Trước giờ giao dịch 9/9: Không rời mắt khỏi nhóm trụ
Dù cho dòng tiền có manh nha vào Midcap và Penny nhưng thời điểm hiện tại mọi giao dịch đều cần dựa trên biến động của nhóm trụ
Quốc tế
Chỉ số Dow Jones giảm 632,42 điểm, khoảng -2,25% về mức 27.500,89. Chỉ số S&P 500 giảm gần 3%, mất khoảng 95,12 điểm về mức 3.331,84 điểm. Trong khi đó, Nasdaq giảm hơn 4,11% khi đà bán tháo diễn ra với nhóm ngành công nghệ.
Tin kinh tế trong nước
Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại tháng 8 thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD và lũy kế 8 tháng thặng dư 10,93 tỷ USD. Nguồn cung ngoại tệ dồi dào đã giúp NHNN liên tục mua vào lượng lớn ngoại tệ trong tháng 8, dự trữ ngoại hối hiện đã ởmức 92 tỷ USD và Chính phủ kỳ vọng sẽ tăng lên mức 100 tỷ USD vào cuối năm nay.
Tính đến thời điểm 30/6/2020, Sở Giao dịch Chứng khóa TP.Hồ Chí Minh (HoSE) ghi nhận tổng tài sản 2.075 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 2.173 tỷ đầu kỳ. Trong đó, HoSE đang nắm lượng tiền mặt, tiền gửi khá lớn với 1.055 tỷ đồng, tương đương 51% tổng tài sản. Doanh thu trong 6 tháng đầu năm đạt 382 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, chiềm phần lớn là doanh thu dịch vụ giao dịch chứng khoán với hơn 326 tỷ đồng. Sở ghi nhận lãi gộp 351 tỷ, tương đương mức biên 92%. Khấu trừ tất cả chi phí, HoSE ghi nhận lợi nhuận sau thuế 191 tỷ, tăng hơn 19%.
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPB) Hội đồng quản trị TPB thông qua chủ trương tiếp tục mua thêm cổ phiếu Công ty Chứng khoán Tiên Phong (ORS) tại đợt phát hành riêng lẻ trong năm 2020. Mục đích nhằm đảm bảo duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần của TPBank tại TPS là 9,01%. Giá chào mua thông qua hình thức phát hành cho nhà đầu tư chiến lược tối đa 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, để tiếp tục duy trì tỷ lệ 9,01%, dự kiến TPBank sẽ mua thêm khoảng 5,049 triệu cổ phiếu ORS trong đợt phát hành riêng lẻ này.
CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR) nghị quyết HĐQT thông qua phương án mua lại 3,5 triệu cổ phiếu (tương ứng 3,45% vốn điều lệ) làm cổ phiếu quỹ nhằm giảm lượng cổ phiếu lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cổ đông.
Video đang HOT
CTCP Lọc – Hoá dầu Bình Sơn (BSR) Nửa đầu năm 2020, doanh thu của BSR giảm gần 39% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 31.720 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ các sản phẩm lọc hoá dầu chiếm phần lớn trong số này và phần còn lại, chưa đến 1% từ nhiên liệu, sản xuất bao bì cùng thương mại dịch vụ. Lỗ sau thuế nửa đầu năm hơn 4.257 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 700 tỷ đồng.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất của lọc hoá dầu Bình Sơn là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khi miền Trung (BSR BF) do doanh nghiệp này nắm 65,54% vốn góp. BSR BF lỗ luỹ kế khoảng 1.085 tỷ đồng (tính đến 30/06/2020) và thiếu hụt vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 6% (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền chi ra 2.400 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng vào 23/9 và thời gian thanh toán dự kiến 9/10.
Phái sinh
Phái sinh xuất hiện vùng hỗ trợ khá tích cực tại vùng 820 và tạo ra 02 nhịp Long tận dụng từ vùng này với mục tiêu chính tại 835. Như đã nhấn mạnh, mức điểm 835 hiện đã trở thành kháng cự quan trọng do đó các vị thế Long hiện tại không nên quá lạm dụng để tranh rủi ro.
Chứng quyền hồi phục với sự phân hóa. Thanh khoản và GTGD hôm nay vẫn sụt giảm cho thấy dòng tiền có nhiều sự thận trọng hơn. Nhóm nhà đầu tư ngoại duy trì bán ròng tập trung mạnh vào nhóm CSTB2002, CVNM2006 & CMSN2001.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, sự phân hóa đang ngày càng rõ nét hơn tuy nhiên cần hết sức chú ý rằng nhóm trụ vẫn là yếu tố quyết định xu thế ngắn hạn trong thời gian tới các nhóm này chưa tìm được sự đồng pha trong xu thế, đặc biệt là chưa chấm dứt đà giảm thì giao dịch ngắn hạn sẽ trở nên trông gai hơn rất nhiều. Trong bối cảnh thị trường đang neo ở độ cao khá lớn, sự chủ động loại bỏ nhóm cổ phiếu quá yếu kém trong danh mục là điều nên làm đầu tiên. Một danh mục nhẹ gánh sẽ tạo lợi thế tốt để quản trị rủi ro trong trường hợp bất khả kháng!
Làm giá chứng khoán: Chơi dao có ngày đứt tay
Việc làm giá chứng khoán lộ liễu không đảm bảo sẽ thu về được lợi ích nhưng khi hoạt động phi pháp này bị phanh phui thì "cửa" quay lại thị trường của các nhà đầu tư là không thể, chưa kể còn vướng vòng lao lý.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Thực tế, theo giới phân tích chứng khoán truyền tai nhau nhiều cổ phiếu không có yếu tố "tạo lập thị trường" sẽ khó có chuyện thu hút được các nhà đầu tư, thanh khoản và giá trị giao dịch tăng. Tuy nhiên, để tạo lập được thị trường, nhất định phải có sự hậu thuẫn từ cổ đông lớn, thường là ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
Bóng dáng "nhà tạo lập"
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Tập đoàn Tân Thành Đô (232 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM) và ông Ngô Văn Cường (Quận 9, TP.HCM).
Theo đó, Tân Thành Đô bị phạt 1,2 tỷ đồng và ông Cường bị phạt 550 triệu đồng vì đã sử dụng 22 tài khoản để giao dịch nhằm tạo cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu CTF của CTCP City Auto. Tổng số tiền phạt là đối với tổ chức và cá nhân trên là 1,75 tỷ đồng.
Khi bị phanh phui hoạt động làm giá cổ phiếu các nhà đầu tư khó có cơ hội quay trở lại thị trường chứng khoán (Ảnh: Internet)
Được biết, Tập đoàn Tân Thành Đô là cổ đông sáng lập của City Auto với tỷ lệ nắm giữ ban đầu là 58,33% tuy nhiên sau khi cổ phiếu CTF lên sàn vào tháng 5/2017, Tân Thành Đô đã liên tiếp bán ra cổ phiếu này và giảm tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 13,26% (tính đến cuối năm 2019).
Đối với ông Ngô Văn Cường, trong tháng 6 ông Cường đã 2 lần bán ra cổ phiếu CTF với tổng khối lượng là 860.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,55% xuống 1,89%. Nhóm cổ đông liên quan đến ông Cường cũng chỉ còn nắm 4,79% vốn điều lệ của City Auto (tương ứng 2,18 triệu cổ phiếu CTF).
Hồi tháng 4 vừa qua, UBCKNN cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thanh Loan (quận Bình Thạnh, TP.HCM) số tiền 550 triệu đồng vì hành vi thao túng giá cổ phiếu.
Theo thông tin từ UBCKNN, bà Loan đã sử dụng 5 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu DTL của CTCP Đại Thiên Lộc. Một điểm trùng hợp là danh sách lãnh đạo và cổ đông lớn của Đại Thiên Lộc cũng có một cá nhân tên Nguyễn Thanh Loan.
Bà Nguyễn Thanh Loan tại Đại Thiên Lộc hiện đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc Đại Thiên Lộc và là con gái của ông Nguyễn Thanh Nghĩa - Chủ tịch HĐQT. Tính tới 14/5/2019, bà Loan nắm giữ hơn 6,2 triệu cổ phiếu, tương đương 10,16% vốn điều lệ của Đại Thiên Lộc. Gia đình ông Nghĩa tại thời điểm này nắm giữ tổng cộng hơn 29,2 triệu cp DTL, tương đương 47,56% vốn điều lệ.
Không chỉ trùng tên mà bà Nguyễn Thanh Loan bị UBCKNN xử phạt còn trùng cả địa chỉ thường trú với vị CEO của Đại Thiên Lộc khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Loan đang thao túng chính cổ phiếu của công ty mà mình điều hành.
"Cuộc chơi" khốc liệt
Có một điều đáng chú ý tại các thông báo quyết định xử phạt đều có phần "sau khi tính toán kiểm tra, UBCKNN thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của nhà đầu tư".
Tuy nhiên, nếu không có lợi thì tại sao lại vi phạm là câu hỏi không dễ trả lời. Không có lợi mà các vụ việc có vẻ như không ít đi, việc xử phạt tới hơn nửa tỷ đồng cũng không khiến các nhà đầu tư e ngại mà vẫn quyết "liều mình"?
Để lý giải cho những thắc mắc này, giới phân tích lâu nay vẫn truyền tai nhau về một "định luật" về nhiều cổ phiếu không có yếu tố "tạo lập thị trường" sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư kéo thanh khoản và giá trị giao dịch tăng. Và để tạo lập được thị trường thì nhất định phải có sự hậu thuẫn từ các cổ đông lớn, thường là ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
Thực tế là đã không ít doanh nghiệp sử dụng "phong trào" này để làm hình ảnh cho cổ phiếu của mình trên sàn chứng khoán và đã gặt hái được thành công. Thế nhưng đây thật sự là một "con dao hai lưỡi" bởi cũng đã có lãnh đạo phải trả giá đắt cho sự lựa chọn của mình.
Một ví dụ gần đây nhất là trường hợp của bà Phạm Thị Hinh - cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Khoáng sản Bình Thuận (mã: KSA) đã bị tuyên phạt 18 tháng tù do là chủ mưu trong việc làm giá cổ phiếu KSA.
Vào năm 2015, khi giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, bà Phạm Thị Hinh đã lập đến 69 tài khoản để mua qua bán lại, tạo ra cung cầu ảo, thu hút các nhà đầu tư. Hành vi của bà Hinh và đồng phạm được cơ quan tố tụng đánh giá là đã gây thiệt hại cho gần 1.500 nhà đầu tư với số tiền hơn 8 tỷ đồng, cùng với đó là một số CTCK cũng bị thiệt hại về cho vay margin gần 800 triệu đồng.
Thực tế, việc lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết bị xử phạt hay vướng vòng lao lý vì thao túng giá cổ phiếu không phải là chuyện hiếm trên thị trường chứng khoán nhưng "thủ thuật" mà các nhà lãnh đạo này sử dụng đều là lập hàng chục tài khoản để mua đi bán lại một cổ phiếu đã trở nên quá thô sơ, dấu hiệu làm giá lộ liễu.
Có ý kiến cho rằng không rõ chiêu trò lộ liễu này là ngờ nghệch quá đỗi hay đang coi thường cơ quan quản lý và việc bị xử phạt hình sự là cái giá tất yếu phải trả. Rõ ràng, khi đã bị xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu thì cơ hội quay lại thị trường là không thể.
Theo chia sẻ của một vị giám đốc môi giới của CTCK cho rằng, những nhân viên môi giới có trách nhiệm sẽ phải bảo đảm sự an toàn cho nhà đầu tư để trước khi tính đến việc có lợi nhuận thì chắc chắn là sẽ không mất tiền. Do đó, những cổ phiếu kém chất lượng sẽ không được khuyến nghị, thậm chí gạt ra khỏi danh mục tư vấn.
Từ đây cho thấy, yếu tố minh bạch, uy tín cá nhân ngày càng được đề cao để bảo đảm cho sự chuẩn mực của thị trường chứng khoán. Làm giá cổ phiếu chưa chắc đã trục lợi nhưng có thể đánh mất mọi thứ là cái giá phải trả cho hành động phi pháp.
Thanh khoản sàn HoSE xuống thấp nhất 1 tháng, VnIndex tăng nhẹ nhờ hàng loạt thông tin tích cực Theo quan sát của chúng tôi, khác với thị trường chứng khoán hồi đầu năm 2019 với việc đi ngang và chốt lãi ngắn 5-6%/nhịp thì hiện tại nhiều cổ phiếu đang tạo ra những nhịp tăng/giảm dài hơn giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán hơn. So với phiên giao dịch buổi sáng thì phiên chiều không nhiều biến động đáng...