Trung Quốc xây dựng hơn 5.000 trạm phát sóng 5G xung quanh Bắc Kinh
Tính đến cuối tháng 6/2019, 3 hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc là China Mobile, China Unicom và China Telecom đã xây dựng tổng cộng 5.285 trạm phát sóng 5G xung quanh thành phố Bắc Kinh.
Các trạm phát sóng 5G này chủ yếu phủ sóng tại khu trung tâm thành phố, khu Vườn Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, Hội chợ sinh vật cảnh Bắc Kinh năm 2019, Sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Công nghệ thành phố Bắc Kinh Trương Quang Liên cho biết, lãnh đạo thành phố coi trọng cao sáng tạo công nghệ và phát triển công nghệ 5G, xác định rõ công nghiệp 5G là ngành phát triển trọng điểm.
Theo ông Trương Quang Liên, mạng 5G là định hướng chính cho sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới, sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của số hóa Internet vạn vật, có tầm quan trọng chiến lược đối với việc xây dựng xã hội thông minh, phát triển kinh tế số và phát triển kinh tế chất lượng cao.
Video đang HOT
Dự kiến, đến năm 2021, Bắc Kinh sẽ hoàn thiện phạm vi phủ sóng mạng 5G tại các khu vực chức năng chính như Khu vực trung tâm chức năng của thủ đô, các trung tâm vệ tinh xung quanh thành phố Bắc Kinh, Khu trung tâm thương mại (CBD) và Khu vực trung tâm Olympic./.
Theo bnews
Các công ty viễn thông Trung Quốc không muốn đầu tư 5G vì... xót tiền?
các nhà mạng viễn thông ở Trung Quốc đang đối diện với nhiều khó khăn, trong đó có việc khi vận hành mạng, họ sẽ không thu được nhiều tiền.
Ảnh: Coin Desk
Năm nay có thể coi như năm mở đầu của kỷ nguyên 5G, thế nhưng các công ty viễn thông Trung Quốc đang thể hiện quan điểm vô cùng thận trọng nếu xét đến việc đầu tư vào công nghệ thế hệ tiếp theo.
Ngành viễn thông, nhà đầu tư và các chuyên gia sẽ công bố hàng loạt công nghệ và ứng dụng mới, từ dịch vụ Internet trên điện thoại di động có tốc độ siêu nhanh cho đến xe tự lái và thành phố thông minh.
Bởi tiềm năng lợi ích thu về từ 5G quá lớn, 5G cho đến nay đã trở thành điểm gây tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc khi mà mỗi bên cố gắng phát triển công nghệ riêng để theo đuổi vị thế đứng đầu thế giới.
Tuy nhiên ba hãng viễn thông di động đứng đầu Trung Quốc, cả ba đều thuộc sở hữu của nhà nước và chịu trách nhiệm xây dựng mạng lưới viễn thông nội địa, mới chỉ dành khoảng 10% vốn đầu tư trong năm 2019 cho mạng 5G, theo tính toán và các thông báo chính thức. Không ít người hoài nghi về khả năng của các công ty này trong việc thu hồi được chi phí đầu tư vào công nghệ mới khi mà doanh thu tiếp tục giảm.
Tâm lý thận trọng này đã thể hiện rõ ràng khi mà China Mobile, công ty viễn thông di động lớn nhất trong 3 công ty, đã không công bố ngân sách 5G tại cuộc họp thường niên vào ngày thứ Năm. Ban lãnh đạo của công ty chỉ nói đến một vài chi tiết nhỏ, ví như việc đầu tư vốn nói chung trong đó có 5G sẽ thấp hơn mức đầu tư của năm ngoái.
Dựa trên tuyên bố của ông Yang và số liệu của công ty về đầu tư cho năm 2018 và ước tính với năm 2019 nếu không có 5G, tổng đầu tư của năm 2019 sẽ không quá 167,1 tỷ nhân dân tệ tức 25 tỷ USD, mức đầu tư cho 5G sẽ ở mức 17,2 tỷ nhân dân tệ.
Đây là một con số thận trọng xét đến việc công ty này là nhà mạng viễn thông lớn nhất tại Trung Quốc. Một lãnh đạo của công ty lý giải rằng năm nay sẽ chỉ coi như thử nghiệm, đầu tư vào 5G sẽ lên mức đỉnh cao nhất vào năm sau và năm sau đó.
Hai đối thủ nhỏ hơn của China Mobile trên thị trường cũng theo xu thế tương tự. China Telecom đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào 5G trong khi China Unicom sẽ đầu tư khoảng từ 6 đến 8 tỷ USD. Mức này cao hơn khoảng 10% so với mức đầu tư của cả năm.
Công ty có kế hoạch thử nghiệm tại 17 thành phố của Trung Quốc, thời gian đầu tư 5G mạnh tay hơn sẽ phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm của dự án thử nghiệm, cạnh tranh, quá trình xét duyệt, mức độ sử dụng mạng Internet.
Cũng giống như tại nhiều nơi khác, các nhà mạng viễn thông ở Trung Quốc đang đối diện với nhiều khó khăn, trong đó có việc khi vận hành mạng, họ sẽ không thu được nhiều tiền. Những công ty tận dụng tốt các mạng lưới viễn thông để kiếm tiền, ví như các công ty thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ nội dung kiếm được lợi nhuận cao hơn mà không phải chịu chi phí xây dựng và bảo trì mạng.
Không chỉ vậy, các công ty viễn thông di động Trung Quốc chịu nhiều áp lực từ chính phủ Trung Quốc trong việc phải giảm được chi phí viễn thông xuống mức thấp. Trong báo cáo mới nhất của chính phủ công bố ngày 5/3/2019, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường yêu cầu các nhà mạng cần cố gắng hơn nữa để tăng tốc độ của mạng băng thông rộng và giảm chi phí dịch vụ Internet. Đây là năm thứ 3 ông yêu cầu điều này, các nhà mạng vì vậy buộc phải giảm chi phí dữ liệu di động khoảng 20%.
Theo BizLive
Cuộc chạy đua nước rút giữa 'cơn sốt' 5G Với sự xuất hiện của dịch vụ mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G), tương lai của một xã hội 'siêu kết nối' giữa con người, đồ vật và máy móc không còn quá xa vời. Nguồn lợi béo bở mà mạng 5G dự kiến sẽ mang lại cũng tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt khi những quốc gia...