Trung Quốc xây thêm đường băng ở Biển Đông, gấp 4 lần hiện tại
Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện các công trình xây dựng phi pháp ở Biển Đông và sẽ tăng số đường băng ở khu vực này lên gấp 4 lần so với hiện nay, bất chấp sự phản đối của các nước.
Đường băng Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên Đá Xu Bi – Ảnh: DigitalGlobe
Kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông là sẽ tăng số lượng đường băng lên gấp 4 lần số đường băng hiện tại phục vụ cho mục đích quân sự của nước này và sẽ sớm hoàn thành, hãng tin AP ngày 6.12 cho hay.
Hãng AP nhận định đây sẽ là tin xấu đối với những nước có tranh chấp trên Biển Đông như Việt Nam và Philippines và cả đối với Mỹ.
Theo AP, các công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc đang tạo ra những khu vực rộng lớn từ các bãi san hô. Hàng khối đất cát được đưa đến để cải tạo bãi san hô và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh chóng mọc lên từ đây. Chỉ vài tháng nữa thôi, nhiều tòa nhà, bến cảng, đặc biệt là đường băng sẽ xuất hiện.
AP không đề cập cụ thể những công trình này đang hình thành trên các bãi đá nào nhưng khẳng định chúng ở tại các bãi đá đang tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng trái phép một sân bay ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hình ảnh vệ tinh cho thấy có thể Trung Quốc sẽ xây thêm một hoặc hai sân bay nữa trên các đảo ở phía Đông của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế của Viện Lowy (Úc), ông Euan Graham cho rằng các căn cứ này sẽ có “ảnh hưởng đáng kể” trong việc khẳng định sức mạnh của Bắc Kinh; quân đội và cảnh sát biển Trung Quốc sẽ gia tăng sự hiện diện ở vùng biển này.
Video đang HOT
Đường băng phi pháp do Trung Quốc xây, dài 2,4 km trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Reuters
Trung Quốc lâu nay vẫn mập mờ đối với các công trình xây dựng phi pháp ở Biển Đông, kể cả xây dựng đường băng. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Wu Qian trong một cuộc họp báo gần đây tiếp tục từ chối trả lời câu hỏi Trung Quốc sẽ xây dựng bao nhiêu công trình và cho mục đích gì.
Thay vào đó, ông ta chỉ lặp lại các phát ngôn trước đó rằng các công trình quân sự chỉ “nhằm mục đích quốc phòng”. Trung Quốc luôn bào chữa cho hoạt động quân sự hóa trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông, và Bắc Kinh luôn cho thấy sự thiếu thành thật và nhất quán giữa lời nói và hành động.
Chuẩn bị cho thời kỳ căng thẳng mới?
Trung Quốc đang cấp tập xây dựng đường băng phi pháp trên Đá Vành Khăn – Ảnh: CSIS/DigitalGlobe
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng phi pháp do Trung Quốc xây, dài 2,4 km trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sẽ sớm được thay thế bởi một đường băng khác dài hơn 3 km đang được xây dựng trên Đá Xu Bi, tương tự đường băng đang được tiến hành ở Đá Vành Khăn. Tất cả các bãi đá này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Bên cạnh xây dựng đường băng, Trung Quốc tăng cường tuần tra trên biển và trên không. Việc tuần tra của máy bay chiến đấu Trung Quốc trên các bãi đá vừa qua nhằm đe dọa các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam và cũng để răn đe cả hoạt động tuần tra của Hải quân Mỹ.
“Trong giai đoạn căng thẳng, giá trị hăm dọa của các cuộc tuần tra trên không từ các đảo nhân tạo này cũng có ý nghĩa đáng kể”, ông Graham nhận định.
Chuyên gia về an ninh Trung Quốc thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, ông Hans Kristensen cho rằng các sân bay mà Trung Quốc đang xây phi pháp ở Biển Đông cho phép máy bay của Trung Quốc tiếp tế nhiên liệu, sửa chữa khi cần thiết, thậm chí cả cung ứng vũ khí mà không cần phải bay hơn 1.000 km về căn cứ không quân ở đảo Hải Nam.
Mục đích xây dựng sân bay, đường băng cũng nhằm phục vụ cho kế hoạch tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh sau này, và khi đó tình hình sẽ trở nên phức tạp và căng thẳng hơn nhiều, AP nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc từ chối đề nghị của tòa quốc tế về vụ kiện Biển Đông
Trung Quốc đã từ chối cơ hội phản biện mà Tòa trọng tài quốc tế đưa ra đối với vụ kiện Biển Đông, tiếp tục khẳng định không chấp nhận giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba.
Một khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông - Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã hôm 1.12 cho biết Trung Quốc sẽ không giải trình hay đưa ra phản bác đối với những cáo buộc của Philippines ở tòa án trọng tài quốc tế.
"Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định Tòa trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền đối với vụ kiện. Vì vậy Trung Quốc sẽ không chấp nhận cũng như tham dự vụ kiện này ở Tòa trọng tài", bà Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu sau cuộc họp báo thường kỳ.
Hôm 30.11, Tòa trọng tài đã kết thúc phiên điều trần kéo dài 5 ngày, ghi nhận yêu cầu của Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Tòa trọng tài cho Trung Quốc cơ hội phản biện đối với những cáo buộc của Philippines. Giải trình của Bắc Kinh phải được gửi đến tòa trước khi năm 2015 kết thúc.
Tuy nhiên, không chỉ từ chối cơ hội này, Bắc Kinh còn chỉ trích Manila. "Hành động đơn phương (kiện ở tòa) của Philippines là sự khiêu khích chính trị mang chiếc áo luật pháp. Đó không phải là nỗ lực để giải quyết tranh chấp mà là phủ nhận chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông", bà Doanh nói.
Bắc Kinh luôn chỉ trích Manila vì vụ kiện và những chỉ trích thường được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại với mức độ nặng hơn.
Bà Doanh còn cho rằng Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ sự áp đặt hay giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba, vì "đó là quyền của Trung Quốc với tư cách của một nước có chủ quyền và một thành viên tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)".
UNCLOS là căn cứ đẻ Tòa trọng tài xem xét vụ kiện. Hồi tháng 11.2015, Tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc ở Hà Lan tuyên bố có đủ thẩm quyền để xem xét vụ kiện.
Philippines khởi kiện Trung Quốc từ năm 2013 và yêu cầu tòa ra phán quyết không công nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh chiếm gần hết Biển Đông. Đồng thời Philippines cũng yêu cầu tòa công nhận quyền của Manila đối với vùng lãnh hải 200 hải lý tính từ bờ biển. Trong năm 2016, Tòa trọng tài sẽ đưa ra phán quyết đối với vụ kiện mà Philippines rất tự tin sẽ giành chiến thắng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc yêu cầu Nhật thôi chỉ trích vụ tranh chấp ở Biển Đông Không đồng tình với những phát biểu của Nhật, Trung Quốc yêu cầu Tokyo "im lặng" và thôi chỉ trích hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc yêu cầu Nhật &'im lặng' vụ tranh chấp ở Biển Đông - Ảnh: Reuters Một trong những nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết không hài lòng với những...