Trung Quốc với tham vọng 100 tên lửa, 100 vệ tinh
Trung Quốc có kế hoạch đến năm 2015, sẽ phóng 100 tên lửa, 100 vệ tinh nhằm mở rộng chương trình chinh phục vũ trụ của mình.
Theo một quan chức cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc, nước này đặt mục tiêu hoàn thành chương trình chinh phục vũ trụ gồm “100 tên lửa, 100 vệ tinh” trong thời gian từ 2011 đến 2015.
Theo ông Zhang Jianheng, Phó tổng giám đốc công ty Khoa học vũ trụ và công nghệ Trung Quốc (CASC), trung bình từ 2011 đến năm 2015 mỗi năm Trung Quốc sẽ phóng khoảng 20 lần.
Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Zhang trả lời phỏng vấn Tân hoa xã bên lề cuộc họp quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh cho biết, năm 2011 khởi đầu chương trình, Trung Quốc đã phóng 19 vệ tinh.
Video đang HOT
Trong đó, gồm một trạm vũ trụ Thiên Cung-1 và tàu du hành Thần Châu-8 cùng với 19 tên lửa Trường chinh. Đây là một kỷ lục cao về số lần phóng trong lịch sử chinh phục vũ trụ của Trung Quốc.
Trung Quốc đã vượt Mỹ, lên hàng thứ 2 thế giới về số lần phóng vệ tinh lên tới 18, chỉ đứng sau Nga với 36 lần trong năm 2011. “Các đợt phóng liên tiếp và các chuyến bay thử đã tạo ra những thách thức chưa từng có cho chương trình vũ trụ của đất nước,” ông Zhang nói.
Trung Quốc đã lên kế hoạch phóng 30 vệ tinh với 21 đầu đạn, trong đó có cả đợt phóng tàu Thần Châu-9 vào năm 2012. Thần Châu-9, dự kiến sẽ thực hiện một chương trình ghép nối có người điều khiển đầu tiên của Trung Quốc với trạm Thiên Cung-1 trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8/2012.
Năm 2011, Trung Quốc đã tiến hành việc ghép nối tàu vũ trụ đầu tiên để xây dựng một trạm vũ trụ của riêng mình trước năm 2020. Ông Zhang nói rằng trong năm 2011, CASC đã thu về 100 tỷ nhân dân tệ (15.87 tỷ USD) từ các hoạt động của mình, đưa tổng số tài sản của công ty này lên tới 200 tỷ nhân dân tệ.
Tên lửa đẩy Trường Chinh rời bệ phóng.
Ông cũng cho biết CASC sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức sấp sỉ 20%/năm và thu nhập hàng năm dự kiến đạt 250 tỷ nhân dân tệ vào năm 2015.
Các mục tiêu nghiên cứu không gian mới bao gồm phóng tàu thăm dò mặt trăng thứ ba, Hằng Nga-3, vào năm tiếp theo và tiến hành một cuộc đổ bộ mặt trăng và thám hiểm mặt trăng.
Ông Ye Peijian, Tổng chỉ huy chương trình Hằng Nga-3 tại Học viện công nghệ vũ trụ Trung Quốc cho biết, khác với hai vệ tinh quỹ đạo trước, Hằng Nga-3 sẽ “có chân” để hỗ trợ tàu du hành khi hạ cánh.
“Tàu quỹ đạo sẽ mang theo một xe tự hành mặt Trăng và các thiết bị khác cho các cuộc điều tra thổ nhưỡng, đánh giá điều kiện sống, và quan sát không gian,” ông Ye nói.
Xe tự hành mặt Trăng nặng 100kg được thiết kế để hoạt động liên tục trong 3 tháng liền. Chương trình phóng Hằng Nga-3 và Hằng Nga-4 là một phần trong giai đoạn 2 của các chương trình thăm dò Mặt Trăng gồm 3 giai đoạn bay quanh quỹ đạo, hạ cánh và trở về.
Trước đó, Trung Quốc đã phóng tàu Hằng Nga-1 năm 2007 và Hằng Nga-2 năm 2010.
Chuyến thăm dò đầu tiên đã đem lại một lượng thông tin khoa học to lớn và một bản đồ hoàn thiện về mặt trăng. Chuyến thứ 2 đã xây dựng được một bản đồ hoàn chính có độ phân giải cao của mặt trăng và một hình ảnh có độ nét cao về khí quyển mặt trăng.
Theo Báo Đất Việt