Trung Quốc ứng dụng công nghệ, đáp ứng 3 tỷ chuyến đi “xuân vận” mùa tết
Hàng năm cứ vào dịp Tết, hàng trăm triệu người trên khắp Trung Quốc đã bắt đầu di chuyển về nhà để đoàn tụ gia đình dịp Tết Nguyên Đán, tạo nên cuộc di cư hàng năm lớn nhất thế giới mang tên “xuân vận”. Các công nghệ tân tiến đã được ứng dụng.
Ước tính khoảng 3 tỷ chuyến đi diễn ra trong kỳ “xuân vận” năm nay, kéo dài 40 ngày từ 10/1 đến 18/2, theo đại diện Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc. Ngày 25/1 là ngày đầu năm Canh Tý, “năm con chuột” theo lịch can chi Đông Á.
Sự đông đúc tắc nghẽn là điều thường thấy ở các nhà ga, bến xe, sân bay Trung Quốc trước và sau Tết, thời gian cao điểm “xuân vận”.
Thời gian đi tàu giảm đáng kể
Trong khi truyền thông nhà nước đưa tin cơ quan y tế đã xác định một loại coronavirus mới là nguồn bệnh trong 59 ca viêm phổi bí ẩn ở thành phố Vũ Hán, giới chức giao thông nói rằng họ đã chuẩn bị ứng phó.
Wang Yang, đại diện Bộ Giao thông Trung Quốc, cho biết: “Một số công việc đã được thực hiện, tập trung vào việc giám sát khử trùng và các biện pháp bảo vệ tại các khu vực có số lượng hành khách lớn, bao gồm các điểm trung chuyển, nhà ga hành khách và nhà máy hàng hóa”.
Tờ South China Morning Post cho biết ngành đường sắt Trung Quốc dự kiến vận chuyển 440 triệu hành khách trong thời gian nghỉ lễ, tăng 32,6 triệu so với năm trước, tương đương 8%, theo ước tính của chính phủ.
Sự mở rộng nhanh chóng của hệ thống giao thông Trung Quốc, đặc biệt là đường sắt, đã thay đổi hoàn toàn cách di chuyển ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Với việc Trung Quốc xây thêm 139.000 km đường sắt, và hiện có 35.000 km đường sắt cao tốc – lớn nhất trên thế giới – thời gian di chuyển đã giảm đáng kể đối với nhiều người dân.
Chuyến tàu nhanh nhất từ Trương Gia Khẩu, một thành phố ở phía bắc tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Trung Quốc khoảng 200 km, đến Bắc Kinh đã giảm từ hơn 3 tiếng xuống còn 47 phút sau khi tuyến đường sắt cao tốc liên tỉnh đi vào hoạt động vào tháng trước.
Video đang HOT
Nếu trước đây hành khách mất 9 tiếng ngồi tàu lửa để đi từ Hohhot, thủ phủ khu tự trị Nội Mông, đến Bắc Kinh, thì giờ đây họ chỉ mất hơn 2 tiếng.
Hệ thống đường sắt, đặc biệt là đường sắt cao tốc, liên tục mở rộng trong những năm qua.
Hệ thống bán vé đường sắt trực tuyến cũng sẽ kéo dài thời gian hoạt động thêm 30 phút mỗi ngày trong dịp này, từ 6h đến 23h30, và giao dịch mua vé có thể được xác nhận bằng nhận diện khuôn mặt. Các máy xác minh danh tính tự phục vụ đã được thiết lập tại các ga đường sắt cao tốc và các điểm dừng khác có lưu lượng hành khách lớn để giảm bớt tắc nghẽn.
Theo đại diện Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, hơn 17.000 chuyến bay sẽ diễn ra mỗi ngày, tăng 13,3% so với năm trước. Trong khi đó, khoảng 790.000 xe khách với sức chuyên chở tổng cộng 20,3 triệu hành khách và 19.000 tàu thủy với năng lực vận chuyển khoảng 830.000 hành khách dự kiến tham gia kỳ “xuân vận”.
Ứng dụng 5G, AI
Trung Quốc cũng đã giới thiệu các công nghệ mới để cải thiện trải nghiệm của hành khách trong dịp này, bao gồm công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).
Tại Ga đường sắt Đông Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, hành khách bị mất thẻ căn cước có thể nhận được căn cước tạm thời trong vòng 30 giây với sự trợ giúp của công nghệ nhận dạng khuôn mặt, theo China News.
Bài viết cho hay “máy in căn cước tạm thời tự phục vụ” sẽ khớp khuôn mặt hành khách với số thẻ của họ và in ra thẻ mới. Trước đây, hành khách phải xếp hàng tại quầy nhân viên để lấy thẻ tạm thời hoặc đến đồn cảnh sát để làm thẻ mới.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng tại một nhà ga ở tỉnh Hà Nam.
Cũng theo bài viết này, sẽ có một robot an ninh được hỗ trợ bởi công nghệ mạng di động thế hệ thứ năm (5G), giúp nhân viên tại nhà ga đường sắt phát hiện người và hành vi đáng ngờ. Robot sẽ sử dụng AI để phân tích hành vi của mọi người trong nhà ga.
Việc áp dụng công nghệ AI và 5G trong mùa cao điểm di chuyển hàng năm nhất quán với sự coi trọng của Bắc Kinh đối với các công nghệ này trong những năm gần đây. AI đã được triển khai cho mọi thứ, từ việc bắt người đi bộ sang đường ẩu đến phân loại rác, trong khi Trung Quốc bắt đầu triển khai dịch vụ 5G thương mại trên toàn quốc vào năm ngoái.
Theo một bài viết trên Nanfang Daily, tuyến đường sắt đầu tiên được phủ sóng 5G ở Trung Quốc, đường sắt cao tốc Quảng Châu – Thâm Quyến – Hong Kong, cũng đã bắt đầu dịch vụ vào ngày đầu tiên trong kỳ “xuân vận”.
Đây là nỗ lực chung của nhà mạng China Mobile, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc Quảng Châu và nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei, bắt đầu thi công vào tháng 9/2019 để chuẩn bị cho mùa Tết. Hơn 300 trạm 5G được xây dựng dọc theo tuyến đường theo kế hoạch và tín hiệu sẽ phủ sóng cả đường hầm và nhà ga, theo bài viết.
Dịch vụ 5G sẽ mang đến tốc độ dữ liệu nhanh hơn, giảm độ trễ, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, dung lượng hệ thống cao hơn và kết nối thiết bị lớn. Việc này được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng mạng 4G không ổn định, ngay cả khi tàu chạy với vận tốc lớn nhất 350 km/h.
Theo VN Review
Nhà vệ sinh "con hổ" - Bill Gate lại đi trước thời đại
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào xử lý chất thải đang hứa hẹn trở thành mảnh đất mới cho các nhà đầu tư lớn trên thế giới.
Giun hổ - loài sinh vật được sử dụng để xử lý chất thải của "Toilet Con hổ" do Bill Gates đầu tư
Tại Ấn Độ và nhiều nước đang phát triển, nhà vệ sinh có giun ăn phân hay còn có tên gọi là "Con hổ", do hoạt động bằng giun hổ (Eisenia fetida) đang ngày một trở nên phổ biến. Nhờ có giun được nuôi phía dưới bể phốt, nhà vệ sinh kiểu mới không cần dội nước, do vậy không cần phải xả xuống cống.
Khả năng xử lý của giun tốt hơn hẳn so với bể phốt thông thường khi loại giun hổ này có thể loại bỏ tới 99% vi khuẩn trong phân, và thải ra phân hữu cơ, nước và CO2. Phân của giun có thể sử dụng làm phân bón. Nước do giun thải ra khi thấm xuống đất sẽ được lọc tự nhiên, do vậy không cần phải xử lý thêm.
Do xử lý khá sạch nên nhà vệ sinh này có chi phí lắp đặt ban đầu thấp, không gây mùi nhiều, ít thu hút ruồi, muỗi hơn so với nhà vệ sinh thông thường. Đồng thời đây cũng là cứu cánh cho những địa điểm du lịch xa xôi nhờ thời gian để bảo trì và làm sạch lâu hơn nhiều so với nhà vệ sinh truyền thống.
Chính vì hiệu quả và vốn đầu tư thấp, dự án này đã thu hút vợ chồng tỷ phú Bill Gates. Từ năm 2015, Bill Gates đã tài trợ cho dự án phát triển chuỗi nhà vệ sinh này.
Với chi phí lắp đặt nhà vệ sinh "Con Hổ" là 350 USD, Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates đã tài trợ ít nhất 4,8 triệu USD cho trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London để hoàn thiện công nghệ. Bên cạnh đó, quỹ từ thiện USAID cũng tài trợ 170.000 USD để thử nghiệm ban đầu tại Ấn Độ, Myanmar và Uganda.
Có thể thấy, xu hướng đầu tư vào công nghệ vi sinh để xử lý môi trường đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt khi các hiện tượng biến đổi khí hậu xuất hiện ngày một nhiều và diễn biến phức tạp, nhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn đang chuyển sang đầu tư các biện pháp sinh học để tìm kiếm những giải pháp phát triển bền vững hơn.
Theo các chuyên gia phân tích, các quy trình sinh học có thể được sử dụng để thay thế các phương pháp hóa học gây ô nhiễm, phân loại chất thải một cách hiệu quả với mức độ ô nhiễm thấp hơn, cũng như sản sinh ra những chất mới.
Cụ thể, ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Các chất thải từ các nhà máy sản xuất nhựa hóa dầu và nhiều tấn nhựa khó phân tán bị thải ra môi trường hàng ngày là những vấn đề lớn đối với môi trường. Tuy nhiên việc ứng dụng những công nghệ sinh học mới trong sản xuất nhựa có thể mang đến một sự thay thế bền vững hơn.
Tại Amsterdam, Avantium đang phát triển các phương pháp để sản xuất 100% nhựa sinh học có thể tái chế từ chất thải nông nghiệp và lâm nghiệp. Doanh nghiệp này đang hợp tác với Coca Cola và Danone để sản xuất chai và cốc nhựa bền vững.
Tương tự, tại Pháp, công ty Carbios đang nghiên cứu tái chế các loại nhựa thường được sử dụng bằng cách sử dụng các enzyme của vi sinh vật, hợp tác với các thương hiệu như L'Oreal, Pepsi và Nestlé Waters.
Trở lại những năm 60, Novozymes, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Đan Mạch bắt đầu bán các chất rửa rửa từ enzyme đầu tiên, bao gồm các enzyme chuyên biệt thu được từ các vi sinh vật có khả năng phá vỡ các phân tử đằng sau các vết bẩn khó tẩy, chẳng hạn như máu và chất béo. Và không giống như các chất rửa hóa học, chất rửa rửa enzyme có khả năng phân tán sinh học.
Theo thời gian, các thế hệ chất rửa rửa enzyme mới ngày càng trở nên hiệu quả. Một lợi thế của loại chất rửa rửa sinh học chính là chúng có thể làm việc ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này có thể làm giảm đáng kể lượng năng lượng dành cho việc giặt quần áo, đặc biệt là khi chất rửa rửa enzyme chiếm khoảng 50% thị phần bột giặt.
Trên thực tế, quá trình xử lý sinh học qua trung gian vi sinh vật có thể mang lại lợi ích cho môi trường bằng cách khai thác khả năng của các vi sinh vật trong việc xử lý chất thải, từ đó biến chúng thành các sản phẩm trung gian có thể sử dụng, qua đó giảm bớt giá thành cho các doanh nghiệp, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững cũng như thu lại lợi nhuận lớn.
Mặc dù vậy, với một số chất thải phức tạp, thời gian nghiên cứu để có được một sản phẩm hoàn thiện thường kéo dài dẫn đến chi phí nghiên cứu và đầu tư vào ứng dụng công nghệ vi sinh đều đòi hỏi cao khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa gia nhập được cuộc chơi. Tuy nhiên, với tính hiệu quả cũng như giá trị của việc ứng dụng công nghệ vi sinh mang lại hứa hẹn sẽ là "thỏi nam châm" hút đầu tư trong năm 2020.
Theo enternews
Trải qua 1 thập kỷ, từ lạc hậu giờ đây mọi mặt đời sống của người Trung Quốc thay đổi bởi công nghệ, điện thoại thông minh và các ứng dụng livestream Hầu hết các ứng dụng có mặt trong mọi hoạt động hàng ngày của hàng trăm triệu người Trung Quốc Khi trở lại Bắc Kinh từ Tokyo vào năm 2010, nhân viên ngành tài chính Ringo Li đã mang theo chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình - một chiếc iPhone 3G. Mặc dù chiếc điện thoại đó là một trong...