Trước Hà Giang, Việt Nam từng chấn động với những vụ lùm xùm trong thi cử nào?
Vụ việc đang khiến dư luận bức xúc tại Hà Giang một lần nữa lại gióng lên hồi chuông báo động tình trạng tiêu cực trong vấn đề thi cử ở Việt Nam.
2018: Sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi ở Hà Giang
Sự việc điểm thi bất thường ở Hà Giang đang là tâm điểm chú ý của dư luận cả nước những ngày gần đây. Theo đó, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2018, dư luận đặt nghi vấn khi tỉnh Hà Giang có hàng loạt thí sinh đạt điểm cao một cách bất thường.
Cụ thể, ở khối thi A1 xét tuyển đại học, Hà Giang có 36 bài thi đạt trên 27 điểm, trong khi cả nước chỉ có 76 học sinh đạt mức điểm này. Như vậy, Hà Giang (với 5.000 thí sinh) chiếm tới gần một nửa số bài thi đạt trên 27 của cả nước (gần 1 triệu em). Riêng môn Vật lý, tỉnh Hà Giang có 65 điểm 9 đến 10, và có 28 bài đạt mức 8 đến 9 điểm, tức là số thí sinh đạt 9 đến 10 gấp đôi số em đạt 8 đến 9 điểm.
10 thí sinh có điểm 6 môn thi cao nhất Hà Giang. Nguồn dữ liệu: Bộ GD-ĐT.
Hà Giang vốn là tỉnh thuộc nhóm có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất nước (89,35%), tuy nhiên ở đây lại có tới 3 thí sinh trong danh sách những người đạt điểm cao nhất của kỳ thi. Điều đáng nói là những học sinh này vốn có điểm thi thử trước đó rất thấp.
Không chỉ vậy, bảng điểm xét tuyển theo khối của nhiều thí sinh thuộc trường THPT chuyên Hà Giang được cho là quá bất thường khi có sự chênh lệch một cách quá xa giữa điểm số các môn thi: Có em điểm 3 môn dùng để xét tuyển đại học đều cao trên 9, nhưng các môn còn lại rất thấp, chỉ 2-3 điểm, thậm chí là chưa đến 2 điểm.
Những bất thường quá rõ ràng khiến dư luận không khỏi bất bình. Ngày 14/7, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT lên Hà Giang để phối hợp điều tra nghi vấn điểm thi cao bất thường. Trao đổi với báo chí lúc gần 1h sáng hôm nay (17/7), ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) – cho biết qua rà soát, Bộ phát hiện có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình chấm thi ở Hà Giang.
Hiện vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, trong khi dư luận thì từng ngày nóng lên chờ đợi câu trả lời đích đáng và công bằng.
2015: Gian lận bằng thiết bị công nghệ cao ở Hà Nội
2015 là năm đầu tiên kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức ở Việt Nam với hai mục đích xét tốt nghiệp và đại học. Vụ việc gây chấn động nhất trong kỳ thi năm đó chính là khi đang thi môn Lịch sử trong ngày thi thứ ba (4/7), thì lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu gian lận. Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) ngay lập tức đã tạm giữ 2 người đề điều tra hành vi dùng thiết bị đọc bài giải môn Lịch sử vào phòng thi.
Những vật chứng bị công an tạm giữ trong vụ gian lận thi cử môn Lịch sử năm 2015
Một trong hai người bị tạm giữ là T.L, khai nhận quê Vĩnh Phúc, là sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Theo tường trình, người này và bạn tên C. có mặt ở một quán cà phê trên từ hơn 7h đến 10h30. Họ nhận đề thi và đọc bài giải cho một nam sinh cùng quê thi tại Cao đẳng Sư phạm Trung ương (phố Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), đây là điểm thi của Học viện Kỹ thuật Quân sự (cụm thi số 4). Sau đó, hai người bị công an phát hiện.
Video đang HOT
Theo tường trình của C., cả ba người vốn là bạn học cấp ba. Ngày 2 và 4/7, C. đã 2 lần gọi điện vào phòng thi cho thí sinh trên.
Đại diện Bộ GD-ĐT ngay sau đó đã cử cán bộ xuống điểm thi Cao đẳng Sư phạm Trung ương để tăng cường công tác chỉ đạo tại từng phòng thi, cũng như những điểm thi liên quan.
2013: Giám thị làm ngơ để thí sinh làm bài tập thể
Sự việc tiêu cực xảy ra ra ở cả hai môn Toán và Tiếng Anh ngày 4/6/2013 trong kỳ thi THPT tại hội đồng thi THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội). Một đoạn video đã được gửi đến Bộ GD-ĐT khi ấy khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Clip quay lại cảnh nhiều thí sinh thản nhiên giật bài, làm bài tập thể tại phòng số 35, bất chấp sự có mặt của những giám thị coi thi. Khi ấy, giám thị làm ngơ và bỏ ra ngoài hành lang nói chuyện.
Thí sinh thản nhiên ‘quay bài’ trong phòng thi. Ảnh cắt từ clip ghi lại tại phòng thi số 35 ở hội đồng thi THPT Quang Trung.
Vụ việc sau đó được Sở GD-ĐT Hà Nội điều tra. Những giám thị trong phòng thi số 35 bị cảnh cáo; trong khi chủ tịch hội đồng, thanh tra viên được phân công phụ trách và các giám thị ở ngoài thì bị kỷ luật khiển trách. Ngoài ra, lãnh đạo hội đồng gồm phó chủ tịch và thư ký, các thành viên của tổ thanh tra cũng bị phê bình.
2012: Tiêu cực ‘chưa từng có trong tiền lệ trong lịch sử loài người’ ở Đồi Ngô (Bắc Giang)
Chỉ đúng 1 ngày sau khi Bộ GD-ĐT kết luận kỳ thi THPT ‘cơ bản nghiêm túc’ thì vào trưa 14/6/2012, clip tiêu cực tại cụm thi trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) được phát tán. Clip được thầy giáo Nguyễn Danh Ngọc (giáo viên thể dục của trường THPT dân lập Đồi Ngô) cung cấp cho thầy giáo Đỗ Việt Khoa (THPT Phú Xuyên A, Hà Nội, người tham gia chống tiêu cực thi cử trước đó).
Đoạn clip dài gần 10 phút quay lại cảnh nhốn nháo khi giáo viên trường này vào phòng ném bài và thu phao môn Toán, Ngoại ngữ. Bất chấp trong phòng có 2 giám thị thì các thí sinh vẫn thoải mái trao đổi bài. Đáp án của bài thi còn được giải sẵn và cho phép tuồn vào phòng thi để thí sinh chép.
Thí sinh thoải mái dùng ‘phao’ và trao đổi bài trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại cụm thi trường THPT dân lập Đồi Ngô. Ảnh cắt từ clip.
Sự việc này có thể đánh giá là ‘gây chấn động dư luận’ khi ấy. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã ngay lập tức vào cuộc điều tra. Sau hơn 2 tháng thanh tra, Sở GD-ĐT Bắc Giang ra quyết định kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên liên quan tới vụ việc.
Tiêu cực ở Đồi Ngô nhiều lần được nhắc đi nhắc lại, đặc biệt là vào tháng 3/2013, trong một chia sẻ, GS Ngô Bảo Châu đánh giá: Sự kiện ở trường THPT dân lập Đồi Ngô chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người; thí sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi cũng là chuyện chưa từng có. Đó là chuyện đáng buồn và là chuông cảnh tỉnh sự tha hóa của hệ thống giáo dục.
2006: Thầy giáo Đỗ Việt Khoa và clip tiêu cực tại THPT Phú Xuyên A (Hà Nội)
Thầy Đỗ Việt Khoa là một trong những giám thị coi thi tốt nghiệp tại THPT Phú Xuyên A, Hà Nội năm 2006. Chứng kiến tiêu cực tại điểm thi, thầy đã quay video ghi lại cảnh giáo viên tại trường bỏ vị trí, nhân viên phục vụ vào tận phòng thi phát bài giải cho thí sinh. Không chỉ dừng lại ở đó, thầy Việt Khoa còn tố giám thị nhận 700.000 đồng/người để làm ngơ cho học sinh sử dụng tài liệu.
Thầy Đỗ Việt Khoa. Ảnh: Lao động
Theo thầy giáo này thì vụ việc xảy ra năm 2006, khi chưa có máy quay và phải mượn điện thoại di động, thầy đã phải vượt qua tâm lý của bản thân, trực tiếp một mình đối đầu với toàn hội đồng thi.
Sự việc gây chấn động đến cả ngành giáo dục khi ngay sau đó, vào tháng 7/2006, Bộ GD-ĐT đã phát động phong trào ‘Hai không’ – nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử. Những tập thể và hàng loạt cá nhân liên quan trong việc tiêu cực tại THPT Phú Xuyên A cũng bị xử lý sau quá trình điều tra và xác minh của Bộ GD-ĐT.
Theo tiin.vn
Hé lộ điểm thi thử bất thường của các "thủ khoa" tại Hà Giang
Sự chênh lệch về điểm thi thử và điểm thi chính thức tại Hà Giang trong kỳ thi THPT Quốc gia đang khiến dư luận băn khoăn.
Thí sinh thi THPT tại cụm thi Đống Đa - Hà Nội. Ảnh minh họa: Việt Phương
Ngày 11.7, toàn bộ kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại 63 cụm thi đã được Bộ GDĐT chỉ đạo địa phương công bố. Đặc biệt, năm nay có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (Toán, Lý, Anh) từ 27 điểm trở lên, trong đó có tới 36 em tại cụm thi Hà Giang.
Danh sách các thí sinh đạt điểm cao khối A1 tại Hà Giang.
Những con số có phần "bất thường" khác với thông lệ hàng năm khiến dư luận đặt ra dấu chấm hỏi về công tác tổ chức thi tại Hà Giang.
Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà, giáo viên vật lý hiện đang công tác trong hệ thống giáo dục HOCMAI, là một trong những người đặt ra nhiều nghi vấn về vấn đề điểm số kể trên tại Hà Giang.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, ông Hà cho biết có nhiều thí sinh tham gia kỳ thi tại Hà Giang đã gửi cho ông những thông tin bên lề về quá trình học tập của các thí sinh đạt điểm cao. Theo đó, nhiều người khẳng định, điểm thi của một số cá nhân quá cao so với khả năng người đó thể hiện trong quá trình học tập, đặc biệt là trong thời gian trước khi thi.
Chênh lệch về điểm thi thử với điểm thi thật của một số thí sinh điểm cao tại Hà Giang.
Chia sẻ của thí sinh là bạn học của một trong các thí sinh điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang.
Bên cạnh những nghi vấn đặt ra, cũng có ý kiến cho rằn, việc thi thử không phản ánh được kết quả thi thực tế bởi sự khác biệt về đề thi, tâm lý làm bài..., nhưng cũng phải đặt dấu chấm hỏi bởi điều này không chỉ xảy ra ở một trường hợp đơn lẻ mà có số lượng nhiều.
Theo thống kê từ Bộ GDĐT, năm nay có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (toán, lý, anh) từ 27 điểm trở lên, trong đó có tới 36 em tại cụm thi Hà Giang. Điều này đã tạo ra không ít thắc mắc trong dư luận bởi cả cụm thi Hà Giang chỉ có 5.500 thí sinh, trong khi cả nước có tới 925.000 thí sinh, gấp 168 lần.
Phổ điểm thi "bất thường" tại Hà Giang.
So sánh với cụm thi Nghệ An có 31.500 em thi THPT, gấp gần 6 lần so với Hà Giang, đối với môn vật lý, chỉ có 23 thí sinh đạt điểm 9 trở lên, con số này ở Hà Giang là 65. Môn toán ở Nghệ An có 28 em đạt điểm 9 trở lên, còn Hà Giang có 57 em.
Trước đó, ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang cho biết, không thể lý giải về những con số trên và nhấn mạnh, đây mới chỉ là những thông tin trôi nổi trên mạng xã hội.
Ông Sử thông tin rằng, công tác thi cử tại Hà Giang trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa rồi được làm rất chặt chẽ, tất cả các hoạt động đều được ghi rõ trong biên bản. "Hơn nữa, năm nay, Bộ GDĐT còn cử thêm 2 thanh tra của Bộ làm việc với địa phương và có 2 giám sát của Học viện Ngân Hàng", ông Sử nói.
Mới đây, Bộ GDĐT đã có công văn gửi Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang về việc điểm thi cao một cách "bất thường" đang khiến dư luận xôn xao. Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018 yêu cầu, Ban chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang kiểm tra, rà soát, xác minh toàn bộ các khâu của kỳ thi và báo cáo bằng văn bản về Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018. Hạn cuối cùng là ngày 17.7.
Theo Dân Việt
Quy trình chặt chẽ, điểm thi Hà Giang bất thường do đâu? Quy trình tổ chức thi, chấm thi THPT quốc gia năm nay của Bộ GD-ĐT được đánh giá rất chặt chẽ, vậy vụ điểm thi bất thường ở Hà Giang là do đâu? Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Nghệ An - Ảnh: DOÃN HOÀ GS Đỗ Đức Thái - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đặt nghi...