Trung Quốc xuất khẩu vũ khí: Những ảnh hưởng đối với Đông Nam Á
Những dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một nước xuất khẩu lớn các hệ thống vũ khí tiên tiến có thể còn quá sớm, vì nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đưa các sản phẩm cạnh tranh ra thị trường.
Tàu khu trục Type-052B của Trung Quốc
Tuy nhiên, Bắc Kinh cuối cùng (dù không sớm) cũng có thể thành công trong việc mở rộng việc bán vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khu vực Đông Nam Á, gây ra những tác động đối với vấn đề an ninh khu vực.
Bài báo đăng trên tờ New York Times ngày 20/10 đã đánh dấu sự nổi lên của Trung Quốc như một nước xuất khẩu lớn các hệ thống vũ khí tiên tiến. Theo truyền thống, thị trường vũ khí toàn cầu thường do một số ít nhà cung cấp chủ yếu ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, và Israel (hiện đang gia tăng) chi phối.
Nhưng hiện nay Trung Quốc dường như đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong thị trường này với khả năng cung cấp các vũ khí ngày càng tinh vi với giá rẻ. Theo New York Times , danh mục vũ khí này bao gồm máy bay do thám có vũ trang giống như máy bay Predator của Mỹ, hệ thống phòng không có khả năng tương tự hệ thống tên lửa Patriot, và thậm chí có thể có cả máy bay chiến đấu tàng hình.
Quá sớm khẳng định chiến thắng?
Những thành công như một nước xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc là rất ấn tượng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tục được xếp hạng trong số 5 quốc gia bán vũ khí hàng đầu với các hợp đồng vũ khí trung bình khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. Thị trường cũng đã mở rộng vượt ra ngoài các khách hàng thông thường ở Nam Á và châu Phi, mà bắt đầu thâm nhập khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông. Đặc biệt, trong những năm gần đây Trung Quốc đã giành được những hợp đồng bán vũ khí lớn cho Venezuela, Bolivia, và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên của NATO. Trong tháng Chín, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc – một thỏa thuận có khả năng trị giá lên đến 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, vẫn còn chưa chín muồi để có thể tuyên bố Trung Quốc là một đối thủ lớn mới trong hoạt động kinh doanh vũ khí toàn cầu cao cấp. Vị thế như là một nước xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc vẫn còn mong manh, đặc biệt là khi nói đến việc bán các hệ thống công nghệ cao như máy bay chiến đấu siêu âm, tàu ngầm và vũ khí dẫn đường chính xác. Ở mảng đầu tiên này, hầu hết các hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Trung Quốc vẫn chỉ có một số ít người mua, chủ yếu là Pakistan và Bangladesh . Theo báo cáo của IHS Jane, hai quốc gia trên đã chiếm gần một nửa tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong năm 2012. Ngoài ra, cũng không chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ có thể giữ lại nhiều khách hàng mới trong dài hạn. Myanmar đã mua một lượng lớn vũ khí của Trung Quốc trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, nhưng lượng mua của Myanmar giảm đáng kể trong những năm gần đây. Iran cũng từng là một khách hàng chính mua vũ khí Trung Quốc, nhưng nước này đã không đặt hàng mới với Bắc Kinh trong vài năm qua.
Video đang HOT
Hơn nữa, dù có cung cấp một số ít sản phẩm công nghệ cao cạnh tranh chẳng hạn như HQ-9 SAM hoặc tên lửa hành trình chống tàu C-802, song hầu hết lượng vũ khí bán ra của Trung Quốc thuộc mảng công nghệ thấp. Trung Quốc vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tương đối đơn giản như xe bọc thép hạng nhẹ, hệ thống kết nối và pháo binh, tàu tuần tra, và hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) có thể điều khiển. Một trong những loại vũ khí được bán nhiều nhất là máy bay phản lực K-8, máy bay tấn công và huấn luyện khá đơn giản phù hợp chủ yếu cho các nước đang phát triển thiếu tiền hoặc đào tạo để vận hành các máy bay chiến đấu tiên tiến.
Nhiều loại trong số các hệ thống vũ khí cao cấp khác của Trung Quốc, chẳng hạn như máy bay chiến đấu J-10 và JF-17, đã giành được vài đơn đặt hàng xuất khẩu. Ví dụ JF-17 chỉ được Pakistan mua khi cùng hợp tác với Trung Quốc để sản xuất máy bay.
Những gì được coi trọng hơn trong xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc lại là những thứ không được bán – chủ yếu là những vũ khí chuyển đổi như vũ khí dẫn đường chính xác, hệ thống giám sát và trinh sát, hệ thống chiến đấu tiên tiến và hầu hết các thiết bị điện tử quốc phòng. Theo bài báo đăng trên New York Times , ví dụ khi Algeria mua tàu hộ tống của Trung Quốc nhưng lại không phù hợp với các thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống radar của Pháp. Trung Quốc cũng vẫn còn tụt hậu xa so với phương Tây khi bàn đến các loại vũ khí tấn công “không- đối-đất” hay máy bay do thám vũ trang.
ASEAN – Thị trường vũ khí đang gia tăng của Trung Quốc?
Mặc dù có những dấu hiệu về sự thành công của Trung Quốc như là một nước xuất khẩu vũ khí, song sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trên thị trường vũ khí toàn cầu có thể gây tác động đến các quyết định mua bán vũ khí trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều quốc gia ASEAN đã mua một số vũ khí của Trung Quốc. Myanmar, tất nhiên, trở thành khách hàng lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á khi mua máy bay phản lực huấn luyện K-8, xe bọc thép, các tàu hộ tống và tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình chống hạm.
Ngoài ra, Campuchia và Malaysia đã mua tên lửa SAM của Trung Quốc, Lào mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ, còn Timor Leste mua tàu tuần tra nhỏ. Thái Lan gần đây đã mua hai tàu khu trục của Trung Quốc, trong khi Jakarta không chỉ mua tên lửa SAM và tên lửa hành trình chống hạm của Trung Quốc, mà còn tham gia một số liên doanh với Bắc Kinh để giúp phát triển ngành tên lửa của Indonesia.
Bên cạnh những thương vụ mua bán (phần lớn trong số đó tuy không nhiều), các nước ASEAN có thể cảm thấy ngày càng bị áp lực cần mua vũ khí bổ sung từ Bắc Kinh để xoa dịu sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc ở châu Á và cũng nhằm phòng vệ trước khả năng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực có thể suy giảm. Điều đó cho thấy hầu hết các quốc gia Đông Nam Á mua vũ khí từ Trung Quốc là nhằm thể hiện quyết định chính trị nhiều hơn việc đơn thuần cần phải tăng cường trang thiết bị quân sự. Trong khi đó, một số quốc gia thành viên ASEAN – đặc biệt là Philippines, Singapore và Việt Nam – có thể sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.
Triển vọng tương lai cho xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc
Bất chấp những thách thức đối với Trung Quốc khi bước vào thị trường xuất khẩu vũ khí tiên tiến, ngành công nghiệp quốc phòng nước này vẫn là tổ chức năng động, liên tục tăng cường khả năng và tung ra sản phẩm tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, thị trường vũ khí luôn có tính biến đổi cao – các nhà cung cấp mới đều có thể bước vào lĩnh vực kinh doanh này hoặc ngược lại. Do đó, Trung Quốc có thể vẫn là một nhà cung cấp vũ khí thích hợp trong tương lai, nhưng cũng có thể sẽ không còn như vậy. Trung Quốc có nhiều sản phẩm mới trong thập kỷ tới – ví dụ như các máy bay chiến đấu tàng hình J-31 – và những điều này chưa thể khẳng định đây là chiến thắng cho những nỗ lực xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh về lâu dài.
Việc Trung Quốc xuất hiện dần dần như một nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí lớn sẽ tự nhiên có ý nghĩa rộng lớn hơn cho khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc có ảnh hưởng về mặt quân sự trong vấn đề an ninh khu vực khi các hệ thống vũ khí mới, có khả năng hơn của Trung Quốc có mặt ở khu vực. Bắc Kinh có thể trở thành một nhà cung cấp thay thế các hệ thống vũ khí tiên tiến mà các nước phương Tây có thể vẫn còn miễn cưỡng xuất khẩu. Do đó, vũ khí Trung Quốc có khả năng phá vỡ sự cân bằng quân sự trong khu vực.
Ngoài ra, việc Trung Quốc sẵn sàng bán tất cả các loại vũ khí có thể dẫn đến biến đổi mới không thể đoán trước trên thị trường vũ khí ASEAN, thậm chí có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nhìn chung, khi Trung Quốc sẽ trở thành người cung cấp vũ khí ngày càng tinh vi hơn, nước này có thể sẽ trở thành “lá bài đại diện” có ý nghĩa nhiều hơn khi bàn đến an ninh khu vực.
Richard A.Bitzinger – chuyên gia cấp cao và điều phối Chương trình chuyển biến quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam.
Theo Infonet
Các nước ĐNA mua vũ khí Trung Quốc vì chính trị?
Đối với nhiều nước Đông Nam Á, mua vũ khí từ Trung Quốc vẫn là quyết sách chính trị nhiều hơn là nhu cầu quân sự.
Thời báo New York đưa tin, Trung Quốc đang dần trở thành nước xuất khẩu hệ thống vũ khí hiện đại. Thị trường vũ khí toàn cầu luôn hiện nay do một số ít quốc gia như Mỹ, Pháp, Anh, Nga và Israel độc quyền. Trong tương lai, Trung Quốc có thể cung ứng vũ khí hiện đại với giá thấp, hình thành những cuộc cạnh tranh với các nước xuất khẩu vũ khí khác.
Trong phương diện xuất khẩu vũ khí, Trung Quốc thực sự đã có thành quả tốt. Những năm gần đây, nước này luôn trong hàng ngũ 5 nước lớn xuất khẩu vũ khí, kim ngạch giao dịch bình quân đạt 2 tỷ USD/năm. Ngoài ra Trung Quốc còn từ các khách hàng cũ để mở rộng ra khu vực Nam Á và châu Phi, bắt đầu tiến quân vào thị trường mới Mỹ La tinh và Trung Đông.
Tiêm kích F-7 do Trung Quốc sản xuất trang bị trong Không quân Pakistan.
Nhưng hiện tại, đánh giá Trung Quốc đã là nhân vật chủ yếu buôn bán vũ khí cao cấp trên thế giới có lẽ là quá sớm. Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí có vị thế không ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực hệ thống công nghệ cao, như máy bay chiến đấu siêu âm, tàu ngầm và vũ khí dẫn đường chính xác. Đầu tiên, nhiều đơn hàng vũ khí lớn của Trung Quốc vẫn hạn chế ở một số nước, đặc biệt là Pakistan và Bangladesh. Năm, 2012 hai nước này chiếm gần một nửa xuất khẩu vũ khí Trung Quốc.
Ngoài ra, phần lớn vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc đều thuộc trang thiết bị cấp thấp, như xe thiết giáp hạng nhẹ, pháo, tàu tuần tra. Hệ thống vũ khí trang bị cấp cao của Trung Quốc như máy bay J-10, máy bay JF-17 gần như không có đơn hàng xuất khẩu.
Mặc dù tồn tại những thiếu sót trên, nhưng Trung Quốc vẫn rất sôi động trên thị trường vũ khí toàn cầu, điều này có thể ảnh hưởng đến quyết sách mua vũ khí của các nước Đông Nam Á.
Không ít nước Đông Nam Á đã mua một số vũ khí của Trung Quốc. Ngoài Myanmar, Campuchia và Malaysia mua tên lửa phòng không của Trung Quốc, Lào đã mua trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ, Đông Timor mua tàu tuần tra loại nhỏ.
Đằng sau những vụ mua bán này có thể là sức ép ngày càng lớn mà các nước Đông Nam Á phải chịu, mua nhiều vũ khí từ Trung Quốc, để xoa dịu sức ép ngày càng tăng của các nước châu Á, đồng thời làm giảm sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này.
Máy bay vận tải hạng nhẹ được Trung Quốc cung cấp cho Campuchia.
Đối với nhiều nước Đông Nam Á, mua vũ khí từ Trung Quốc vẫn là quyết sách chính trị nhiều hơn là nhu cầu quân sự. Mà một số nước Đông Nam Á (đặc biệt là Philippines, Singapore và Việt Nam) có thể không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.
Trung Quốc dần trở thành nước lớn về sản xuất và xuất khẩu vũ khí, tất nhiên có tầm ảnh hưởng rộng tại Đông Nam Á. Phương Tây không muốn xuất khẩu những vũ khí hiện đại, Trung Quốc có thể trở thành phía cung ứng, vì vậy có thể phá vỡ cán cân quân sự khu vực.
Ngoài ra, Trung Quốc mong bán các loại vũ khí hoặc sẽ thổi một biến số mới cho thị trường vũ khí Đông Nam Á, thậm chí dẫn đến cuộc chạy đưa vũ trang khu vực này. Tóm lại, với việc Trung Quốc trở thành nước cung ứng vũ khí ngày càng tinh vi, thì an ninh khu vực có thể trở nên ngày càng khó lường.
Theo Kiến thức
Tiêm kích Trung Quốc giá trung bình chỉ bằng 1/5 tiêm kích Mỹ Trang mạng Aereo của Brazil ngày 15-10 đã cung cấp một bản báo cáo về Top 3 nước xuất khẩu máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới. Trong đó, Trung Quốc xếp thứ 3, sau Nga và Mỹ về cả số lượng lẫn giá cả máy bay. Theo trang mạng này, Top 3 nước xuất khẩu máy bay chiến đấu (bao gồm...