Trước bầu cử giữa kỳ, phe Cộng hòa tại Hạ viện chia rẽ về viện trợ cho Ukraine
Các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang đưa ra những thông điệp trái chiều về vấn đề viện trợ cho Ukraine trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ vào tháng 11 tới.
Ông Kevin McCarthy, thủ lĩnh phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Ảnh: Getty Images
Theo tờ The Guardian, ông Kevin McCarthy, lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Hạ viện, đã nói rằng Quốc hội Mỹ sẽ không “viết séc trắng cho Ukraine” nếu đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng tới. Điều này làm dấy lên lo ngại ở Ukraine rằng Mỹ sẽ ngừng viện trợ thiết bị quân sự.
Cụ thể, ông McCarthy nói với trang web Punchbowl News ngày 18/10: “Tôi nghĩ mọi người sẽ rơi vào suy thoái và họ sẽ không viết séc trắng cho Ukraine… Họ sẽ không làm điều đó. Đó không phải là séc trắng miễn phí… Ukraine quan trọng, nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất”.
Tuy nhiên, vài giờ sau, thành viên Cộng hòa cấp cao trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, ông Michael McCaul, lại cho rằng cần tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ông là người có khả năng sẽ điều hành ủy ban này trong trường hợp đảng Cộng hòa giành chiến thắng vào tháng 11.
Ông nói với Bloomberg: “Chúng ta phải cung cấp cho họ những gì họ cần. Khi chúng ta cung cấp cho họ những gì họ cần, họ sẽ chiến thắng”. Đặc biệt, ông đề cập đến Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS), có tầm bắn xa hơn các tên lửa mà chính quyền Mỹ đang cung cấp.
Tới nay, chính quyền Mỹ đã từ chối cấp cho Ukraine ATACMS vì lo ngại rằng nếu Ukraine dùng chúng để bắn vào lãnh thổ Nga, xung đột có thể leo thang mạnh, khiến NATO phải can dự.
Ông McCaul lập luận rằng các tên lửa này sẽ hữu ích trong tấn công các địa điểm phóng tên lửa và máy bay không người lái của Nga ở Crimea.
Tuy nhiên, ông McCaul cũng cảnh báo thêm về việc Mỹ chi tiêu cho viện trợ Ukraine: “Tôi nghĩ nếu chúng tôi giành thế đa số, các bạn sẽ thấy chúng tôi giám sát nhiều hơn và có trách nhiệm giải trình về nguồn vốn và tiền đi đâu. Tôi nghĩ người đóng thuế Mỹ xứng đáng nhận được điều đó”.
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho rằng các thông điệp trái chiều nói trên phản ánh cuộc tranh luận nội bộ trong đảng Cộng hòa giữa hai bên: những người bảo thủ về an ninh quốc gia truyền thống và những người theo tư tưởng của cựu Tổng thống Donald Trump.
Theo bà Elisabeth Braw, một thành viên tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, khác biệt trong thông điệp như trên phản ánh căng thẳng chính sách đối ngoại nội bộ. Bà nói: “Đây là một ví dụ rõ ràng về hai phe trong đảng Cộng hòa. Chúng ta đã có phe Trump và sau đó là phe Cộng hòa truyền thống hơn. Về vấn đề Ukraine, điều này đã diễn ra rất rõ ràng”.
Trong một ví dụ khác về chia rẽ nội bộ, tài khoản Twitter của Ủy ban Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC), đã đăng một bài vào cuối tháng 9 và đặt câu hỏi khi nào Tổng thống Biden và đảng Dân chủ sẽ ngừng tặng quà cho Ukraine.
Cựu Tổng thống Donald Trump thường được mô tả là người ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã đề xuất rằng người Ukraine nên thỏa thuận với ông Putin. Ông Trump nói: “Chúng ta phải yêu cầu đàm phán ngay lập tức về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine một cách hòa bình, nếu không chúng ta sẽ xảy ra thế chiến thứ ba. Sẽ không còn gì trên hành tinh của chúng ta. Tất cả chỉ vì những kẻ ngu ngốc không biết gì… Họ không hiểu sức mạnh của hạt nhân”.
Các thành viên đảng Cộng hòa cực hữu theo tư tưởng của ông Trump như Marjorie Taylor Greene đã lặp lại các quan điểm trên về Nga, nói rằng chính phủ Ukraine chỉ tồn tại vì Bộ Ngoại giao Mỹ thời ông Barack Obama đã giúp lật đổ chế độ trước đó.
Dù vậy, bà Victoria Coates, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, nói rằng chỉ số ít người trong đảng Cộng hòa có những quan điểm như vậy. Bà nói: “Người dân Mỹ ở cả hai đảng ủng hộ rộng rãi việc hỗ trợ Ukraine, vì vậy sẽ có sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội”. Bà Coates cũng nhận định rằng với nhiều người trong phe Cộng hòa, dường như chính quyền đang ném tiền vào Ukraine… Bà nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta rất cần Quốc hội giám sát các quỹ bổ sung được sử dụng cho mục đích này”.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 tại Mỹ - Vào chặng nước rút
Đảng Dân chủ tiếp tục chiếm đa số tại Thượng viện, trong khi đảng Cộng hòa sẽ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện.
Đây là kịch bản được giới phân tích nhắc tới nhiều nhất trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ vào tháng 11 tới.
Trụ sở Quốc hội Mỹ tại Washington D.C. Ảnh: house.gov
Vì sao có bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ
Chính trường Mỹ đang nóng lên khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Ngoài cuộc đua vào lưỡng viện Quốc hội khóa 118, cuộc bầu cử còn bầu lại hàng loạt vị trí thống đốc tiểu bang và chính quyền địa phương.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ có tên gọi đầy đủ là "bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống". Các nhà lập quốc tại Mỹ, xuất phát từ mong muốn xây dựng một hệ thống chính trị cân bằng và bền vững, đã đưa vào Hiến pháp hình thức bầu cử khác với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong khi Tổng thống Mỹ được bầu qua lá phiếu đại cử tri, thì lưỡng viện quốc hội, thống đốc các tiểu bang và chính quyền địa phương lại được bầu qua hình thức phổ thông đầu phiếu.
Hiến pháp Mỹ qui định nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm, Hạ nghị sĩ nhiệm kỳ 2 năm, Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm. Do đó, cứ mỗi 2 năm, vào giữa nhiệm kỳ của tổng thống, cử tri trên khắp nước Mỹ sẽ bầu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện và 1/3 trên tổng số 100 ghế tại Thượng viện.
Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ thường được tổ chức vào ngày thứ 3 sau ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 11 của năm bầu cử. Do đó, cuộc bầu cử năm 2022 sẽ diễn ra vào thứ Ba ngày 8/11 tới để bầu lại tất cả 435 ghế Hạ nghị sĩ; 35/100 ghế Thượng nghị sĩ và 36 thống đốc tiểu bang và hàng loạt cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Từ ngày 28/10, cử tri tại một số bang có thể được phép đi bỏ phiếu sớm.
Dù tên của Tổng thống Joe Biden không có trên bất kỳ lá phiếu nào, song cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được coi như một cuộc trưng cầu dân ý toàn liên bang đối với kết quả điều hành chính phủ của ông Biden nói riêng, và đảng Dân chủ nói chung, trong gần 2 năm qua. Kết quả bầu cử cũng sẽ phát đi tín hiệu về đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ trong ít nhất 2 năm tới. 2022 là cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra sau cuộc tổng điều tra dân số năm 2020. Những người thắng cử vào Quốc hội khóa 118 sẽ nhậm chức ngày 3/1/2023.
Phòng họp chính của Hạ viện Mỹ. Ảnh: house.gov
Cuộc đua tại Hạ viện
Hạ viện khóa 117 đảng Dân chủ nắm 220 ghế, đảng Cộng hòa giữ 212 ghế và có 3 ghế trống. Chủ tịch Hạ viện hiện nay là Hạ nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, Lãnh đạo phe đa số là Hạ nghị sĩ Dân chủ Steny Hoyer và Lãnh đạo phe thiểu số là Hạ nghị sĩ Cộng hòa Kevin McCathy.
Đảng Dân chủ đang toàn quyền kiểm soát cả Nhà Trắng, Hạ viện và Thượng viện. Tuy nhiên, lịch sử chính trường nước Mỹ có một xu hướng phổ biến, đó là đảng đang nắm giữ Nhà Trắng thường thất bại hoặc mất nhiều ghế trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Laura Smith, chuyên gia nghiên cứu lịch sử các đời tổng thống Mỹ tại Đại học Oxford, nói: "Cử tri Mỹ có xu thế bỏ phiếu bất lợi cho một tổng thống đương nhiệm trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ".
Có tổng cộng 19 cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được tổ chức kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay. 17/19 cuộc bầu cử đó đảng của tổng thống đều mất ghế tại Hạ viện, với tỷ lệ trung bình là mất 27 ghế. Xa hơn, kể từ năm 1862, đảng của tổng thống để mất ghế tại Hạ viện tới 36 trên tổng số 40 cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Kết quả thăm dò dư luận mới nhất do Washington Post-ABC News tiến hành cuối tháng 9 cho thấy tỷ lệ không ủng hộ Tổng thống Biden đang tăng lên, với 53% số người Mỹ được hỏi bày tỏ không đồng tình với cách điều hành chính phủ của ông Biden, trong khi 51% số cử tri độc lập nói rằng họ muốn phe Cộng hòa nắm giữ Quốc hội vào năm tới để giám sát Nhà Trắng.
Trong khi đó, cuộc thăm dò dư luận do CNN tiến hành đầu tháng 10 cho thấy cuộc đua tại Hạ viện sẽ rất gay cấn, với 50,8% ủng hộ đảng Dân chủ và 49,7% ủng hộ đảng Cộng hòa.
Với tỷ lệ Dân chủ 220 ghế-Cộng hòa 212 ghế hiện nay, đảng Cộng hòa cần giữ nguyên được số hiện tại và giành thêm được 6 ghế nữa để hội đủ 218 ghế và kiểm soát lại Hạ viện. Theo giới quan sát, đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.
Phòng họp của Thượng viện Mỹ. Ảnh: C-Span
Cuộc đua tại Thượng viện
Chủ tịch Thượng viện hiện nay là Phó Tổng thống Kamala Harris (Dân chủ), Chủ tịch tạm quyền là Thượng nghị sĩ Patrick Leahy (Dân chủ); Lãnh đạo phe đa số là Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (Dân chủ); Lãnh đạo phe thiểu số là Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (Cộng hòa).
Thượng viện khóa 117 đang ở thế sít sao. Đảng Dân chủ giữ 50 ghế (gồm 48 ghế của các Thượng nghị sĩ Dân chủ và 2 ghế trung lập nhưng ủng hộ Dân chủ), trong khi đảng Cộng hòa nắm 50 ghế. Tuy nhiên, theo Hiến pháp Mỹ, do Phó Tổng thống Harris, trên cương vị Chủ tịch Thượng viện, là người đảng Dân chủ nên lá phiếu "phá băng" của bà giúp đảng Dân chủ nắm đa số tại Thượng viện Mỹ.
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, giới phân tích đánh giá đảng Dân chủ đang có lợi thế hơn. Trong số 35 ghế thượng nghị sĩ bầu lại lần này, đảng Dân chủ chỉ có 14 ghế, trong khi phe Cộng hòa sẽ phải bầu lại tới 21 ghế.
Bên cạnh đó, cuộc đua sẽ thêm phần khó cho đảng Cộng hòa khi họ sẽ phải "bảo vệ" hai ghế thượng nghị sĩ tại hai bang mà ông Joe Biden (Dân chủ) giành thắng lợi thuyết phục trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là Pennsylvania and Wisconsin.
Mỹ: Các văn phòng bầu cử siết chặt an ninh trước thềm bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ Các quan chức bầu cử lo ngại những rủi ro bạo lực liên quan đến bầu cử trước đây chỉ là giả thuyết giờ đã trở nên thật hơn. Nhân viên trong các văn phòng bầu cử làm việc sau lớp kính chắn đạn. Ảnh: Reuters Khi các cử tri tại hạt Jefferson (bang Colorado, Mỹ) đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử...