Trung thu nên ăn gì?
Ăn gì vào tết trung thu? Chúng ta nên ăn gì? Tết trung thu sắp tới rồi, trung thu mọi người vui vẻ quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức những món ăn dân dã trong những ngày này, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn hi vọng giúp mọi người vui vẻ bên nhau trong ngày tết trung thu này nhé!
Bánh trung thu
Bánh trung thu là một phong tục truyền thống lâu đời của nước ta. Gió mát trăng thanh, mang lại cho con người ta cảm giác dễ chịu, thoải mái, mọi người quây quần bên nhau cùng ăn bánh, ngắm trăng, tạo không khí ấm cúng, đoàn viên. Bánh trung thu là loại bánh hình tròn như mặt trăng, bên trong được nhồi nhân rất ngon và hấp dẫn.
Ăn khoai môn trong tết trung thu có ngụ ý tiêu diệt tà ác, đồng thời thể hiện cho thấy không tin vào tà ác, thể hiện khí khái và sự tôn thờ cái thiện.
Video đang HOT
Ốc
Mọi người cho rằng ăn ốc vào tết trung thu có tác dụng làm sáng mắt. Qua phân tích, nghiên cứu cho thấy, ốc rất giàu chất dinh dưỡng, mà hàm lượng vitamin A trong ốc lại là chất quan trọng của sắc tố thị giác. Ăn ốc sáng mắt cũng đã trở thành lý niệm. Song, vì sao nhất định phải ăn ốc vào tết trung thu? Có người cho rằng trong khoảng trước và sau tết trung thu là thời điểm ruột ốc trống, không có con, vì vậy thịt rất ngon. Là thời điểm ăn ốc ngon nhất. Ở nước ta hiện nay có không ít gia đình có tập tục ăn ốc vào tết trung thu.
Xôi ngó sen thể hiện cát tường
Trung thu ăn ngó sen còn có nghĩa là đoàn viên. Cho ngó sen, hoa quế trộn cùng với xôi, mùi thơm của gạo nếp cộng với mùi thơm của ngó sen và mùi thơm của hoa quế sẽ tăng thêm hương vị đậm đà của xôi, khiến cho bữa tiệc đoàn viên của gia đình càng thêm ấm cúng.
Theo VNE
Khâu nhục - sự cầu kỳ mang đến món ăn tuyệt hảo
Với người dân Xứ Lạng, món khâu nhục hay còn gọi là "nằm khâu" theo cách gọi của người dân tộc đã không còn xa lạ, nhưng với nhiều vùng miền khác thì việc nghe đến tên cũng là một điều bí mật.
Khâu nhục là món ăn mang văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân Lạng Sơn nó đã được biến tấu và trở thành món ngon và đôc đáo trong mỗi bữa cơm sang trọng, tiếp đón khách phương xa hay lễ tiệc của người dân vùng này.
Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ với nguyên liệu là thịt ba chỉ và hầm cách thủy trong thời gian khá lâu.
Theo anh Lê Văn Cao (một chủ quán khâu nhục ngon nổi tiếng ở Lạng Sơn): "Bí quyết của món này là phải biết chọn nguyên liệu ngon, nêm gia vị cho phù hợp và làm kỹ trong từng khâu chế biến".
Trước hết là thịt ba chỉ ngon nhất của con lợn 60-70kg là vừa, nếu không sẽ bị béo quá. Ngoài ra cần các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, khoai môn, địa liền, tỏi, ớt, mật ong, xì dầu, rượu, giấm, bột ngọt, hạt tiêu và đặc biệt là phải có loại rau muối mặn của đồng bào dân tộc thì món mới ngon và đặc trưng.
Thịt ba chỉ cạo sạch lông, rửa sạch để ráo nước, cắt miếng to khoảng 0,5kg cho vào nồi luộc chín tới. Thịt ba chỉ sau khi luộc sơ được tẩm gia vị là giấm và xì dầu để lên màu bóng mượt rồi dùng tăm tre chọc bì thật kỹ để bì có khả năng hấp thụ nước cho mềm. Càng châm kỹ thì miếng thịt sẽ càng ngon hơn và đem quay, vừa quay vừa quyết mật ong cho vàng bì hoặc cho vào chảo mỡ chao cho vàng miếng thịt rồi vớt ra để nguội.
Khoai môn hoặc khoai lang gọt vỏ, thái miếng cho vào mỡ chao giòn, vớt ra để nguội. Gia vị của món khâu nhục rất cầu kì. Rau muối mặn dùng để làm thức ăn mặn của người Hoa, Tày, Nùng ở Lạng Sơn đem rửa cho hết sạn và độ mặn, băm nhỏ rồi trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ xếp xuống dưới đĩa, trên là khoai môn hoặc khoai lang.
Thái thịt thành từng miếng độ dày mỗi miếng khoảng 2 ngón tay rồi xếp thịt lên trên đĩa khoai thành hình tròn, úp bát to vào lật lại để nguyên đĩa, xếp từng bát thịt vào nồi hấp cách thủy độ 3-4 giờ cho thịt chín và mềm nhừ thì là món ăn đã hoàn thành
Bỏ ra thịt có màu vàng đều, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng mà không lẫn đi đâu được.
Món khâu nhục đã trở thành món ăn truyền thống của người dân Lạng Sơn và một điều hấp dẫn với khách du lịch. Ở bất cứ đám cưới nào của người dân nơi đây ta cũng dể dàng bắt gặp món ăn này. Tuy đã quá quen thuộc nhưng khâu nhục vẫn là một món ăn mà ai ăn cũng "gật gù" khen ngon.
Theo VNE
[Chế biến] - Chả giò cốm xanh Cái sắc xanh và vị ngọt a cốm trong món Chả giò cốm xanh sẽ mang đến một hương vị khác lạ cho món chả giò quen thuộc. Nguyên liệu: - Thịt xay 100g - Trứng gà 2 quả - Giăm bông 40g - Tôm lột vỏ 60g - Mực tươi 60g - Khoai môn 80g - Nấo 15g - Búu (miến khô)...