc nóng vội hay khi tâm trạng bạn không được ổn định bạn nhé!
Theo bestie.vn
Tôi bỏ bạn trai, cưới người cũ vì thương mẹ
Mẹ biết chuyện tôi chia tay bạn trai thì khóc lóc, khuyên nhủ đủ kiểu, nói muốn tôi lấy chồng gần.
Hình ảnh minh họa
Tôi 23 tuổi, vừa ra trường, đi làm được một năm, có tình yêu đẹp kéo dài 6 năm. Thời gian trước, cả hai cãi nhau một trận to nhất từ lúc yêu nhau tới giờ và tôi quyết định chia tay. Bạn trai tìm mọi cách níu kéo nhưng tôi mặc kệ. Đúng lúc này, tôi gặp anh - một người đàn ông điển trai, lịch sự và luôn khiến tôi cảm thấy vui vẻ, quên đi mọi muộn phiền trong cuộc sống. Anh cũng rất biết lắng nghe, chia sẻ và hiểu tâm lý phụ nữ.
Bố mẹ ở quê không biết tôi và bạn trai cũ chia tay nên bàn bạc chuyện cưới xin. Gia đình tôi và bạn trai cùng xã, biết nhau và đã đi lại, nói chuyện vài lần. Mẹ biết chuyện tôi chia tay bạn trai thì khóc lóc, khuyên nhủ đủ kiểu, nói muốn tôi lấy chồng gần. Vì thương mẹ, tôi đồng ý lấy người yêu cũ và quyết định chia tay người mới. Giờ mọi thủ tục cưới xin đã xong, chỉ còn chờ đến ngày cưới và đi đăng ký kết hôn. Nhưng càng gần ngày cưới tôi càng sợ, không biết mình có quyết định sai không? Tôi nhớ người mới quay quắt. Giờ tôi không biết phải làm sao? Mong chuyên gia và độc giả cho tôi xin ý kiến.
Thoa
Chuyên gia tâm lý Trần Kim Xuân gợi ý:
Chào bạn Thoa,
6 năm là quãng thời gian khá dài để bạn và bạn trai cùng nhau tìm hiểu, trải qua những thăng trầm trong cuộc sống. Tuy nhiên, phần lớn thời gian yêu nhau diễn ra khi bạn đang ngồi trên ghế nhà trường, bạn mới đi làm được một năm trở lại đây. Khi thay đổi môi trường từ đi học sang đi làm, thường người ta sẽ có cảm nhận, suy nghĩ, cách nhìn nhận khác trước, đặc biệt là khi mở rộng các mối quan hệ mà ở đó, bạn được tiếp xúc với những người làm việc lâu năm hoặc thành đạt,... Đây cũng là giai đoạn mà các cặp đôi yêu nhau dễ xảy ra mâu thuẫn.
Bạn không nói rõ nguyên nhân chia tay bạn trai là gì. Là vì bất đồng trong cách nghĩ, hiểu lầm chuyện gì đó hay một trong hai người thay lòng đổi dạ hoặc phản bội? Cũng có thể thời gian kéo dài 6 năm đã khiến tình yêu của các bạn có phần trở nên nhàm chán. Bạn trai bạn luôn níu kéo chứng tỏ anh ấy vẫn còn tình cảm với bạn, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng quay lại để tìm cách trả thù, chẳng hạn cưới xong sẽ hành bạn... Bạn nên xem lại lý do chia tay để phán đoán được chính xác.
Việc hai gia đình bàn chuyện cưới xin liệu có phải do bạn trai bạn tác động? Từ hôm biết chuyện, bạn đã gặp anh ấy lần nào chưa? Thực ra, khi chuyện mới xảy ra, bạn hoàn toàn có thể ngăn cản đám cưới nếu muốn. Bạn không làm mạnh mẽ, dứt khoát phải chăng vì có nguyên nhân khó nói nào khác?
Qua những biểu hiện của bạn cho thấy bạn không muốn quay về với người cũ, chấp nhận đám cưới vì gia đình hoặc một lý do nào đó. Bởi nếu muốn quay lại, bạn đã mủi lòng trước sự níu kéo của bạn trai cũ và không nhanh chóng có tình cảm với người mới. Nếu tiếp tục mang tâm trạng hiện nay vào đám cưới, bạn sẽ không thể có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
23 tuổi, bạn vẫn còn trẻ, chưa cần phải vội vã lập gia đình. Bạn nên hoãn đám cưới một thời gian để suy nghĩ thật kỹ. Dù sao các bạn cũng chưa đăng ký kết hôn và tổ chức lễ cưới. Chỉ khi sẵn sàng làm cô dâu, bạn mới có hạnh phúc thực sự.
Theo vnexpress.net
Tôi ân hận khi lấy vợ không tìm hiểu kỹ Khi biết tôi nợ bài bạc 100 triệu, vợ không động viên mà còn nói luôn "ai làm người đó chịu". Hình ảnh minh họa Tôi 29 tuổi, cưới vợ và đã có con trai 3 tuổi, làm nhân viên công ty nhà nước ở một tỉnh Tây Nguyên. Tôi có chơi bài bạc và nợ hơn 100 triệu. Khi biết tôi nợ,...