Trung Quốc ủng hộ Palestine khôi phục quyền dân tộc hợp pháp
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 22/5 tuyên bố Trung Quốc luôn kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của người dân Palestine trong công cuộc khôi phục các quyền dân tộc hợp pháp và sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để đóng vai trò mang tính xây dựng nhằm thúc đẩy giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài cho vấn đề Palestine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu họp báo thường kỳ, ông Uông Văn Bân bày tỏ: “Chúng tôi cho rằng ưu tiên trước mắt là thực thi Nghị quyết 2728 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, triển khai lệnh ngừng bắn ngay lập tức, chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có ở Gaza và quay trở lại quỹ đạo đúng đắn là tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Palestine trên cơ sở giải pháp hai nhà nước một cách càng sớm càng tốt”.
Ông Uông Văn Bân cũng lưu ý Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Nhà nước Palestine.
Trước đó cùng ngày, một nhóm quốc gia châu Âu gồm Na Uy, Tây Ban Nha và Ireland đã thông báo về việc sẽ công nhận Nhà nước Palestine, với hy vọng quyết định này sẽ góp phần mang lại hòa bình cho khu vực.
Video đang HOT
Tới nay, đã có 8 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) – gồm Slovakia, Bulgaria, Cyprus, CH Séc, Hungary, Ba Lan, Romania và Thụy Điển – công nhận Nhà nước Palestine.
* Cũng trong ngày 22/5, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố Vacsava ủng hộ giải pháp hai nhà nước đối với vấn đề Palestine. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Ireland, Tây Ban Nha và Na Uy khẳng định sẽ công nhận Nhà nước Palestine.
Ngoại trưởng Sikorski nêu rõ: “Chúng tôi sẽ ủng hộ những nỗ lực của Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu và các quốc gia khác, đó là cần có giải pháp ổn định, lâu dài. Chúng tôi tin tưởng giải pháp ổn định, lâu dài sẽ là sự tồn tại của hai nhà nước”.
Theo thông tin đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Ba Lan, quốc gia Đông Âu đã công nhận tuyên ngôn về Nhà nước Palestine độc lập hồi năm 1988.
* Trong một diễn biến khác có liên quan, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell ngày 22/5 đã hối thúc các quốc gia thành viên trong khối tìm kiếm lập trường chung sau khi Na Uy, Tây Ban Nha và Ireland tuyên bố sẽ công nhận Nhà nước Palestine.
Trên mạng xã hội X, ông Borrell viết: “Trong khuôn khổ của Chính sách đối ngoại và an ninh chung, tôi sẽ phối hợp không ngừng nghỉ với tất cả các quốc gia thành viên để thúc đẩy lập trường chung của EU dựa trên giải pháp hai nhà nước”.
Ba Lan tiếp tục yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 30/1, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã yêu cầu Đức "bồi thường tài chính" cho những tổn thất mà nước này phải gánh chịu dưới thời Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (phải) và Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 30/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời yêu cầu này được Ngoại trưởng Ba Lan đưa ra trong chuyến công du đầu tiên tới Berlin kể từ khi chính phủ mới và thân châu Âu của Thủ tướng Donald Tusk lên lãnh đạo từ giữa tháng 12/2023. Theo đó, Ngoại trưởng Sikorski hy vọng Chính phủ Đức sẽ tìm ra giải pháp mới để bồi thường chiến tranh cho Ba Lan.
Trong khi đó, phát biểu sau cuộc gặp người đồng cấp Ba Lan, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh tình hữu nghị Đức - Ba Lan và sự tin tưởng sâu sắc giữa Vacsava và Berlin là điều rất cần thiết để đảm bảo "một châu Âu hùng mạnh, với trung tâm sẽ tiếp tục hướng về phía Đông trong những năm tới".
Đây là lần thứ hai Chính phủ Ba Lan đưa ra yêu cầu bồi thường chiến tranh. Trước đây, chính phủ tiền nhiệm do đảng Luật pháp và Công lý (PiS) bảo thủ đứng đầu đã ước tính rằng Đức phải trả 1.300 tỷ euro (1.400 tỷ USD) để "bồi thường cho cái chết của hơn 5,2 triệu công dân Ba Lan".
Vấn đề bồi thường trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm mối quan hệ giữa Berlin và Vacsava căng thẳng dưới thời chính phủ tiền nhiệm tại Ba Lan.
Đức vẫn luôn bác bỏ những yêu cầu bồi thường, viện dẫn quyết định của Ba Lan năm 1953 về việc từ bỏ các tuyên bố chống lại Đông Đức cũ.
Chính phủ Đức coi vấn đề bồi thường đã được giải quyết và đề cập đến Hiệp ước 2 4 (tên chính thức là Hiệp ước về giải pháp cuối cùng liên quan tới Đức), về tác động chính sách đối ngoại của việc thống nhất nước Đức năm 1990, mà Ba Lan không tham gia.
Israel lập tức phản ứng khi một số nước châu Âu sắp công nhận Nhà nước Palestine Ngoại trưởng Israel, ông Israel Katz sẽ triệu hồi các đại sứ nước này tại Na Uy và Ireland để phản đối động thái của chính phủ hai nước trên nhằm chính thức công nhận Nhà nước Palestine. Ngoại trưởng Israel Israel Katz phát biểu với báo giới tại Jerusalem ngày 19/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh Al Jazeera ngày 22/5, ông Katz nói...