Trung Quốc xem xét nghiêm túc việc gia nhập CPTPP
Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu cho thấy nước này xem xét nghiêm túc về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngay sau khi Anh chính thức nộp đơn gia nhập Hiệp định này.
Hiện có 11 quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP và tổng GDP các nước thành viên trong Hiệp định chiếm 13% tổng GDP toàn cầu (Ảnh: CGTN)
Hãng tin CGTN (Trung Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết nước này đang “tích cực” cân nhắc việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .
Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 với 11 quốc gia thành viên, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tổng GDP của các nước thành viên CPTPP hiện chiếm 13% nền kinh tế thế giới và Hiệp định CPTPP dỡ bỏ tới 95% thuế quan giữa các nước thành viên.
Ông Gao Feng cho biết hiện tại Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc gia nhập hiệp định CPTPP. Ông Gao Feng khẳng định rằng việc nước này cân nhắc gia nhập hiệp định CPTPP nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa, phù hợp với các điều kiện để đẩy mạnh mô hình phát triển mới.
Vào giữa tháng 1/2021, Bộ Thương mại Trung Quốc đăng tải bản dịch của tài liệu gồm 30 chương của Hiệp định CPTPP cùng với các điều khoản và điều kiện của việc trở thành thành viên của Hiệp định lên website của mình. Ngôn ngữ chính thức của Hiệp định này là tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Theo Phó giáo sư Yu Miaojie của trường Đại học Bắc Kinh, việc đăng tải công khai bản dịch Hiệp định CPTPP là bước đi đầu tiên trong nhiều bước để gia nhập Hiệp định này và điều này cho thấy Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc việc gia nhập CPTPP.
Trước đó, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc thường niên được tổ chức vào tháng 12/2020, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đề cập đến tính cấp thiết của việc cân nhắc gia nhập hiệp định CPTPP nhằm thúc đẩy cải cách và duy trì tăng trưởng kinh tế của nước này.
Tuy nhiên, ông Yu Miaojie cho rằng Trung Quốc có thể mất nhiều năm để đáp ứng các yêu cầu gia nhập Hiệp định CPTPP vốn bao phủ nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử cho tới môi trường, quyền lao động.
Vào ngày 1/2/2021, Chính phủ Anh thông báo nước này đã chính thức nộp đơn gia nhập vào Hiệp định CPTPP, đúng một năm sau khi rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU). Nếu được chấp nhận, Anh sẽ trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia CPTPP kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định này vào năm 2017.
Ông Tập nói Trung Quốc 'cân nhắc' tham gia CPTPP
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC, ông Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh sẽ "xem xét" việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn trực tuyến Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở thủ đô Bắc Kinh ngày 19/11/2020. Ảnh: Tân Hoa xã.
Theo đó CPTPP tiền thân chính là Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đã rút lui sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền vào năm 2017.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 27 hôm qua (20/11), ông Tập cho biết Trung Quốc hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và nước này sẽ cân nhắc việc gia nhập CPTPP.
Các chuyên gia phân tích Trung Quốc cho rằng, việc tham gia CPTPP có thể mang đến cơ hội rất lớn cho ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc.
Ông Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Toàn cầu hóa Trung Quốc (CCG) cho rằng, nếu Bắc Kinh gia nhập CPTPP đồng nghĩa là sẽ chấm dứt việc các công ty của nước này như bị đàn áp khi họ kinh doanh ở nước ngoài, tương tự như trường hợp của Huawei và TikTok vừa qua.
Giới phân tích nhận định, CPTPP rất có thể là "kế hoạch B" của Bắc Kinh nếu RCEP gặp trắc trở. Đồ họa: Caixin
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra sau khi RCEP, bản hiệp định thương mại tự do mang tính lịch sử vừa được ký kết bởi 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương sau 8 năm đàm phán, hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 2,2 tỉ dân, chiếm 30% dân số thế giới và gần 30% GDP toàn cầu. Theo đó RCEP bao gồm 10 quốc gia ASEAN và 5 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
So với RCEP, bản hiệp định CPTPP có quy mô nhỏ hơn nhưng lại có tiêu chuẩn cao hơn ở một số khía cạnh như bảo vệ môi trường và lao động. CPTPP là hiệp định thương mại tự do được hình thành sau khi Mỹ rút khỏi TPP, được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất của chính quyền Tổng thống Barack Obama bao gồm 498 triệu dân và tổng GDP của các nước ký kết chiếm 13% nền kinh tế toàn cầu.
Theo ông Wang, tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy quyết tâm của nước này trong nỗ lực mở rộng hội nhập và hợp tác đa phương với nền kinh tế toàn cầu cũng như khu vực.
Gao Feng, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc trước đó cũng loan báo, Bắc Kinh luôn giữ thái độ cởi mở và tích cực đối với việc tham gia CPTPP, đồng thời kêu gọi các thỏa thuận thương mại tự do khu vực mở, minh bạch và cùng có lợi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc tham gia CPTPP sẽ phải trải qua các cuộc đàm phán marathon kéo dài và quyết liệt không thua kém RCEP. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, CPTPP rất có thể là bản "kế hoạch B" của Bắc Kinh trong trường hợp RCEP gặp trắc trở.
Tham gia Hiệp định CPTPP Bước 'xoay trục' của Anh Nói một cách hình tượng, có thể ví việc Vương quốc Anh hướng tới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như một bước thay đổi lớn về đường lối đối ngoại, một bước đi để phần nào xoa dịu nỗi đau từ cuộc "ly hôn" sóng gió với Liên minh châu Âu (Brexit). Bộ trưởng...