Trung tâm Tiếng Anh Langmaster có tốt không?
Nếu bạn đang thắc mắc: Trung tâm tiếng anh Langmaster có tốt không? Khóa học ở đây có thực sự hiệu quả hay chỉ là lời quảng cáo? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Cùng giải đáp câu hỏi trên ở 3 khía cạnh: phương pháp học tập, mô hình học tập và đội ngũ giảng viên.
Phương pháp học của Langmaster có tốt không?
Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP), Học qua trải nghiệm (ELC), Học qua dự án (PBL), Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom),.. là những phương pháp đào tạo đặc biệt tại Langmaster. Bên cạnh công dụng riêng biệt, các phương pháp cũng bổ trợ cho nhau, giúp học viên thay đổi tư duy và thói quen học tiếng Anh. Cụ thể:
Phương pháp ELC: Học thông qua trải nghiệm từ các tình huống thực tế giúp học viên xây dựng kiến thức nền tảng về các chủ đề cụ thể và hình thành phản xạ khi gặp tình huống trong giao tiếp thực tế.
Phương pháp PBL: Học viên được đào tạo theo các dự án, giúp phát triển toàn diện các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,…
Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom): không chỉ học trên lớp, học viên còn được ôn tập và học online tại nhà. Nâng cao khả năng tự học và tiếp thu kiến thức một cách chủ động là ưu điểm vượt trội của phương pháp này.
Đặc biệt, Langmaster còn được biết đến là đơn vị tiên phong ứng dụng Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy-NLP trong đào tạo và giảng dạy tiếng Anh. Đây là phương pháp nghiên cứu và ứng dụng thói quen của người thành công, giúp truyền cảm hứng, thay đổi tư duy, tạo động lực giúp người học rút ngắn thời gian học tiếng Anh và hình thành thói quen học tập hiệu quả.
Với hơn 120.000 học viên theo học trên khắp cả nước, hơn 80% tỷ lệ học viên có thể tự tin giao tiếp và tự học tiếng Anh một cách hiệu quả đang cho thấy Langmaster đã ứng dụng hiệu quả phương pháp học tập, nhận được sự tín nhiệm từ học viên, tạo ra thay đổi đột phá giúp học viên tiến bộ nhanh hơn so với cách học truyền thống.
Video đang HOT
Mô hình học của Langmaster có tốt không?
Ngoài phương pháp đào tạo đặc biệt, Langmaster còn được biết đến là trung tâm có mô hình học tập độc đáo: 4CE (Class, Club, Conference, Community, E-study).
Ưu điểm của mô hình học này chính là mang đến các buổi học sinh động, thú vị, dễ tiếp thu. Nhờ đó, học viên có thể phát triển toàn diện khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp của mình.
Không chỉ học tiếng Anh trên lớp, học viên còn được ôn tập và thực hành các kỹ năng thông qua hệ thống học online và các hoạt động của câu lạc bộ do Langmaster tổ chức. Bên cạnh đó, học viên còn có cơ hội tham gia các hội thảo với chuyên gia, hoạt động cộng đồng để nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân.
“Đối với em môi trường học tập ở Langmaster rất khác biệt và hiệu quả. Môi trường ở đây rất năng động, trẻ trung và thực sự giúp học viên có thể phát triển các khả năng của mình. Sau vài tháng học ở Langmaster, em đã tự tin hơn nhiều và có thể giao tiếp với người nước ngoài một cách trôi chảy”, bạn Bùi Ngọc Quyên lớp LCP-LCC 08 chia sẻ
Giảng viên của Langmaster có tốt không?
Tại Langmaster, quy trình tuyển chọn và đào tạo đội ngũ giảng viên và trợ giảng khắt khe hơn hẳn so với mặt bằng giáo viên tiếng Anh ở các trung tâm khác.
Yêu cầu đầu tiên là tất cả giảng viên và trợ giảng phải có tình yêu và đam mê với lĩnh vực giáo dục. Thêm vào đó, 100% giảng viên tại trung tâm đều đạt 7.5 IELTS hoặc 850 TOEIC, được đào tạo bài bản trong tối thiểu 2 tháng về kỹ thuật giảng dạy và kỹ năng sư phạm, cập nhật các phương pháp giảng dạy tiến tiến nhất. Sau quá trình đào tạo và sàng lọc, số lượng giảng viên được tuyển chọn để đứng lớp chỉ chiếm 10-20% so với số lượng được nhận vào để đào tạo ban đầu.
Để trở thành trợ giảng tại Langmaster, bạn cần đạt 6.0 IELTS hoặc 650 TOEIC. Không chỉ giúp học viên khuấy động tinh thần học tập, trợ giảng còn tham gia các hoạt động trong lớp học và hỗ trợ giảng viên check lỗi bài tập về nhà.
Tạm kết
Langmaster đã và đang khẳng định chất lượng đào tạo với với tổng 9.3 điểm chất lượng trên Edu2Review (Nền tảng đánh giá giáo dục uy tín nhất hiện nay) và gần 5.000.000 follow trên kênh Facebook, Youtube.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có đáp án cho câu hỏi “ Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster có tốt không?”. Nếu bạn chưa biết bắt đầu học tiếng Anh từ đâu, Langmaster chắc chắn là sự lựa chọn tuyệt vời giúp khơi dậy đam mê tiếng Anh, thay đổi tư duy và hình thành thói quen tích cực.
Tìm hiểu thêm tại https://langmaster.edu.vn/hoc-tieng-anh-giao-tiep-cho-nguoi-moi-bat-dau
Trau dồi kỹ năng xin việc
Để tìm được một công việc phù hợp đòi hỏi các bạn trẻ phải trang bị kiến thức chuyên ngành, kiến thức về ngoại ngữ khi còn đi học. Bên cạnh đó, có những kỹ năng giao tiếp cũng tạo cho các bạn những lợi thế nhất định khi xin việc.
Kỹ năng tốt tìm được việc nhanh
Tháng 9-2020, Nguyễn Xuân Vinh, sinh viên ngành Cơ điện tử Trường Đại học Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ, mới tốt nghiệp. Nhưng hiện nay Xuân Vinh đã xin làm nhân viên thực tập tại Công ty Intel Products Việt Nam (TP Hồ Chí Minh).
Vinh cho biết: "Tôi biết đến công ty là do tham gia vào chuyến đi trải nghiệm và tham quan thực tế do Khoa Kỹ thuật cơ khí tổ chức vào tháng 6-2019. Tôi đến nhiều nhà máy công nghệ cao, xưởng chế biến khám phá những công nghệ mới và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Sau khi biết đến Intel, tôi đã xác định đây là môi trường công việc lý tưởng. Sau đó, tôi đã lên kế hoạch chuẩn bị để trở thành nhân viên của Intel".
Đầu tháng 1-2020, Xuân Vinh biết được thông tin công ty đang tuyển nhân viên thực tập nên đã quyết định nộp hồ sơ xin việc. Sau khi qua các vòng phỏng vấn, Vinh đã được nhận vào làm việc ở công ty từ giữa tháng 2. Sau gần 2 tháng làm việc, Xuân Vinh đã có thêm các kiến thức về kỹ thuật, công nghệ mới và từng bước nâng cao khả năng tiếng Anh qua việc trao đổi hằng ngày với các đồng nghiệp.
Từ năm thứ hai đại học, anh Cao Vũ Luân (quản lý tại Trung tâm Giáo trí tiNiWorld, quận Ninh Kiều) đã đi làm thêm tại Trung tâm Giáo trí tiNiWorld. Trong thời gian làm việc, anh Luân luôn học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng từ các anh, chị đi trước. Đồng thời sắp xếp thời gian cân bằng giữa việc học và việc làm.
Sau khi hoàn thành chương trình đại học, anh Luân xin làm việc tại trung tâm, đến nay được 2 năm. Thời gian qua, công việc quản lý giúp anh Luân nhận ra các hạn chế của bản thân để cải thiện và hỗ trợ các nhân viên khắc phục các lỗi mình từng mắc phải khi còn là một nhân viên làm thêm.
Anh Vũ Luân cho biết: "Tôi thuận lợi khi xin việc vì có sẵn kiến thức cơ bản và kỹ năng cần cho công việc hiện tại, được sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp đi trước, được bồi dưỡng để trở thành quản lý. Tuy nhiên, quá trình từ người làm thêm đến quản lý nhân sự, tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi luôn nỗ lực để làm tốt công việc".
Có kế hoạch, chuẩn bị...
Xuân Vinh tự trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng khi còn đi học. Ảnh: CTV
Để chuẩn bị cho công việc ở tương lai, từ khi còn đi học, anh Cao Vũ Luân luôn tích lũy các kỹ năng về soạn thảo văn bản, rèn luyện ngoại ngữ và kỹ năng cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, anh Luân cũng quan tâm rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, làm việc nhóm thông qua các phương thức là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đồng nghiệp hoặc các khóa đào tạo của công ty.
"Chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức...Vì vậy bạn trẻ cần xác định bản thân mình thích và phù hợp với ngành nghề nào để có mục tiêu cụ thể và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện những mục tiêu đó" - anh Vũ Luân chia sẻ.
Nguyễn Xuân Vinh thì rèn luyện nhiều kỹ năng trong suốt quá trình tham gia các hoạt động Đoàn-Hội ở trường, trong đó có kỹ năng về tiếng Anh.
Xuân Vinh kể: "Hôm phỏng vấn lần cuối, tôi là người được gọi đầu tiên. Và sau hơn 30 phút phỏng vấn bằng tiếng Anh, người tuyển dụng nói kết quả sẽ được thông báo trong vòng 7 ngày. Nếu sau 7 ngày tôi không nhận được điện thoại thì tôi không trúng tuyển. Chỉ hai ngày sau tôi đã nhận được cuộc gọi từ công ty thông báo được nhận thử việc".
Theo Xuân Vinh, các bạn trẻ có hai giai đoạn quan trọng trong việc lựa chọn công việc phù hợp. Đó là lúc học THPT và học lên cao hơn. Các sinh viên phải xác định được những công việc yêu thích, phù hợp với khả năng của bản thân để tránh việc đã học được hết 1 năm, 2 năm thậm chí là hơn thế nữa mới nhận ra là mình không phù hợp với ngành đang học.
Theo Khưu Thiện Nhân (27 tuổi, quản lý một phòng tập thể hình ở quận Cái Răng), một số bạn trẻ khi đi xin việc thường có suy nghĩ là làm việc nhẹ, lương cao. Nhưng các nơi tuyển dụng hiện nay đều trả lương theo sức lao động của cá nhân bỏ ra. Chính vì vậy, các bạn trẻ rất dễ hụt hẫng nếu "đứng núi này trông núi nọ".
Từng tuyển dụng nhiều nhân viên, anh Nhân cho rằng các bạn đi xin việc cần chỉn chu về hình thức bên ngoài cũng như trên hồ sơ xin việc; trung thực và chân thành trong các mối quan hệ ở nơi làm... Bên cạnh đó, các bạn cũng cần làm thêm các công việc khi còn đi học để tạo thêm sự phong phú của hồ sơ xin việc.
Anh Nhân cho biết: "Những công việc các bạn làm có thể không quá lâu hoặc quan trọng nhưng những việc đó sẽ giúp người tuyển dụng có thông tin ban đầu về người ứng tuyển, đánh giá cao hơn những người khác. Nhưng quan trọng nhất, khi đi làm rồi bạn sẽ rất tự tin khi bắt đầu xin việc ở một công ty".
Khang Minh
Luyện khả năng tư duy bằng tiếng Anh Thay vì dùng từ điển song ngữ, bạn nên tra cứu bằng từ điển Anh - Anh để cải thiện khả năng đọc và tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế phụ thuộc vào tài liệu dịch. Suy nghĩ bằng tiếng Anh là phương pháp giúp bạn cải thiện khả năng ngôn ngữ nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen suy...