Trước khi nâng mũi, bạn nhất định phải biết 5 điều này!
Thông thường, các cô gái thường đi nâng mũi vì muốn sở hữu dáng mũi đẹp chuẩn hoặc cải thiện điều kiện thở của bản thân. Nâng mũi liên quan đến những thủ thuật xâm lấn bên trong mũi, nên bạn cần phải lưu ý rất nhiều vấn đề. Hãy để giúp bạn “điều tra” lại những vấn đề này nhé.
1. Nâng mũi là thủ thuật như thế nào?
Nâng mũi có thể thay đổi kích thước, hình dạng hoặc tỷ lệ mũi của bạn. Ngoài ra, quá trình nâng mũi còn được thực hiện để phục hồi các dị tật mũi từ những lần chấn thương, hoặc khuyết tật bẩm sinh.
2. Rủi ro
Cũng giống với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, nâng mũi cũng sẽ gây ra những rủi ro mà bạn cần phải lưu ý, chẳng hạn như:
Chảy máu
Nhiễm trùng
Phản ứng do gây mê
Khó thở bằng mũi
Cảm giác tê xung quanh mũi
Dáng mũi không đều
Cảm giác đau nhức, bầm tím hoặc sưng có thể kéo dài
Sẹo
Cần phẫu thuật bổ sung
Vì những khả năng xảy ra rủi ro này, khuyên nàng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định nâng mũi để có thể phòng tránh rủi ro một cách hiệu quả.
3. Bạn cần chuẩn bị những gì?
Trước khi lên lịch nâng mũi, bạn cần phải gặp bác sĩ để thảo luận về các vấn đề quan trọng quyết định liệu cuộc phẫu thuật sắp tới liệu có hiệu quả hay không. Những vấn đề cần phải bàn luận thường sẽ bao gồm:
Lịch sử khám chữa bệnh
Video đang HOT
Câu hỏi quan trọng nhất mà các bác sĩ sẽ hỏi chính là về động lực phẫu thuật cũng như mục tiêu của bạn. Bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi về lịch sử khám chữa bệnh, chẳng hạn như bạn có tiền sử bị tắc nghẽn mũi, phẫu thuật hay có dị ứng với những loại thuốc nào hay không.
Kiểm tra thể chất
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi quyết định cho bạn bước vào phòng phẫu thuật nâng mũi. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các đặc điểm trên khuôn mặt, bên trong và bên ngoài phần mũi của bạn.
Việc khám sức khỏe sẽ giúp bác sĩ xác định được các đặc điểm thể chất của bạn, chẳng hạn như độ dày của da hoặc mức độ chắc khỏe của phần sụn ở dưới mũi, những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật cuối cùng. Ngoài ra, công đoạn khám sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng giúp các bác sĩ xác định được những tác động nào nâng mũi cần thiết.
Chụp ảnh dáng mũi
Các nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành chụp ảnh mũi của bạn từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng phần mềm máy tính để thao tác với các bức ảnh và cho bạn thấy những dáng mũi có thể đạt được sau khi phẫu thuật xong. Những bức ảnh này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định kết quả cuối cùng. Vì vậy, hãy xem xét và bàn luận thật kỹ để được các bác sĩ cho lời khuyên tốt nhất.
Trong vài ngày đầu sau khi gây mê, bạn có thể bị mất trí nhớ, thời gian phản ứng bị chậm đi và suy giảm khả năng phán đoán. Vì vậy, hãy nhờ người quen hoặc bạn bè ở lại với mình khoảng 1 hoặc 2 đêm để có thể hỗ trợ bạn chăm sóc cá nhân sau phẫu thuật nhé.
Để tránh những trường hợp sốc thuốc, bạn không nên sử dụng các loại thuốc có chứa aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB…) trong khoảng 2 tuần trước và sau phẫu thuật. Nguyên nhân là vì những loại thuốc này có thể làm tăng tình trạng chảy máu. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng những loại thuốc được bác sĩ phẫu thuật phê duyệt hoặc kê toa. Ngoài ra, hãy ngừng hút thuốc vì những chất có trong thuốc lá sẽ làm chậm quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật và có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
4. Bạn có thể trải qua những điều gì?
Trong quá trình phẫu thuật
Nâng mũi đòi hỏi quá trình gây tê cục bộ bằng thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cuộc phẫu thuật và ý kiến của bác sĩ. Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi phẫu thuật về những loại thuốc gây mê phù hợp nhất với bản thân.
Nâng mũi có thể được thực hiện bên trong mũi hoặc thông qua một vết cắt nhỏ bên ngoài (vết mổ) ở đáy mũi để các bác sĩ có thể điều chỉnh lại xương và sụn bên dưới da. Đối với những thay đổi nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng phần sụn ở bên trong mũi hoặc từ tai. Đối với những thay đổi lớn hơn, các bác sĩ sẽ sử dụng phần sụn ở khu vực xương sườn, hoặc từ các bộ phận khác trên cơ thể. Sau khi những thay đổi này được thực hiện, bác sĩ sẽ vá lại phần da và mô mũi, cuối cùng là công đoạn khâu vết mổ.
Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được chuyển vào phòng hồi sức và được theo dõi cẩn thận. Bạn có thể yêu cầu về nhà sau ngày phẫu thuật hoặc phải ở lại nếu xuất hiện những vấn đề sức khỏe khác.
Sau khi phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bạn cần phải nghỉ ngơi cẩn thận, nên nằm trên giường và đặt cho phần đầu cao hơn ngực để giảm chảy máu và hạn chế tình trạng sưng to. Hầu hết, băng vết thương bên trong mũi vẫn được giữ nguyên trong vòng khoảng 7 ngày sau khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể sẽ bổ sung thêm một nẹp băng vào mũi để bảo vệ và hỗ trợ cho quá trình phục hồi vết thương.
Hiện tượng chảy máu nhẹ và dẫn lưu chất nhầy là 2 hiện tượng rất bình thường mà bạn sẽ gặp phải sau khi phẫu thuật hoặc sau khi tháo băng. Bác sĩ có thể đặt một miếng gạc nhỏ được cố định bằng băng dính ở dưới mũi của bạn để hút dịch, giúp vệ sinh mũi nhẹ nhàng. Ngoài ra, để giảm tình trạng chảy máu và sưng, bạn nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa trong vài tuần sau khi phẫu thuật, sẽ tổng hợp một vài biện pháp sau đây.
Tránh các hoạt động mạnh, không để vết thương dính nước
Ăn thực phẩm giàu chất xơ (trái cây và rau quả) để tránh táo bón…
Tránh các biểu hiện trên khuôn mặt chẳng hạn như cười, nói hoặc bực tức.
Đánh răng nhẹ nhàng để hạn chế chuyển động của môi trên.
Mặc quần áo có cúc áo ở phía trước. Không nên kéo quần áo, chẳng hạn như áo sơ mi hoặc áo len lên trên phần đầu để tránh chạm vào vết thương ở mũi.
Không đeo kính mắt trong ít nhất 4 tuần sau khi phẫu thuật để hạn chế áp lực lên mũi
Sử dụng kem chống nắng SPF 30 khi ra ngoài, đặc biệt là trên phần mũi.
Hạn chế Natri (muối) trong chế độ ăn uống hằng ngày để giúp giảm sưng nhanh chóng hơn. Không chườm túi đá lạnh lên mũi sau khi phẫu thuật.
5. Kết quả đạt được sau khi nâng mũi
Những thay đổi rất nhỏ đối với cấu trúc mũi có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong dáng mũi của bạn. Thông thường, những bác sĩ phẫu thuật nâng mũi có kinh nghiệm và uy tín hoàn toàn có thể tạo ra được kết quả mà cả bạn và họ đều cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những thay đổi nhỏ này sẽ không đủ để có thể điều chỉnh dáng mũi hoàn toàn. Và ngay lúc này, các bác sĩ phẫu thuật có thể quyết định thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật thứ hai để thay đổi dáng mũi chuẩn nhất. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn phải đợi ít nhất một năm theo dõi xem liệu dáng mũi của bạn có thay đổi trong khoảng thời gian này hay không.
Hy vọng những thông tin bổ ích mà đã cung cấp, bạn đã nắm được những đặc điểm cơ bản nhất của quá trình nâng mũi hiện nay. Thay đổi bản thân để xinh đẹp và khỏe mạnh hơn là một việc đáng hoan nghênh, nhưng đừng bỏ qua công đoạn tìm hiểu thật kỹ về những phương pháp thẩm mỹ này bạn nhé.
Theo dep365.com
Sau phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể ăn gì?
Nâng mũi có lẽ chẳng còn là phương pháp làm đẹp xa lạ đối với chị em phụ nữ nữa.
Ngoài việc lưu ý những điều cần thiết, trước và trong khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cũng cần phải chú ý đến công đoạn chăm sóc cho mũi ngay sau khi phẫu thuật, đặc biệt là chế độ ăn uống giúp vết thương chóng lành.
Nên ăn gì và không nên ăn gì sau phẫu thuật nâng mũi để vết thương chóng lành bạn nhỉ?
Sau khi phẫu thuật xong, khu vực mũi của bạn sẽ bị tổn thương và cần có thời gian nhất định để phục hồi. Và một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này chính là chế độ ăn uống hằng ngày. Đối với vết thương hở, có một vài loại thực phẩm bạn cần phải tránh và những loại thức ăn mà bạn nên bổ sung để giúp vết thương mau lành hơn. Giờ thì hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.
1. Nên ăn những loại thức ăn này cho vết phẫu thuật nâng mũi chóng lành
Vitamin C
Vitamin C là một loại thành phần tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Mặt khác, trong vitamin C còn có chứa chất chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn rất cao. Vì vậy, bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể sẽ giúp vết thương hở mau lành hơn. Nguồn cung cấp vitamin C có lẽ các nàng cũng quá quen thuộc rồi có phải không nào? Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, kiwi...
Đường bột
Thay vì sử dụng đường hóa học khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nhiều hơn, bạn nên bổ sung cho cơ thể lượng đường có lợi cho cơ thể có trong cơm, bánh mì, các loại đậu,..
Chất xơ
Chất xơ cũng là một thành phần rất cần thiết cho quá trình làm lành vết thương hậu nâng mũi. Bạn có thể bổ sung một lượng chất xơ phù hợp cho cơ thể thông qua các loại rau củ, trái cây...
Nước
Cơ thể sẽ bị mất nước sau những cuộc phẫu thuật, vì vậy, bạn nên bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể của mình. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống nước trái cây, sữa đậu nành...
2. Sau phẫu thuật nâng mũi, không nên ăn gì bạn nhỉ?
Hải sản
Thông thường, sau khi phẫu thuật, nếu hấp thụ quá nhiều hải sản cho cơ thể, bạn sẽ mắc phải tình trạng ngứa ngáy ở vị trí của vết thương. Mặt khác, những chất tanh có trong thủy hải sản càng khiến cho vết thương khó lành hơn.
Thịt gà
Thịt gà cũng là một trong những loại thực phẩm mà bạn cần phải kiêng sau những cuộc thẩm mỹ nói chung, và nâng mũi nói riêng. Lý do là vì trong thịt gà có chứa những thành phần có thể làm sưng vết thương, gây hiện tượng mưng mủ...
Rau muống
Nếu không muốn vết thương sau khi phẫu thuật để lại trên da những vết sẹo lồi mất thẩm mỹ, thì bạn cần tránh xa rau muống ra nhé! Trong rau muống có chứa chất Madecassol có tác dụng thúc đẩy quá trình lên da và tăng biểu mô, khiến sẹo lồi hình thành đối với những người có cơ địa sẹo lồi.
Nâng mũi sẽ giúp định hình sống mũi, cải thiện nhược điểm của mũi, giúp gương mặt của bạn trông cân đối và đẹp hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến công đoạn ăn uống để không khiến cho công sức phẫu thuật của các bác sĩ "đổ sông đổ biển" vì tình trạng vết thương không lành lại được nhé!
Theo dep365.com
Để không gặp biến chứng, đây là 6 điều bạn cần lưu ý sau khi nâng mũi Để sở hữu dáng mũi đẹp và cân đối, không ít người tìm đến những phương pháp làm đẹp bằng phẫu thuật nâng mũi hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật có thật sự hiệu quả hay có gặp biến chứng nâng mũi, thì còn phải phụ thuộc vào việc bạn chăm sóc vết thương như thế nào sau khi...