Trung Quốc tuyên bố tăng cường khai thác dầu khí ở Biển Đông, Hoa Đông
Ngày 19/11, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố “Kế hoạch hành động chiến lược phát triển năng lượng (2014-2020)”, trong đó cho biết Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chiến lược thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, Biển Hoa Đông, biển Bột Hải.
Giàn khoan dầu Nam Hải 09 của Trung Quốc.
Theo tờ Nhân dân Nhật Báo, kế hoạch hành động chỉ ra rằng, yêu cầu ổn định từng bước nâng cao sản lượng dầu khí quốc nội, tăng cường khai thác dầu khí tại khu vực cận biển ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Bột Hải, nhanh chóng đột phá về năng lực tự chủ chế tạo các trang thiết bị và kỹ thuật khai thác dầu khí.
Video đang HOT
Kế hoạch hành động đề cập: Trung Quốc sẽ củng cố các mỏ dầu cũ, đầu tư thăm dò khai thác các mỏ dầu mới trên biển, đột phá trong các mỏ dầu trên biển, xây dựng 9 mỏ dầu lớn có trữ lượng 10 triệu tấn như mỏ Đại Khánh, Liêu Hà, Tân Cương, Tháp Lý Mộc, Thắng Lợi, Trường Khánh, Bột Hải, Nam Hải (Biển Đông), Diên Trường.
Trung Quốc muốn ổn định về sản lượng khai thác ở các mỏ dầu cũ phía đông, tích cực phát triển kỹ thuật khai thác dầu tiên tiến, nâng cao tỷ lệ khai thác dầu thô; ngoài ra cần tích cực công tác thăm dò địa chất nhằm phát hiện ra các mỏ dầu khí mới, khắc phục khó khăn công nghệ thăm dò khai thác, mở rộng khu vực tăng trưởng trữ lượng và sản lượng mới.
Kế hoạch hành động này còn nêu rõ việc khai thác dầu khí trên biển của Trung Quốc sẽ dựa vào phương châm “lấy gần nuôi xa, xa gần kết hợp, tự chủ khai thác và hợp tác với nước ngoài”, tăng cường thăm dò khai thác ở khu vực biển Đông, biển Hoa Đông, biển Bột Hải, tăng cường phân tích tình hình khai thác dầu khí nước sâu ở Biển Đông, tích cực thúc đẩy hợp tác và mời thầu các công ty dầu khí nước ngoài trong khai thác dầu khí nước sau, nhanh chóng đột phá về kỹ thuật và trang bị thăm dò khai thác dầu khí để đẩy mạnh nâng cao sản lượng dầu khí trên biển.
Với kế hoạch hành động này, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường công tác khai thác thăm dò dầu khí ở Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm tìm ra các mỏ dầu khí mới, đáp ứng cơn khát năng lượng của Trung Quốc.
Hương Giang
Theo Nhân dân Nhật Báo
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer. Giáo sư Carl Thayer (phải)...