Trung Quốc tuyên bố không cần ăn cắp công nghệ vũ khí Mỹ
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua 30/5 cho hay Trung Quốc không cần ăn cắp công nghệ vũ khí của Mỹ để hiện đại hóa quân đội bởi họ có khả năng tự phát triển. Tuyên bố phủ nhận một báo cáo gần đây cho rằng Trung Quốc đã tấn công mạng để ăn cắp thiết kế của hơn 2 chục hệ thống vũ khí lớn của Mỹ.
Trung Quốc cho biết không cần ăn cắp công nghệ vũ khí của Mỹ để hiện đại hóa quân đội nước này và tàu Liêu Ninh là bằng chứng cho việc Trung Quốc lĩnh hội công nghệ đã có của nước ngoài.
Tờ Washington Post của Mỹ hôm thứ ba vừa qua trích thông tin từ một báo cáo mật được Ủy ban khoa học quân sự Mỹ chuẩn bị cho Lầu Năm Góc, cho biết Trung Quốc đã thâm nhập vào nhiều hệ thống quân sự của Mỹ. Báo cáo cho biết các chương trình quan trọng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay chiến đấu và tàu của Mỹ đều bị thâm nhập. Và các chuyên gia cảnh báo, những vụ ăn cắp thiết kế như vậy sẽ giúp Trung Quốc tăng tốc quá trình hiện đại hóa quân sự của mình mà không phải tồn nhiều tiền của.
Tuy nhiên, Geng Yansheng, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng báo cáo “đánh giá thấp cả khả năng tự bảo vệ an ninh của Lầu Năm Góc lẫn mức độ thông minh của người Trung Quốc”.
Trung Quốc “hoàn toàn có khả năng xây dựng vũ khí và thiết bị để bảo vệ an ninh của mình”, ông Geng khẳng định trong cuộc họp báo hàng tháng với báo giới trong nước. Để chứng minh, ông đã viện dẫn đến chiến đấu cơ mới, hệ thống định vị vệ tinh và tàu sân bay mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông cho rằng tàu sân bay là bằng chứng cho thấy Trung Quốc tiếp thu những công nghệ nước ngoài hiện có, trong trường hợp này là vỏ tàu cũ của Liên Xô, và sử dụng nó để làm bàn đạp phát triển. Tháng trước, quân đội Trung Quốc đã hé lộ kế hoạch xây dựng một thế hệ tàu sân bay mới, sau khi sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh làm mẫu huấn luyện.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ đưa vấn đề tấn công mạng của Trung Quốc nhằm vào các bí mật quân sự và kinh doanh của Mỹ trong cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần tới.
Sau nhiều năm dùng lời lẽ thận trọng, thường là tránh trực tiếp nêu tên Trung Quốc, chính quyền Obama gần đây đã không ngừng cảnh báo Bắc Kinh về hàng loạt bằng chứng cho thấy các vụ tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc.
“Tàu ngầm Trung Quốc được tự do trong vùng biển quốc tế”
Cũng tại cuộc họp báo ngày hôm qua, người phát ngôn Geng cho biết tàu ngầm Trung Quốc được tự do hoạt động trong vùng biển quốc tế, trong đó có tây bắc Thái Bình Dương. Ông cho rằng lực lượng hải quân các nước khác cũng hoạt động trong khu vực này.
Ông cũng chỉ trích cách gọi “mối đe dọa quân sự Trung Quốc” của một số tờ báo Nhật là hành động “chủ ý tạo căng thẳng với động cơ chính trị ngầm”.
“Hành động như vậy là vô trách nhiệm và không mang tính xây dựng cho hòa bình và ổn định ở khu vực”, ông Geng nói.
Ông đưa ra bình luận trên nhằm phản ứng trước câu hỏi liên quan đến một số tờ báo Nhật gần đây liên tục đưa tin về sự xuất hiện của các tàu ngầm Trung Quốc lớp Yuan ở trong vùng biển tiếp giáp của Nhật.
Theo Dantri
Trung Quốc chỉ trích Nhật vì phản đối bình luận của Lý Khắc Cường
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua đã chỉ trích các bình luận của một chính trị gia Nhật nhằm phản đối các bình luận của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đức.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Hôm 26/5, ông Lý Khắc Cường đã tới thăm thành phố Potdams trong khuôn khổ chuyến thăm Đức. Potsdam là nơi Tuyên bố Potsdam được thông qua nhằm đưa ra những điều khoản đầu hàng đối với Nhật Bản trong Thế chiến II.
Tại Potdams, ông Lý Khắc Cường nói rằng tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đánh cắp của Trung Quốc, trong đó có đông bắc Trung Quốc, Đài Loan và các quần đảo liên quan, phải được trả lại cho Bắc Kinh.
Bình luận của Thủ tướng Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự phản đối của phí Nhật Bản.
Hôm 27/5, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bác bỏ khẳng định của ông Lý, nói rằng "những bình luận đó phớt lờ lịch sử. Nhật Bản không bao giờ chấp nhận điều đó".
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua đã chỉ trích các bình luận của chính trị gia Nhật Bản.
Ông Hồng Lỗi còn yêu cầu phía Nhật đối mặt với lịch sử, làm rõ và sửa lại các tuyên bố liên quan và không bao giờ lặp lại các bình luận thiếu thận trọng, Xinhua đưa tin.
Nhật Bản và Trung Quốc đã tranh cãi gay gắt về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo hồi tháng 9 năm ngoái.
Các tàu của hai nước thường xuyên đối đầu nhau kể từ đó. Hồi tháng 1, Nhật Bản cáo buộc tàu Trung Quốc ngắm bắn radar vào tàu nước mình.
Hồi tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ dùng vũ lực để trục xuất bất kỳ công dân Trung Quốc nào đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Kim Jong-un viết thư tay cho Tập Cận Bình Đặc phái viên Triều Tiên đã trao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lá thư tay của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tại Bắc Kinh hôm qua. Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội...