Trước khi con vào lớp 1, cha mẹ nên dạy trẻ những bài học cơ bản này thì sẽ không lo con học kém
Các bài học dưới đây sẽ giúp xây dựng nền tảng vững chắc về khả năng trí tuệ, tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ trước khi bước vào lớp 1. Nhờ đó, việc học tập suốt đời trở nên dễ dàng hơn, tư duy học tập linh hoạt hơn.
Ứớc mong chính đáng của mọi ông bố bà mẹ khi có con trong độ tuổi đến trường đó là con sẽ đạt kết quả học tập cao. Thế nhưng, việc tạo ra niềm hứng thú, say mê học tập và giúp con có nền tảng kiến thức vững chắc trước khi bước vào con đường học hành cũng là điều quan trọng không kém.
Tuy nhiên, một số cha mẹ tỏ ra e ngại và không muốn cho con đi học mẫu giáo với lí do lo sợ những ngày tháng thơ ấu của con sẽ bị ảnh hưởng bởi việc học tập quá sớm.
Tiến sĩ Kathleen McCartney – hiệu trưởng trường Harvard Graduate School of Education (Cambridge, Massachusetts, Mỹ) cho biết: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em được nhiều hơn là mất khi đi học mẫu giáo. Ở trường mầm non, các bé được tiếp cận với chữ cái, con số, và hình khối. Quan trọng hơn là các bé còn được học cách giao tiếp, kết bạn và thiết lập mối quan hệ với những đứa trẻ khác. Trẻ học cách chia sẻ cũng như đóng góp cho xã hội”. Và kết quả tất yếu là trẻ tự tin hơn, có cơ hội phát triển các kỹ năng ngôn ngữ sớm, các kĩ năng xã hội cần thiết, hình thành thói quen, sở thích đọc sách và thường có chỉ số IQ cao hơn.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em được nhiều hơn là mất khi đi học mẫu giáo (Ảnh minh họa).
Những gì cha mẹ cần tạo dựng cho con đó chính là một nền tảng tri thức cơ bản như 1 chiếc xương sống chứ không chỉ thông thường là dạy trẻ làm toán và học ngoại ngữ. Ngoài ra, việc dạy cho trẻ các kĩ năng cần thiết để kích thích óc sáng tạo, niềm đam mê và kĩ năng giải quyết vấn đề cũng là việc cha mẹ cần làm.
Cha mẹ hãy cùng tham khảo 6 bài học nền tảng cơ bản trước tuổi đến trường dành cho bé sau đây để hiểu rõ hơn những tác động tích cực của chúng đối với sự phát triển toàn diện và vững chắc của trẻ trước khi bước vào lớp 1:
Bài học thứ nhất: So sánh, suy đoán và sắp xếp logic
Kĩ năng trong những bài học kiểu này bao gồm việc so sánh, sắp xếp và đo đạc các vật thể sử dụng các thuộc tính như kích thước, trọng lượng và khối lượng. Bé sẽ thực hiện so sánh, đối chiếu bằng cách chọn ra các món đồ có thuộc tính giống hoặc tương tự nhau, sau đó sắp xếp theo thứ tự và đưa chúng vào cùng 1 nhóm. Những bài học về kĩ năng này sẽ giúp trẻ có suy luận logic khi tiếp cận các vật thể khác nhau, tạo nền tảng cho việc học tính toán sau này.
Bài học thứ 2: Ý thức về con số toán học
Tập đếm là một trong những điều đầu tiên trẻ học khi bắt đầu tập nói. Cha mẹ lưu ý những bài học kĩ năng này tập trung vào việc giúp con hình thành ý thức về số đếm và các khái niệm toán học khác. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ áp dụng kỹ năng này bất cứ khi nào nếu mẹ cảm thấy trẻ có hứng thú. Ví dụ: Khi bé leo cầu thang thì đề nghị bé đếm số bậc, dạy bé đếm tất cả những món đồ chơi của mình, dạy bé đếm xe, đếm người, đếm cây…
Bài học số 3: Nhận diện không gian
Trong thế giới của chúng ta, mọi thứ tồn tại trong không gian, việc học kĩ năng khám phá không gian thường thu hút trẻ tham gia. Việc học kĩ năng này cần ứng dụng trong các hoạt động hàng ngày. Ví dụ: Rẽ trái hay rẽ phải để về nhà? Làm thế nào để dạy trẻ định hướng và hiểu các di chuyển trên bản đồ? Những bài học về nhận diện không gian sẽ giúp tăng cường kỹ năng xử lý hình ảnh của bé và dạy cho bé ý tưởng về các cách nhìn nhận khác nhau – cùng một đối tượng nhưng có thể trông khác nhau từ các góc nhìn khác nhau.
Video đang HOT
Bài học số 4: Kĩ năng cấu âm, tạo từ
Bài học về cấu âm, tạo từ bao trùm kiến thức về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Đây là cơ sở của toàn bộ hệ thống giáo dục sau này của trẻ và là một kỹ năng sống có giá trị cốt lõi. Kĩ năng cấu âm, tạo từ, đặt câu sẽ giúp các bé học cách tư duy và diễn đạt rõ ràng, chính xác những gì bé muốn nói, đạt hiệu quả giao tiếp tối đa.
Bài học số 5: Nhận diện hình dạng
Giống như việc học từ và số thì nhận diện hình dạng là một trong những bài học đầu tiên trẻ cần học. Ví dụ: quả trứng là hình bầu dục, quả bóng là hình tròn, ngôi nhà đồ chơi có hình chữ nhật… Bài học về các hình dạng cơ bản sẽ chuẩn bị cho trẻ khái niệm về hình học khi bé học lên các lớp cao hơn, bắt đầu tìm hiểu về hình học 2D, 3D và hình đối xứng. Nó cũng bổ sung cho bé các kỹ năng nhận dạng vật thể, đối tượng trực quan trong không gian 3D hoặc qua hình ảnh phản chiếu.
Bài học số 6: Các kĩ năng sống, kĩ năng xã hội khác
Bé sẽ phát huy được tối đa kiến thức của tất cả các bài học ở trên khi đi kèm với các kĩ năng mềm khác như kĩ năng tư duy phê bình (khả năng kiểm tra thông tin và giải quyết vấn đề), kĩ năng tập trung chú ý, tự kiểm soát và phát triển các kỹ năng cá nhân khác.
Tác động của những bài học trên
Những bài học trên sẽ giúp rèn luyện và “nhào nặn” lên những đứa trẻ tự tin và tò mò, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Khi trẻ đã được học theo kiểu trải nghiệm, trẻ em sẽ hình thành tinh thần phân tích sắc bén giúp chúng hiểu các khái niệm và vấn đề một cách linh hoạt bằng nhận thức của chính mình. Nói cách khác, chúng sẽ trở thành những người biết cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Cuối cùng, các bài học trên cũng giúp xây dựng nền tảng vững chắc về khả năng trí tuệ, tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ trước khi bước vào lớp 1. Nhờ đó, việc học tập suốt đời trở nên dễ dàng hơn, tư duy học tập linh hoạt hơn.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Hàng ngày hãy hỏi trẻ 4 câu này, không cần kèm học con vẫn ngoan và giỏi
Chỉ cần 4 câu hỏi này, việc thấu hiểu và dạy con sẽ trở nên thật đơn giản.
Cách dạy con đặc biệt của ông bố người Đài Loan - mỗi ngày hỏi con 4 câu hỏi
Cha mẹ nào cũng hy vọng con mình khỏe mạnh, khôn ngoan nhưng không phải ai cũng nắm rõ được cách giáo dục con hiệu quả. Gần đây, một ông bố người Đài Loan - cha của một cô con gái ngoan ngoãn, xinh xắn đã chia sẻ cho mọi người cách dạy con vô cùng đặc biệt.
Mặc dù người cha này chưa từng hướng dẫn con làm bài tập về nhà nhưng mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 10 phút trò chuyện với con, hỏi cô bé 4 câu hỏi sau chắc chắn sẽ có hiệu quả.
1. Hôm nay ở trường có chuyện gì vui không con?
Thật ra đây là câu hỏi để quan sát cách cảm nhận của con. Thông qua câu hỏi này, ông bố trên hiểu được ngày hôm nay con có chuyện gì vui, chuyện gì không vui và tìm hiểu thêm lý do vì sao con buồn vui trước những sự việc đó.
Đồng thời, qua đó ông bố cũng giúp con gỡ rối các vấn đề để con tự điều chỉnh cảm xúc, thích nghi với môi trường ngoài xã hội.
2. Hôm nay con đã làm được việc tốt nào?
Đây là cách ông bố khích lệ tinh thần con gái, giúp con gái thêm tự tin vào bản thân mỗi khi làm việc tốt.
3. Hôm nay con học được những gì?
Bằng câu hỏi này, ông bố đã giúp con gái hệ thống lại, nhớ lại xem mình đã học đến đâu, học được gì ở trường. Từ đó cũng hình thành tính tự lập cho con trong việc học hành, ôn bài mà không phải ép hay kèm con ngồi học bài ở nhà.
4. Con có cần ba giúp đỡ việc gì không?
Câu hỏi này có 2 ý nghĩa: một là để con biết ba vẫn luôn rất quan tâm tới con. Hai là việc học là việc của con, con phải tự sắp xếp ba sẽ không ép uổng, cản trở.
Đứng từ góc độ của một đứa trẻ, bé gái vẫn thấy thoải mái với việc việc học, việc chơi của mình đồng thời vẫn luôn yên tâm có ba làm hậu phương vững chắc để tự quyết định mọi vấn đề của bản thân.
Bốn câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản này lại chứa đựng nhiều yêu thương, quan tâm dành cho con, thực tế đã chứng minh đây là cách rất hiệu quả. Cha con khích lệ lẫn nhau sẽ tạo cho con một môi trường trưởng thành, tự lập vui vẻ. Điều mấu chốt của các triết lý dạy con chính là biết cách xử lý mối quan hệ cha con.
6 điều cần lưu ý để nuôi dạy con không còn là thử thách
Nếu như cha mẹ có thể xây dựng được niềm tin tuyệt đối trong trái tim con, con cái sẽ tin rằng cha mẹ luôn yêu mình vô điều kiện, tất cả những khen chê của cha mẹ dành cho mình đều xuất phát từ mong muốn tạo cho con điểm khởi đầu tốt. Nếu như trong tiềm thức con trẻ luôn tin tưởng vào cha mẹ, tin vào những gì cha mẹ dành cho mình là tốt đẹp thì việc dạy con sau này sẽ vô cùng dễ dàng.
Tuy nhiên, phần lớn các mối quan hệ cha con trên thực tế hiện nay đều có phần không ổn định khiến những đứa trẻ không thực sự tin tưởng vào gia đình.
Bố mẹ nào cũng yêu thương con nhưng nhiều khi thể hiện tình yêu sai cách sẽ vô tình làm hại con. Chẳng hạn như lúc nào cũng cho con ăn thứ ngon nhất, mặc đồ đẹp nhất. Đây chỉ là biểu hiện bên ngoài chứ không phải bản chất của tình yêu thương. Đôi khi tình yêu của cha mẹ cũng cần phải "có điều kiện", ví dụ như nếu trong kì thi lần nào con đứng trong top 3 thì sẽ được đi chơi ở đâu đó...
Để nuôi dạy con nên người, cần chú ý những điều sau đây:
Không tạo cho con áp lực quá lớn, không dạy dỗ con bằng roi vọt, xây dựng mối quan hệ gia đình bình đẳng.
Trao con tình yêu " vô điều kiện" đúng cách, tình yêu thương về mặt tinh thần.
Tuyệt đối tôn trọng cá tính riêng của con.
Dạy con bằng những cách tích cực, thường xuyên khích lệ, biểu dương con.
Điều chỉnh hợp lý mối quan hệ cha - con, đây là điều quan trọng nhất.
Chú trọng việc nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách tốt đẹp cho con, thay vì mù quáng chạy theo điểm số , vật chất.
Nếu cha mẹ có thể nắm bắt được 6 trọng điểm trên, việc dạy con sẽ không còn là thử thách.
Thực chất, việc giáo dục con chính là 3 phần dạy dỗ, 7 phần tôn trọng.
3 phần dạy dỗ tức là chỉ dạy con ở mức độ vừa phải, giáo huấn quá nhiều sẽ khiến con có tâm lí muốn chống đối, lại thành phản tác dụng.
7 điều còn lại chính là chỉ bố mẹ nên tôn trọng khả năng thiên bẩm, tốc độ trưởng thành của con. Nhẫn nại với con, để con trải qua thử thách, trải nghiệm, đi qua thất bại cũng như thành công. Sự trưởng thành của con là cả một quá trình, cần rèn giũa hàng ngày chứ không thể nóng vội.
Quá trình phát triển của con, có lúc cần sự chỉ dạy của cha mẹ nhưng cũng có khi phải để con tự mình tìm kiếm, lựa chọn điều tốt đẹp nhất cho bản thân.
Theo CM/cafebiz
Đàn bà đi bia ôm Đó là một buổi chiều muộn, khi Yên đang lười nhác sau cả ngày mệt mỏi ở văn phòng, chỉ muốn được rong chơi... ảnh minh họa Đó là một buổi chiều muộn, khi Yên đang lười nhác sau cả ngày mệt mỏi ở văn phòng, chỉ muốn được rong chơi đôi chút. Yên gọi cho bạn gái thân của mình, rủ rê...