Trước “giờ G”: Nườm nượp sĩ tử đến cầu may tại Văn Miếu
Chỉ còn 1 ngày trước khi các sĩ tử bước vào kì thi THPT Quốc gia 2018, sáng ngày 23/6, nhiều thí sinh và phụ huynh đã đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để thắp hương cầu may mắn đỗ đạt.
Từ lâu đã trở thành thông lệ, trước mỗi kì thi vượt cấp quan trọng, Văn Miếu Quốc Tử Giám lại tấp nập chào đón các sĩ tử đến với ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam cầu may mắn. Và năm nay cũng không ngoại lệ, trung bình mỗi ngày có tới 1.000 – 2.000 thí sinh, phụ huynh tới mua vé để vào tham quan và thắp hương lễ bái, chị Hương nhân viên bán vé chia sẻ.
Bàn thờ đức Khổng Tử trong chính điện Đại Thành là nơi thu hút đông đảo nhất các thí sinh đến khấn vái, tỏ lòng thành kính, gửi gắm ước nguyện đăng khoa, bạn Mai Linh, (trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội) đang chắp tay trước ban thờ với mong muốn đạt được điểm cao, đỗ được nguyện vọng 1 vào trường đại học Kinh tế Quốc dân trong kì thi sắp tới.
Em Lưu Quang Đạt, trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội rất hồi hộp trước khi bước vào kì thi quyết định bước ngoặt cũng như ước mơ của mình. Em mong làm bài thật suôn sẻ, đỗ vào trường đại học mình lựa chọn. Ngoài cách chạm tay vào đầu rùa, em cũng dùng ngón tay viết tên, số báo danh và nguyện vọng lên bảng “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia” lấy may mắn.
Bên cạnh đó cũng không ít phụ huynh tới để dâng lễ vàng hương, trà quả để cầu cho con mình vượt vũ môn được tốt đẹp.
Chị Kim Anh, (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi mong cho được vững tâm về mặt tâm linh; xin một chút lộc của các “vị hiền triết” phù hộ cho con gái được thuận buồm xuôi gió những ngày thi sắp tới. Đây cũng là dịp để tôi đưa con đi tham quan, cho cháu bớt căng thẳng và được nghỉ ngơi thư giãn trước kì thi lớn của cuộc đời”.
Video đang HOT
Được biết, nhiều năm gần đây, Ban Quản lí Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đã xây dựng hàng rào bao quanh khu vực tượng rùa đá cõng bia Tiến sĩ, nhằm không cho du khách tham quan sờ đầu rùa đá cầu may mắn như trước. Thay vào đó, các sĩ tử sẽ được thoải mái sờ đầu rùa đồng cõng hạc đặt ở ngoài chính điện.
Nhiều phụ huynh chuẩn bị lễ thắp hương đầy đủ hoa quả, rượu trà cầu mong cho con được như ý nguyện trước kì thi.
Các phụ huynh và sĩ tử cẩn thận ghi lại số báo danh, phòng thi trên giấy hoặc tiền để cầu xin được chính xác hơn.
Theo ghi nhận của PV, dù đã 12h trưa, nhưng nhiều sĩ tử không quản ngại trời nắng gắt, vẫn thành tâm đứng cầu nguyện mong nhận được sự may mắn của các bậc hiền nhân.
“Xin chữ” ông đồ mong muốn được nhận may mắn
Theo cô Hồng làm việc tại Văn Miếu, trước mỗi kì thi, các sĩ tử đến “xin chữ” đông hơn ngày thường; nhiều khi cụ đồ viết không kịp nghỉ. Các sĩ tử thường xin chữ Đăng Khoa, Đỗ Đạt, Trang Nguyên, Hiếu Học… tùy vào tâm ý của mỗi người với mong muốn sự nghiệp học được mở rộng.
Không chỉ các thí sinh ở Hà Nội đến cầu may, cũng rất nhiều nhóm thí sinh những tỉnh lân cận rủ nhau đến thắp hương và tham quan vui chơi trước ngày thi. Nhóm bạn Thu Vân, trường THPT Ngô Gia Tự (Bắc Ninh), chúng em có mặt xếp hàng mua vé vào Văn Miếu từ sớm để cùng nhau nói lên ước nguyện và quyết tâm đỗ đại học năm nay.
Ngày mai, kì thi THPT Quốc gia 2018 sẽ chính thức khởi động, dự kiến cả nước có khoảng hơn 925.000 thí sinh tập trung phổ biến quy chế để chuẩn bị cho ngày thi đầu tiên được đúng quy định.
Hà Cường
Theo Dân trí
Thủ khoa khối B kỳ thi THPT Quốc gia: 3 việc sĩ tử cần làm trong thời điểm nước rút
Chàng thủ khoa khối B này còn đưa ra 'mẹo hay' cho các sĩ tử trong trường hợp phải 'chọn bừa' đáp án khi không kịp giờ.
Trò chuyện với Thủ khoa hôm nay sẽ giới thiệu đến các sĩ tử câu chuyện về chàng trai đạt 29,15 điểm khối B kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 Nguyễn Tiến Dũng (SN 1998, sinh ra ở xóm Trung Tâm, xã Nghi Ân, TP.Vinh, Nghệ An). 9X từng là thủ khoa khối B trường ĐH Y Hà Nội chuyên ngành Bác sĩ đa khoa 2 năm trước.
Số điểm mà Tiến Dũng đạt được ở tổ hợp khối B là Toán: 9,75; Hóa: 9,8; Sinh: 9,6. Ngoài ra ở tổ hợp khối A, Dũng cũng xuất sắc đạt 28,35 điểm với điểm số môn Vật Lý là 8,8.
Chân dung thủ khoa kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Theo chia sẻ của Tiến Dũng, có 3 việc cần làm trong thời điểm 'nước rút' này là ôn lại kiến thức, luyện giải nhanh đề thi và kiểm tra lại.
Cụ thể, trước tiên, các thí sinh nên dành ra ít nhất 1-2 buổi ôn lại một lượt sách giáo khoa hoặc vở học và bài giảng của thầy cô để ghi nhớ lại kiến thức một lần nữa.
Về luyện giải nhanh đề thi, tức là luyện làm bài một cách chính xác và tốc độ. Trong đó, tính chính xác là điều được đặt lên hàng đầu. 'Thử nghĩ xem, nhanh mà ẩu và sai rất nhiều thì còn lại bao nhiêu điểm, làm bài nào cũng chính xác hoàn toàn nhưng làm không kịp thì điểm vẫn cao. Nên nhớ rằng nếu kiến thức mình đã chắc chắn thì việc làm thừa thời gian rất bình thường, ít thì 5 phút, nhiều thì 15-20 phút' - Dũng cho hay. Song song giữa việc luyện giải đề phải kết hợp cả ôn lại kiến thức. Cụ thể, sau khi làm đề các bạn sẽ biết được mình hổng kiến thức chỗ nào, dựa vào đó mà ôn lại thật kỹ những phần chưa ổn.
Thứ ba đó là kiểm tra lại. Theo chàng thủ khoa, khi làm bài phải đánh dấu lại những câu chưa chắc chắn để nếu còn thời gian thì kiểm tra lại.
Chàng trai quê Nghệ An giành số điểm 29,15 cho tổ hợp khối B
Cách làm bài thi từng môn như thế nào cũng được Tiến Dũng đưa ra lời khuyên tỉ mỉ. Theo Dũng, đề thi gồm 40 câu, 50 phút, đối với môn Sinh học thì khá thoải mái để làm.
Với môn Sinh, anh chàng thủ khoa chia sẻ sĩ tử nên đọc đi đọc lại lý thuyết trong sách giáo khoa để hiểu sâu kiến thức, việc nắm cốt lõi kiến thức mới là điều quan trọng. Để tránh mất điểm phần lý thuyết môn Sinh, bạn nên luyện làm phần này thật nhuần nhuyễn.
Đối với môn Hóa, theo Dũng thì các sĩ tử không cần ngồi học thuộc lòng các công thức mà cần tìm hiểu kỹ bản chất vấn đề rồi làm nhiều bài tập để dễ nhớ công thức hơn. Các nguyên tắc cần nhớ như: Làm nhanh những câu tốt nghiệp, dành thời gian làm những câu khó hơn; tính chính xác luôn nhớ phải đặt lên hàng đầu, làm đến đâu phải đúng đến đó. Đánh dấu những câu chưa chắc chắn hoặc chưa làm được, để nếu còn thời gian thì làm lại.
Dũng còn đưa ra cách khoanh đáp án sao cho chính xác nhất: 'Nếu làm không kịp thì dựa vào tỷ lệ các đáp án phía trước mà khoanh vào đáp án có số lượng ít nhất thì xác suất trúng cao hơn. Nhưng bình thường có thể loại 50:50 nữa, dựa vào kinh nghiệm làm đề của mỗi người có thể xác định được đáp án đúng'.
Hiện tại, 9X đang theo học năm 2, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, ĐH Y Hà Nội
Chế độ nghỉ ngơi cũng là một điều khá quan trọng khi kỳ thi đang cận kề. Dũng nhấn mạnh, các sĩ tử nên điều chỉnh đồng hồ sinh học để quen với trạng thái làm việc ban ngày thay vì ban đêm. Ngoài ra cần phải ngủ đủ giấc, đúng giờ vào ban đêm, sáng tập dậy sớm để tỉnh táo, sẵn sàng cho những ngày thi cam go.
Theo tiin.vn
5 điều kiêng kị dành cho sĩ tử trước ngày vượt vũ môn? Kỳ thi quan trọng đã cận kề, có biết bao nhiêu việc cần làm một cách cẩn thận để công sức 12 năm dùi mài kinh sử không đổ xuống sông xuống bể. Các bạn hãy nhớ kỹ những điều cần tránh này nhé! 1. Kiêng đồ ăn đen đủi Theo quan niệm không biết... do ai nghĩ ra, các sĩ tử có...