Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên gặp khó sau sáp nhập
Việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp được xem là giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp tinh gọn bộ máy… Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn những khó khăn cần phải tháo gỡ.
Học sinh có việc làm ngay sau tốt nghiệp
Trong số 12 địa phương đã sáp nhập thì Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX) huyện Diễn Châu được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu về hiệu quả hoạt động. Hiện trung tâm có 23 lớp dành cho đối tượng học sinh hệ GDTX, nhiều hơn 2 lớp so với những năm trước. Bên cạnh đó, phát huy cơ sở của trung tâm đào tạo nghề cũ, trung tâm đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề. Vì vậy, số lượng học viên học nghề tăng nhanh từ 500 lên đến gần 1.000 học viên. Sau khi học xong, đa phần học viên đều được doanh nghiệp đến trực tiếp tuyển dụng tại đơn vị.
“Sau khi sáp nhập, chúng tôi được bổ sung cả về đội ngũ và cơ sở vật chất. Vì vậy, quy mô hoạt động trung tâm lớn và đa dạng hơn và chúng tôi cũng có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo để tạo được sự tin tưởng từ các học viên”.
Ông Phan Lam Giang – Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Diễn Châu
Tiết thực hành nghề hàn của học viên Trung tâm GDNN – GDTX huyện Diễn Châu. Ảnh: Mỹ Hà
Cuối năm 2016, Trung tâm GDNN – GDTX huyện Quỳ Châu cũng đã được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện. Hiện, trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Châu, đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo.
Sau hơn 2 năm thành lập, thời điểm này Trung tâm đã từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng quy chế hoạt động cơ bản, đảm bảo thực hiện đúng các chức năng nhiệm vụ được giao. Việc hoạt động cũng thuận lợi hơn khi đơn vị có cơ sở vật chất khang trang, có đủ các trang thiết bị cơ bản đảm bảo yêu cầu dạy nghề sơ cấp và tổ chức các hoạt động giáo dục thường xuyên cũng như các hoạt động dịch vụ khác.
“Việc sáp nhập Trung tâm GDNN và Trung tâm GDTX đã nhằm giảm bớt các đầu mối, tiết kiệm cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trung tâm. Bên cạnh đó, phù hợp với xu thế phát triển là đào tạo lao động vừa có trình độ kiến thức THPT, vừa có kỹ năng trung cấp nghề, góp phần nâng cao chất lượng thị trường lao động phổ thông”.
Ông Bùi Hoàng Báu – Giám đốc Trung tâm GDNN và Trung tâm GDTX
Video đang HOT
Lại giải bài toán thừa thiếu giáo viên cục bộ
Trước đây, toàn tỉnh có 19 trung tâm GDTX cấp huyện, thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTB&XH-BGD&ĐT-BNV của các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, các trung tâm GDTX, dạy nghề, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp được sáp nhập thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, do UBND cấp huyện quản lý. Hiện, toàn tỉnh đã có 12 trung tâm đã sáp nhập.
Giáo viên Trung tâm GDTX TP.Vinh tham gia đào tạo nghề nấu ăn ở cơ sở. Ảnh: Mỹ Hà
Sau sáp nhập, những hiệu quả ban đầu của các đơn vị đã được thấy rõ, như được tăng cường về đội ngũ, cơ sở vật chất, giúp tinh gọn bộ máy và có thêm nhiều lựa chọn cho người học. Nhưng, do việc sáp nhập đang trong giai đoạn đầu nên vẫn còn những khó khăn, dễ nhận thấy nhất là công tác quản lý, điều hành tại các trung tâm cũng chồng chéo. Mỗi trung tâm đều chịu sự quản lý, chỉ đạo của 3 đơn vị ở 2 cấp khác nhau. Sở LĐ,TB&XH chỉ đạo chuyên môn dạy nghề, Sở GD&ĐT chỉ đạo chuyên môn về GDTX, UBND huyện quản lý về tài chính, nhân sự… Đơn cử, hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm do Sở LĐ,TB&XH tổ chức và kêu gọi đối tượng tham gia là học sinh lớp 12. Song, với quan điểm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, năm cuối cấp tập trung ôn luyện. Thực tế cho thấy, đặc thù của mỗi địa phương khác nhau, trong quá trình sáp nhập, nếu không có sự phối hợp của các ngành liên quan thì các trung tâm GDNN – GDTX khó phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, sau sáp nhập, một số trung tâm thừa thiếu cục bộ đội ngũ giáo viên trầm trọng. Như Trung tâm GDNN – GDTX huyện Hưng Nguyên, về giáo viên văn hóa đang thiếu 4 giáo viên dạy môn Toán, Vật lý, Lịch sử, Địa lý nhưng lại thừa đến 3 giáo viên Ngữ văn, Tiếng Anh, Thể dục; dạy nghề cũng thiếu 2 giáo viên là May và Nấu ăn. Vì thế, dù ngân sách không nhiều nhưng trung tâm vẫn phải hợp đồng giảng dạy và bù lương ngân sách, không có chi để đầu tư và phát triển.
Lớp học văn hóa được đầu tư khá khang trang ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Diễn Châu. Ảnh: Mỹ Hà
Thực tế cũng cho thấy, không chỉ huyện Hưng Nguyên mà các trung tâm khác sau sáp nhập cũng đang rơi vào những khó khăn tương tự. Cụ thể, thời điểm này do chưa có hệ thống văn bản thống nhất cho mô hình của đơn vị mới, mà chỉ là sự ghép cơ học 2 văn bản của GDTX và Hướng nghiệp dạy nghề nên trong quá trình triển khai có những vướng mắc, như công tác thi đua, bộ phận giáo dục thường xuyên vẫn thực hiện theo năm học, còn bộ phận dạy nghề thì lại thực hiện theo năm tài chính.
Chính sự chênh lệch thời gian dẫn đến việc xem xét đánh giá kết quả thi đua chưa tạo công bằng, khách quan. Với những vướng mắc trên không chỉ khiến cho các trung tâm đã sáp nhập gặp khó khăn, mà 7 trung tâm còn lại đang trong quá trình sáp nhập cũng lo lắng, khi chính sách chưa rõ ràng.
“Tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương sáp nhập các đơn vị nhằm giảm đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị. Song, cần nghiên cứu kỹ các phương án sáp nhập sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, như cần thống nhất đồng bộ việc quản lý các trung tâm GDTX trên toàn tỉnh”.
Bà Đặng Thị Tú Linh – Giám đốc Trung tâm GDTX thành phố Vinh
Mỹ Hà
Theo baonghean
Vụ thiếu niên 17 tuổi tự vẫn trước mặt mẹ: Trước khi trách đứa trẻ bồng bột thì hãy xem bố mẹ đã làm tròn bổn phận hay chưa?
Dù đã 3 ngày trôi qua, nhưng hình ảnh cậu bé 17 tuổi bốc đồng khi cãi nhau với mẹ và nhảy cầu ở Thượng Hải vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh.
Vụ việc xảy ra vào ngày 17/4 tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Trong camera giám sát trên cầu cho thấy có một chiếc ô tô đột nhiên dừng giữa cầu và có một cậu bé mở cửa chạy ra ngoài và nhảy xuống tự vẫn trước mặt mẹ. Người mẹ không thể giữ được con nên đã đau đớn gục khóc ngay tại chỗ.
Sự việc khiến các bậc phụ huynh ám ảnh.
Theo báo cáo cho biết, cậu bé là sinh viên năm 2 tại trường dạy nghề ở Thượng Hải. Hôm đó, cậu có mâu thuẫn với các bạn cùng lớp, sau đó thì mẹ đã la mắng và xảy ra kết cục bi thảm. Không ai biết rằng người mẹ đã nói gì với con trai, nhưng nhìn vào thảm kịch có thể thấy được lời nói của người mẹ đã kích động như thế nào khiến cậu vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến hành động dại dột như thế.
Nhiều người cho rằng, tình huống trong lúc đó vô cùng nguy hiểm, về mặt an toàn giao thông có thể sẽ gây ra tai nạn liên hoàn vì dừng xe giữa cầu, tuy nhiên điều nguy hiểm hơn tất cả đó là sự sụp đổ trong trái tim của cậu con trai 17 tuổi. Nếu ai đã từng làm mẹ thì sẽ hiểu được rằng, đây là một cú sốc quá tàn nhẫn đối với người mẹ khi phải chứng kiến cảnh này.
Trước sự việc này, chuyên gia tâm lý quan hệ cha mẹ và trẻ em - Jane Zhou đã đưa ra những quan điểm mà nhiều bậc phụ huynh cần phải lưu tâm:
Bố mẹ và con cái phải có sự kết nối
Nhiều người cho rằng, những đứa trẻ trong xã hội ngày nay rất mỏng manh đến mức chúng có thể đánh nhau, thậm chí hơn là làm những chuyện dại dột. Một số lại cho rằng những đứa trẻ quá ích kỷ, chúng cố tình bốc đồng gây sự chú ý của bố mẹ, hay là muốn dùng tính mạng để đe dọa, trả thù và khiến bố mẹ đau khổ suốt đời. Đối với những điều này, bố mẹ nên hiểu rằng chúng ta đã bỏ lỡ mất mấu chốt của vấn đề, đó là sự giao tiếp hằng ngày trong gia đình.
Nếu như bố mẹ cố gắng thấu hiểu con hơn, cố gắng biết được chúng sẽ bị kích động với những câu nói gì thì chắc có lẽ sẽ không có chuyện xấu xảy ra. Trước thảm kịch trên, có nhiều người đứng về phía cậu bé và trách cứ người mẹ. Nhưng cũng không ít người cho rằng, đứa trẻ quá yếu đuối, quá ích kỷ, không hiểu được sự khó khăn mà bố mẹ vẫn đang từng ngày trải qua. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cho rằng, dù thế nào thì sự thấu hiểu và kết nối giữa bố mẹ và con cái là điều không thể thiếu, không có ai được xem nhẹ việc này.
Đối với con trẻ, suy nghĩ của chúng thật sự vẫn chưa thể trưởng thành, sự phát triển trong tâm trí vẫn chưa hoàn thiện, cũng như sự hiểu biết vẫn còn sai lệch rất nhiều. Ngoài ra, từ góc độ nghiên cứu khoa học não bộ có thể phân tích được, đối với những trẻ em vị thành viên, mặc dù khả năng nhận thức của chúng phát triển tương đối, nhưng về mặt cảm xúc vẫn cần thời gian để hoàn thiện và điều này rất dễ tạo ra những sự ngu ngốc, bốc đồng. Điều này được xác định bởi quy luật phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc trẻ phạm sai lầm là chuyện bình thường, quan trọng là cách trả lời của bố mẹ.
Hãy thương con bằng hành động
Các chuyên gia cho rằng, không có bố mẹ nào mà không thương con, tuy nhiên lời nói dù yêu thương hay ghét bỏ đều có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến tâm lý trẻ. Bố mẹ luôn nghĩ là mình thương con nhưng lại nói những lời nói khó nghe thì làm sao chúng có thể cảm nhận được tình yêu từ bạn. Nếu cha mẹ chỉ nói suông, mà không quan tâm đến mặt cảm xúc của đứa trẻ thì có thể ngọn lửa giận dữ đó có thể thiêu đốt mọi thứ.
Nhiều bậc cha mẹ thường phàn nàn rằng con cái không hiểu được bố mẹ đã vất vả như thế nào, nhưng chưa bao giờ tự đặt câu hỏi rằng mình đã hiểu được con cái chưa? Trên thực tế, người lớn đã từng trải qua giai đoạn làm trẻ con, nhưng trẻ con lại không có kinh nghiệm làm người lớn. Trong trường hợp này, bố mẹ nói xem chúng ta cần hiểu cho ai hơn?
Có bao nhiêu bố mẹ cố gắng thực sự đứng trên quan điểm của trẻ để hiểu những gì chúng đã trải qua và những gì chúng đã cảm nhận. Khi chúng muốn nói chuyện, bố mẹ có chắc rằng mình sẽ chuyên tâm lắng nghe mà không hề bình luận gì không? Đây là những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt, đơn giản nhưng khi bố mẹ bỏ qua lại có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chúng.
Tại một thời điểm nào đó, khi con vấp phải những sai lầm gì, bố mẹ nên dùng sự lý trí của mình để cố gắng hết sức không la mắng hoặc làm cho trẻ bị tổn thương. Sau tất cả, những sai lầm của trẻ đều có thể sửa chữa được khi bố mẹ tạo điều kiện để chúng biết mình được yêu thương, được tha thứ và dần thay đổi nhận thức sâu sắc.
Nguồn: Sohu
Cần giải pháp đột phá cho phân luồng giáo dục Nhiều năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với bài toán phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Việc đề xuất cho phép học sinh tốt nghiệp THCS được học nghề kết hợp học văn hóa, đủ...