Trước khi ngủ hãy chiêm nghiệm 3 đạo lý sau, sớm muộn cũng sẽ thành công
Trước khi đi ngủ, con người hãy chiêm nghiệm sâu sắc 3 đạo lý Phật dạy sau, cõi lòng sẽ trở nên thanh tịnh, sớm muộn cũng thành công và chiến thắng.
Đạo lý số 1: Trong họa có phúc, trong phúc có họa
Phật dạy: Mọi thứ trên đời bất vẹn toàn, ngày rạng tất có đêm đen, trăng lúc tròn tất có lúc khuyến. Vạn sự luôn tương sinh tương khắc, không có hạnh phúc nào là không trải qua bất hạnh, hạnh phúc đang có nếu không biết gìn giữ cũng sẽ tạo ra bất hạnh khôn lường. Thế nên, con người đừng quá đắm chìm trong niềm vui chiến thắng, nhưng như mãi quẩn quanh trong thất bại. Hãy luôn tu dưỡng và tự hoàn thiện chính mình cả về đạo đức lẫn trí tuệ, mọi tai họa sẽ tự nhiên tan biến, chỉ còn lại phúc đức mà thôi.
Đạo lý số 2: Đơn giản hóa mọi chuyện
Phật dạy Cuộc đời con người sung sướng hay khổ ải, đều là do cách họ nhìn nhận. Trong đau khổ biết tìm đến niềm vui, lạc quan mà sống, cuộc đời chắc chắn sẽ nở hoa. Bằng không, chỉ biết than thân trách phận, thậm chí làm quá mọi chuyện, sẽ chỉ quẩn quanh trong bế tắc mà thôi. Vạn sự dù khốc liệt đến đâu, đơn giản hóa một chút, lòng sẽ thanh tịnh, đời sẽ thư thả.
Chuyện gì buông được hãy mạnh dạn buông bỏ, cố chấp níu giữ làm gì để càng thêm “nhọc tâm”. Thứ gì của mình ắt sẽ trở về, bằng không không có cưỡng cầu đến đâu cũng không được.
Đạo lý số 3: Vạn sự hãy để tùy duyên
Video đang HOT
Phật dạy: Đời người như một tách trà, đầy cũng tốt mà vơi cũng được, tranh giành liệu có thể bớt đắng, bớt ngọt thêm chút nào không? Chuyện gì cũng vậy, đừng cố gượng ép bản thân phải làm cái này cái nọ để vừa lòng thiên hạ. Để rồi, người đầu tiên đau khổ và bế tắc lại chính là bạn. Hãy để mọi thứ tùy duyên, thuận theo dòng nước, duyên đến thì mừng, duyên đi thì bình thản cho qua. Cố gắng gượng ép làm gì để cõi lòng càng thêm đau khổ?
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe và đẹp
7 điều Đức Phật dạy phải ghi nhớ để sống an nhiên, hạnh phúc
Cuộc sống đầy trở ngại, nhưng nếu biết những điều này thì cuộc đời sẽ thông thuận, hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Mỗi chúng ta đều không ai mong muốn khổ đau, bệnh tật. Cho dù vậy, khổ đau bệnh tật vẫn đến. Tuy vậy, nếu không có bệnh khổ, con người thường sinh dục vọng khó kềm chế. Để thỏa mãn những dục vọng này, con người sẽ gây thêm biết bao nhiêu là nghiệp báo, để rồi phải đền trả, phải lăn lộn trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi sinh tử mới có thể dứt được?
Đức Phật đã dạy chúng ta: Nếu thành công đến quá dễ dàng, chúng ta thường kiêu căng, tự phụ. Có khó khăn, hoạn nạn, ý chí ta mới được tôi rèn, bản thân trưởng thành. Gặp hoạn nạn, chúng ta sẽ không còn tâm kiêu căng, không còn lòng tham lam, không còn dễ sân hận, không còn si mê lầm lẫn.
Tâm tính của chúng ta không cố định, thường xuyên thay đổi. Gặp cảnh thuận lòng vừa ý, tâm trạng của chúng ta vui tươi, hồ hởi. Gặp cảnh trái tai gai mắt, tâm trạng của chúng ta dễ nổi sóng gió, nhẹ thì còn giữ được trong lòng, nặng thì phun ra miệng những cơn bực dọc, tức tối, những điều khó nghe, cay nghiệt. Gặp đối phương biết nhẫn nhịn, thì mọi việc còn có thể êm xuôi, qua chuyện. Nhưng gặp đối phương ngoan cố thì khó có thể đoán trước được sự việc.
Ảnh minh họa
Ma chướng ở đây là những sóng gió của cuộc đời, những chuyện phiền não khổ đau, những chuyện thị phi, những chuyện bất trắc bất như ý, những chuyện lăng xăng lộn xộn hằng ngày.
Thông suốt được như vậy, chí nguyện của chúng ta mới kiên cường, không thoái chuyển, khi gặp lời khen hay tiếng chê, danh thơm hay tiếng xấu, khi gặp bát phong của cuộc đời, và tâm trí của chúng ta mới không bị dao động.
Thành công luôn đi liền với thất bại. Dễ thành công sinh ra kiêu ngạo. Kiêu ngạo ắt sẽ thất bại. Phật dạy: cuộc sống muốn thành công phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi ấy, đạt được thành công, thắng lợi, thì việc làm đó càng vinh quang, hiển hách.
Trong cuộc sống, vì những lợi ích dù lớn hay nhỏ, con người ta sẵn sàng tử bỏ luân lý, đạo nghĩa để chiếm lấy, giành giật. Con đánh cha, chồng đánh vợ, ... Làm theo lời Đức Phật, hãy bỏ đi mưu cầu tư lợi, cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao.
Xã hội luôn tồn tại người này, người khác. Không một ai có thể dung hòa cả thế giới này. Một khi tất cả thuận theo ý mình, lòng kiểu ngạo lại nổi lên. Vì vậy, tại sao mình lại không thuận theo ý người khác? Con người vì sự cố chấp, chấp nhặt như vậy cho nên phiền não và khổ đau lâu dài!
Lời Phật dạy về sự đau khổ và hạnh phúc
Đạo Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế, những bài học về làm người. Vậy, nếu các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống. Dưới đây là lời Đức Phật dạy về sự đau khổ và hạnh phúc.
Đức Phật có ba lời khuyên của đức Phật dành cho tất cả chúng ta, một lời khuyên, đúng hơn, một lời cổ vũ động viên mọi người từ bỏ tham sân si để được hạnh phúc an lạc. Lời khuyên này cũng xác chứng rất rõ quan điểm của đức Phật về hạnh phúc ở đời, nghĩa là một nếp sống xa lìa tham sân si:
"Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm."
Đức Phật xác nhận rất rõ về con người và vai trò của con người ở trên đời. Ngài dạy: "Người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp".
Nghiệp ở đây là hành động có chủ ý. Con người là chủ nhân của nghiệp, nghĩa là con người làm chủ các hành vi của mình; là kẻ thừa tự của nghiệp, tức con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Như vậy, đức Phật quan niệm con người là sinh vật hành động và Ngài đánh giá cao hành động của con người, xem hành động là yếu tố quyết định vận mệnh của con người. Nói khác đi, con người phải chịu trách nhiệm về số phận của chính mình; số phận ấy tốt hay xấu đều tùy thuộc vào nghiệp hay hành động của con người.
Theo Khỏe & Đẹp
2 thứ tuyệt đối không được sợ kẻo muộn phiền đeo bám cả đời Phật dạy: Trên đời này có 2 thứ tuyệt đối không được sợ, hãy dũng cảm đối mặt, bằng không sẽ mãi bị muộn phiền đeo bám không thôi. Nỗi sợ thứ nhất: Sinh ly tử biệt Phật dạy: Trên đời này thứ duy nhất không thể trốn chạy chính là vòng tròn sinh - lão - bệnh - tử. Đó là quy...