Trung Quốc vung tiền chinh phục châu Phi
Tại Diễn đàn hợp tác châu Phi-Trung Quốc lần thứ 6 tại Johannesburg (Nam Phi), Trung Quốc quyết định viện trợ tài chính 60 tỉ USD cho châu Phi để tài trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe (phải) tại Diễn đàn hợp tác châu Phi – Trung Quốc lần 6. Ở giữa là Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma – Ảnh: Reuters
Trung Quốc tiếp tục xu thế được gây dựng từ năm 1996 đến nay là dành sự quan tâm đặc biệt tới châu Phi và dần bỏ xa các đối tác bên ngoài khác.
Cách làm của Trung Quốc khác biệt cơ bản với những đối thủ cạnh tranh như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Ấn Độ. Trung Quốc đầu tư trực tiếp và viện trợ tài chính cho châu Phi nhiều hơn hẳn mà lại không ràng buộc vào bất cứ điều kiện chính trị nào, hợp tác đầu tư hướng tới lâu dài và đặc biệt biết chi đúng chỗ và đúng lúc. Trung Quốc đã dễ dàng chinh phục được châu lục này nhờ thế.
Video đang HOT
Châm ngôn “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” không chỉ mở đường cho Trung Quốc xâm nhập và gây dựng ảnh hưởng mà còn gắn kết đến mức ràng buộc châu lục vào Trung Quốc.
Ở diễn đàn năm nay, Trung Quốc không thay đổi mà tiếp tục cách thức quan hệ lâu nay. Lại vung ra khoản tiền lớn, kết hợp với những cam kết hợp tác to tát. Không làm như thế, Trung Quốc sẽ khó duy trì được những ưu thế nổi trội đang có.
Nhu cầu về nguyên vật liệu và năng lượng, thị trường cũng như xuất khẩu lao động của Trung Quốc ngày càng lớn và vì thế châu Phi trở nên ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc bị cạnh tranh ngày càng không khoan nhượng bởi các đối tác khác, trong đó có cả những đối tác dùng chính phương cách quan hệ của Trung Quốc để cạnh tranh. Cho nên Trung Quốc lại phải tiếp tục để đồng tiền đi trước.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Trung Quốc xây căn cứ hải quân ở châu Phi
Djibouti thông báo Trung Quốc sắp xây dựng căn cứ hải quân đầu tiên tại quốc gia vùng Sừng châu Phi này, dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn tăng cường hiện diện trong an ninh quốc tế.
Một tàu hải quân của Trung Quốc. Ảnh: Tass.
"Quá trình đàm phán đã kết thúc và căn cứ hải quân sẽ được xây dựng ở Djibouti", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Djibouti Mahamoud Ali Youssouf hôm qua phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo châu Phi tổ chức ở Johannesburg, Nam Phi.
Theo Youssouf, mục đích của căn cứ hải quân là để "đối phó cướp biển và bảo vệ tàu Trung Quốc đi qua eo biển rất quan trọng với thế giới này".
Trung Quốc tháng trước xác nhận đang đàm phán với chính phủ Djibouti để xây dựng "cơ sở hỗ trợ". Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, "cơ sở hỗ trợ" sẽ "hỗ trợ hậu cần" về nhiên liệu, chỗ nghỉ ngơi và tiếp tế cho hải quân Trung Quốc.
Djibouti, thuộc địa cũ của Pháp, có vị trí gần lối vào Biển Đỏ, dẫn đến kênh đào Suez. Hải quân nhiều nước trên thế giới từ lâu coi Djibouti là vị trí trung tâm trong cuộc chiến chống cướp biển từ quốc gia láng giềng Somalia.
"Trong vài năm qua, do tình hình bất ổn ở Somalia, khu vực đã trở thành điểm trú ẩn của cướp biển và các phong trào khủng bố", Youssouf nói.
Vị trí Djibouti. Đồ họa: Britannica.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Tập Cận Bình nhắm đến điều gì ở châu Phi? Với những giá trị kinh tế, chính trị nhất định, châu Phi hứa hẹn sẽ là nơi thể hiện tham vọng của Trung Quốc, theo tạp chí Newsweek (Mỹ). Chuyến đi Nam Phi lần này hứa hẹn nhiều công việc cần được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện - Ảnh: Reuters Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2.12...