Trung Quốc tung tiền mua quốc tịch ngoại, bất động sản

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang dẫn đầu về số lượng các công dân nước ngoài nhập quốc tịch Australia và các nước Âu Mỹ bằng việc bỏ tiền đầu tư.

Tờ báo Trung Quốc “Tin tức tham khảo” số ra ngày 7/2/2014 vừa đăng tải thông tin này. Theo đó “Báo cáo về tài sản tư nhân Trung Quốc năm 2013″ cho biết, qua điều tra đối với 3.300 người có tài sản mức 10 triệu tệ trở lên thì có 2/3 đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để được định cư dưới hình thức di dân, 1/3 đã có tài sản ở nước ngoài.

Số liệu chính thức do chính phủ Mỹ công bố cho thấy, năm 2013 có 6.895 người Trung Quốc được cấp thẻ định cư, bỏ xa số lượng người Hàn Quốc đứng thứ hai (364 người). Số người Trung Quốc xin định cư Mỹ năm 2013 tăng 5% so với năm 2012, là năm có mức tăng thấp nhất trong vài năm qua. Năm 2012 mức tăng là 58%, còn năm 2011 chiếm kỷ lục với mức tăng 94% so với năm 2010.

Trung Quốc tung tiền mua quốc tịch ngoại, bất động sản - Hình 1

Mỹ mở rộng cửa đón nhà giàu Trung Quốc

Tại Canada, mặc dù chính phủ nước này đã chấm dứt chính sách cho người nước ngoài được định cư thông qua đầu tư, nhưng xứ Quebec vẫn cho phép, khiến hàng vạn triệu phú người Trung Quốc xếp hàng dài để được trở thành công dân Quebec thông qua việc bỏ tiền đầu tư vào xứ này.

Số liệu do chính quyền Quebec công bố cho thấy, năm 2012 có 2.123 người Hồng Kông được phê chuẩn nhập cư Quebec, phần lớn số này là công dân Trung Quốc Đại lục, số công dân Hồng Kông thực sự chỉ chiếm 1%. Con số này cao hơn tổng số công dân các nước khác được nhập cư trong năm.

Quan hệ Trung Quốc – Bồ Đào Nha trong lịch sử vốn đã gắn bó bởi xứ Ma Cao, nhưng quan hệ Trung – Bồ chưa khi nào mật thiết như hiện nay bởi từ tháng 10/2012, chính phủ Bồ Đào Nha đã ban hành quy định “nhập cư Vàng”. Theo đó, bất cứ công dân nước ngoài nào chỉ cần đầu tư 1 triệu euro hoặc tạo việc làm cho 10 người Bồ, hoặc mua khoản bất động sản trị giá 500 ngàn euro trở lên là được cấp quyền định cư lâu dài.

Australia đang là điểm nhắm tới của các nhà giàu Trung Quốc bởi một điều kiện chính phủ Australia cho phép người nước ngoài nhanh chóng định cư là đem tới đây ít nhất 2,75 triệu Bảng (khoảng 28 triệu Nhân dân tệ).

Những ai bỏ ra khoản tiền trên để mua trái phiếu chính phủ 4 năm hoặc mở công ty sẽ được cấp quyền định cư lâu dài. Món mồi câu này đã lập tức có tác dụng.

Số liệu do chính phủ Australia công bố cho thấy, sau khi chủ trương này được công bố năm 2012 đã thu hút số lượng rất lớn nhà giàu ngoại quốc tìm đến Australia, trong đó hơn 90% là người Trung Quốc. Bằng số tiền lớn, họ đã vượt qua được các trở ngại rất khó khăn là trình độ Anh ngữ và giới hạn về độ tuổi. Cho đến nay, sau hơn 1 năm đã có 65 người Trung Quốc đầu tư 2,75 triệu Bảng Anh để được trở thành công dân Australia.

Theo một công trình nghiên cứu công bố năm ngoái, nguyên nhân khiến các nhà giàu Trung Quốc ra nước ngoài sinh sống: Thứ nhất do không khí và môi trường sinh thái ở Trung Quốc hiện đã ô nhiễm đến mức báo động; thứ hai là mong muốn con cái được hưởng nền giáo dục tốt hơn so với trong nước.

Nhà đầu tư Trung Quốc vươn tới bất động sản ngoại

Không chỉ vung tiền mua quốc tịch ngoại, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng tận dụng cơ hội sở hữu bất động sản khi thấy món “hời”.

Cùng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, một số nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản tại khu vực miền Trung, Việt Nam.

Báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho biết, các nhà đầu tư Hong Kong, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.

Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam cũng cho biết: “Năm 2014 chúng tôi nhận thấy tiềm năng khá lớn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, chính là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc mới có thể tâm điểm của mọi chú ý. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều các yêu cầu mua lại các dự án bất động sản từ Trung Quốc”, ông Troy Griffiths nói.

Bất chấp thị trường địa ốc còn đầy khó khăn, các tập đoàn quốc tế vẫn theo nhau rót vốn vào dự án căn hộ, mua lại tòa nhà, phát triển các khu đô thị tại Việt Nam.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp và đại gia ở Trung Quốc đầu tư nhiều cho bất động sản, đặc biệt đầu tư cho các dự án lớn ở nước ngoài.

Greenland Holdings Group, một trong số các tập đoàn bất động sản lớn của Trung Quốc, vừa thông báo sẽ đầu tư 1,2 tỷ bảng (gần 2 tỷ USD) vào hai dự án bất động sản tại London, Vương quốc Anh.

Trung Quốc tung tiền mua quốc tịch ngoại, bất động sản - Hình 2

Các dự án bất động sản xa xỉ ở nhiều nước đã được giới đầu tư Trung Quốc để mắt

Theo đó, dự án bất động sản đầu tiên của Greenland nhắm vào đối tượng phát triển khu nhà ở tại phía Tây London, trong khi dự án còn lại tập trung vào khu vực cầu tàu tại Canary.

Greenland đã mua Ram Brewery tại Wandsworth, Tây London, với số tiền 600 triệu bảng. Khu vực nhà máy ủ bia cũ này có diện tích 7,75 mẫu Anh và được dự kiến sẽ xây dựng hơn 660 ngôi nhà mới; trong đó có 36 tòa tháp gồm có 166 căn hộ và 9.500m2 dành cho khu thương mại với các cửa hàng mới, quán bar và nhà hàng, thay thế cho các tòa nhà cũ được xây trước đây.

Video đang HOT

Vào năm 2011 người giàu Trung Quốc từng săn lùng mua bất động sản ở phía Tây Vancouver, khiến giá nhà đất tại đây leo thang hơn gấp đôi so với 3 năm trước đó.

Khi đó Canada đã cấp thị thực nhập cảnh cho 1.600 các nhà đầu tư Trung Quốc muốn đến British Columbia.

Nhà kinh doanh bất động sản Clarence Debelle tại Vancouver cho biết ngày càng có nhiều khách hàng Trung Quốc đến giao dịch tại công ty ông và chỉ trong vòng 5 tháng đã tăng vọt từ 2 lên đến 40 người.

Theo Báo Đất Việt

Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước

Ngày 23/11/2013, Trung Quốc công bố bản đồ tọa độ "khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông", gồm cả không phận quần đảo Senkaku do Nhật Bản đang quản lý.

Trước đó, Tờ Thiết Huyết tháng 11/2013 đã trích lại bài viết trên tờ Văn Hối nói: 30 năm nữa Trung Quốc sẽ đủ điều kiện chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Ngày 26/11, các báo còn đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Nhật. Cùng ngày, chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này đã rời cảng Thanh Đảo đến Biển Đông để "nghiên cứu khoa học (tàu sân bay nghiên cứu khoa học gì ở đây?) và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm.

Với các diễn biến trên, tình hình xung quanh quần đảo tranh chấp đang ngày càng nóng, mọi việc đều có thể xảy ra.

Ba mươi năm, đó là một khoảng thời gian tương đối dài và đến lúc đó không biết sẽ như thế nào. Nhưng vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, nếu xảy ra một cuộc chiến Trung - Nhật thì ai thắng ai bại?

Chúng ta hãy điểm qua một số phân tích và dự báo về kết cục của một cuộc chiến giả định giữa hai nước của 2 nhà chiến lược quân sự Nga là V. Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, chuyên gia Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga kiêm Tổng biên tập Tạp chí "Moscow Defence Brief" và K.Sivkov - Phó chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Viện Hàn lâm khoa học Nga mới được đăng trên báo Vzgliad (Quan điểm) ngày 18/11/2013 - tức 5 ngày trước khi Trung Quốc công bố cái gọi là "khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông".

Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước - Hình 1

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

1. So sánh lực lượng

Về nội dung này, ý kiến 2 chuyên gia có những điểm khác nhau. Xin trích dẫn:

a. V. Kashin:

"Trên biển, hiện Trung Quốc không có ưu thế tuyệt đối về số lượng, trong khi về chất lượng thì Hạm đội của PLA kém xa Nhật Bản.

"Trung Quốc mới bắt đầu đóng các tàu tương đối hiện đại vào khoảng năm 2007. Tất cả những tàu được đóng trước đó đều là đồ bỏ đi (nếu so với các tàu của Nhật). Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy hiểm nhất định đối với Nhật Bản, nhưng Hải quân Nhật Bản được xây dựng với định hướng ưu tiên là đối phó với các tàu ngầm, trước hết là với các tàu ngầm của Hạm đội Xô Viết trước đây (cho nên mối de dọa đó đã được giảm thiểu).

Tôi (V.Kashin) đã từng được nghe các chuyên gia Mỹ chuyên về chiến tranh trên biển đưa ra nhận xét là - nếu chỉ tính riêng ở góc độ một cuộc chiến chống ngầm thuần túy gồm các yếu tố: kinh nghiệm, trang bị và phương pháp (tác chiến) - Hải quân Nhật Bản còn có mặt trội hơn cả Hải quân Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, chỉ riêng công tác huấn luyện tác chiến cho các kíp thủy thủ tàu ngầm đã là cả một vấn đề".

"Trung Quốc hiện đang ở tình trạng tương tự như Liên Xô cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nước này mới ở giai đoạn đầu xây dựng Hạm đội đại dương, nhưng để làm được điều đó thì thứ nhất - cần phải khắc phục được sự tụt hậu về kỹ thuật. Thứ hai, cần phải có những đột phá trong công tác huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức.

Hạm đội Liên Xô thời kỳ đầu cũng chỉ hoạt động ven bờ, không có khả năng hoạt động độc lập cách xa bờ biển của mình, phải mất hàng chục năm mới trở thành hạm đội hoạt động trên các đại dương. Trung Quốc bây giờ mới chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của chặng đường đó.

Trong những năm 80, Hải quân Trung Quốc phát triển theo tinh thần Học thuyết phòng thủ ven bờ và theo hướng: thành lập hạm đội duyên hải với số lượng các tàu lớn chỉ ở mức tối thiểu, chủ yếu là các tàu nhỏ (lượng giãn nước từ 10 đến 400 tấn) và một khối lượng lớn pháo binh bờ biển.

Hải quân Trung Quốc mới phát triển từ giữa những năm 90, những tiến bộ về chất lượng cũng mới xuất hiện trong mấy năm trở lại đây. Trung Quốc không hề có kinh nghiệm cũng như trường phái Hải quân riêng nào cho phép họ có thể cảm thấy tự tin (khi đối đầu với Hạm đội Nhật Bản).

Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước - Hình 2

Chiến đấu cơ J-10 của Không quân Trung Quốc

b. K.Sivkov:

"Về số lượng thì Lực lượng quân sự Trung Quốc gấp Nhật Bản khoảng chục lần. Quân đội Trung Quốc trong thời bình có 2,5 triệu người, còn Nhật Bản- khoảng 250.000 người. Nhưng trong cuộc chiến tranh giành quần đảo, lực lượng mà hai bên sử dụng chủ yếu sẽ là hải quân và không quân.

Để giải quyết các nhiệm vụ tác chiến nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng từ 400 đến 500 máy bay chiến đấu, khoảng 20 tàu ngầm điện- diesel, 3 tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, nước này còn có thể đưa vào tác chiến một số tàu tên lửa nhỏ và tàu khu khục mang tên lửa có điều khiển do các đảo này cách không xa Trung Quốc.

Về phía Nhật Bản, để chống lại lực lượng trên, nước này có thể huy động đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm diezel, khoảng 5 đến 10 tàu phóng lôi và tàu tuần tiễu. Thành phần tác chiến của Hạm đội Nhật Bản sử dụng để bảo vệ các đảo này, về số lượng sẽ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc".

Các máy bay của Trung Quốc chủ yếu là các loai máy bay đã lạc hậu. Nếu tính yếu tố chất lượng, Nhật Bản có ưu thế áp đảo. Trung Quốc không có máy bay tuần thám radar trong khi Nhật Bản có các máy bay loại này nên có khả năng kiểm soát không phận và điều khiển tác chiến trên không, và đây chính là ưu thế đáng kể của không quân tiêm kích Nhật Bản.

Nhìn chung, xét tổng thể thì sức mạnh của Nhật Bản và Trung Quốc trên không là tương đương nhau, mặc dù Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng.

Còn về hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc có các tính năng kỹ - chiến thuật và công nghệ tương đương với các tàu đầu những năm 70. Có nghĩa là có độ ồn lớn. Nhật Bản có các tàu ngầm hiện đại hơn, ít tiếng ồn hơn và có thể tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại các tàu ngầm Trung Quốc rất hiệu quả. Nhưng thành phần tàu nổi của Trung Quốc, không nghi ngờ gì nữa, vượt trội so với các tàu nổi của Nhật".

Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước - Hình 3

Oanh tạc cơ B-52

Nếu chiến tranh xảy ra vào ngày mai

Kịch bản một (một chọi một) - Ý kiến của 2 chuyên gia trên vẫn hơi khác nhau.

a. V.Kashin:

"Chắc chắn hơn cả, cuộc xung đột giành các đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã của Trung Quốc. Nếu hai bên sử dụng lực lượng tương đương nhau, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong khi không thể gây cho Nhật Bản thiệt hại nào đáng kể.

Vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế rất lớn cả về trang bị lẫn huấn luyện tác chiến. Còn với Trung Quốc, tất cả các hệ thống (vũ khí) mới đều chưa qua thử nghiệm thực tiễn, trình độ huấn luyện, kỹ năng của bộ đội đang còn là một dấu hỏi. Không những tất cả các loại vũ khí (của Trung Quốc) đều thua kém vũ khí của Nhật Bản mà Trung Quốc cũng không có khả năng tận dụng hết năng lực của các loại vũ khí mà mình có. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ thảm bại trước Nhật Bản".

"Hải quân Nhật Bản rất mạnh. Mặc dù (Hải quân) Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng để có được trình độ (như Nhật Bản), trước hết là trong chiến thuật và huấn luyện thì nước này còn phải mất nhiều năm nữa (có lẽ vì thế mà Trung Quốc dự tính đến năm 2040 mới chiếm lại Sensaku chăng?).

b. K.Sivkov không đồng ý với dự đoán như vậy. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ tương đối lớn, nhưng một mình Nhật Bản sẽ không thể ngăn chặn được Trung Quốc.

"Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc chủ yếu sẽ tiến hành chiến lược tiến công, trong khi Nhật Bản tập trung vào phòng thủ, và trong trường hợp đối đầu trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội thắng hơn.

Lý do: Trung Quốc có ưu thế đáng kể về lực lượng tên lửa, các tàu phóng lôi và tên lửa có điều khiển, có thể giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt các cụm tàu nổi của Nhật và đổ bộ lính (lên các đảo). Do Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng máy bay và quân dự bị (hàng chục lần), Không quân Nhật Bản không thể đánh trả được các đợt tấn công ồ ạt của Không quân Trung Quốc".

"Về huấn luyện binh sĩ - Trung Quốc không thua kém gì Nhật Bản, và ở một số lĩnh vực nào đấy, có thể còn tốt hơn. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên, liên tục và chi nhiều tiền để thực hiện nhiệm vụ này.

Vì thế, nếu sự chuẩn bị của hai bên là như nhau thì Trung Quốc có thể giải quyết nhiệm vụ đánh bại các cụm không quân Nhật Bản trên chính lãnh thổ nước họ dù cái giá phải trả là rất đắt, và (Không quân Trung Quốc) cũng sẽ giải quyết được nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không tại khu vực đổ bộ (lên các đảo)".

Kịch bản hai "hai đánh một"

Trong trường hợp này, quan điểm của 2 chuyên gia trên hoàn toàn trùng nhau - Trung Quốc không có cửa nào.

Nhật Bản, mặc dù quân số của Lực lượng phòng vệ kém PLA Trung Quốc hàng chục lần, nhưng có một ưu thế: đó là có đồng minh Mỹ. Theo Hiệp ước an ninh giữa hai nước thì trong trường hợp Nhật Bản bị xâm lược, Mỹ phải có trách nhiệm can dự. Khác với sự khác biệt về dự báo trong trường hợp "một chọi một", khi dự báo về kết cục dành cho Trung Quốc nếu đối đầu quân sự với cả Nhật Bản và Mỹ, các chuyên gia đều có một quan điểm chung.

Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa

a. K. Sivkov:

"Chỉ riêng yếu tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng của Trung Quốc tiến hành chiến dịch quân sự ở khu vực các đảo trên. Trong cuộc "đối đầu trực tiếp" (giả định) giữa Trung Quốc và Nhật Bản-Mỹ thì dù Không quân Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng nhưng Không quân của Hải quân Mỹ cùng với Không quân tiêm kích chiến thuật triển khai tại Okinawa sẽ thừa sức để đánh trả các đòn tấn công và gây những thiệt hại không thể chịu đựng nổi cho Không quân tấn công Trung Quốc.

Dĩ nhiên khi đó các sân bay Trung Quốc sẽ bị tấn công bằng các tên lửa có cánh kiểu Tomahawk, phần lớn máy bay (đậu trên sân bay) sẽ bị tiêu diệt, cơ sở hạ tầng cũng sẽ chịu chung số phận, và chỉ trong vòng một đến 2 tuần với sự tham gia của Mỹ, đại bộ phận lực lượng của Không quân Trung Quốc sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Hải quân Trung Quốc, tương tự như vậy, cũng bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ kiểu Los Angeles lúc đó sẽ tham gia - những tàu loại này sẽ "giải quyết" các tàu Trung Quốc một cách nhẹ nhàng.

Vũ khí trên tàu của Trung Quốc tương đối mạnh, nhưng vũ khí phòng không (của các tàu đó) rất yếu, vì thế các tàu này sẽ nhanh chóng bị các tên lửa có cánh của Mỹ phóng từ cự ly ngoài tầm với của các tên lửa Trung Quốc tiêu diệt.

Theo ông Sivkov, nếu Trung Quốc biến những tuyên bố hung hăng thành hành động và xảy ra xung đột quân sự thì cuộc xung đột này chỉ giới hạn trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa can thiệp và gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải chấm dứt các chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó là sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh.

Ông này kết luận: "Dù không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản vẫn đủ sức giữ các đảo (trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô nhỏ). Nhưng nếu giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn quyết định chiếm các đảo này bằng mọi giá thì (lúc đó) Nhật Bản sẽ không đủ sức. Tổn thất trong trường hợp này như sau: Không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất đáng kể - khoảng 150 máy bay, còn Nhật Bản sẽ mất khoảng vài chục chiếc. Đến lúc Mỹ can thiệp (và phải can thiệp), thì Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ đại bại.

b.V.Kashin:

"Mỹ không có lập trường rõ ràng về các tranh chấp lãnh thổ, nhưng có điều gì đó xảy ra với Nhật Bản thì dứt khoát Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ có tại khu vực này một cụm quân gồm tàu sân bay G. Washington, lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa, không quân và lục quân tại Hàn Quốc.

Có nghĩa là ngay sát cạnh các đảo tranh chấp, Mỹ đang có một lực lượng quân sự mạnh, kể cả các cụm tàu sân bay tấn công - những tàu này trong trường hợp xảy ra mối đe dọa xung đột thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ là đã có mặt ở khu vực tác chiến và tham gia ngay. So sánh lực lượng quá bất lợi cho Trung Quốc và nước này không có một cơ hội nào. Phải còn rất lâu nữa, Trung Quốc còn phải qua một chặng đường rất dài nữa mới có thể trở thành một mối đe dọa thực sự đối với Nhật Bản".

Vài lời nói thêm

1. Nhật Bản có quyền chủ quyền đối với các đảo này vào cuối thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mất chủ quyền đối với tất cả các khu vực lãnh thổ chiếm được trước đó, những đảo này nằm dưới quyền tài phán của Mỹ.

Đến năm 1972, Mỹ đã trao trả đảo Okinawa và quần đảo này cho Nhật Bản. Chính vì vậy mà Mỹ lại càng không có lý do gì để ngồi nhìn những hòn đảo mà chính mình trao lại cho Nhật lại bị Trung Quốc chiếm đoạt.

Ngay từ năm 1943, chủ đề các đảo tranh chấp với Nhật đã được đề cập tới trong hội nghị Cairo năm 1943 với sự tham dự của Tưởng Giới Thạch, Roosevelt và Churchill.

2. Cách đây không lâu (ngày 20/5/2013) báo Lenta.ru có đăng bài với tiêu đề "Đối với Thiên triều (Trung Quốc) - thì bao nhiêu (lãnh thổ) cũng là ít", trong đó liệt kê một số tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng.

Tinh thần của bài báo là: tham vọng lãnh thổ của "Thiên triều" đối với các nước láng giềng là không bao giờ thay đổi - từ xa xưa, từ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, thời kỳ Mao, tiền Mao và hậu Mao...

Vấn đề là ở chỗ sức của Trung Quốc tới đâu, thủ đoạn gì cũng như đối sách và sức mạnh của các "nạn nhân" như thế nào. Không thể tin vào các câu mà giới lãnh đạo Trung Quốc thường rao giảng về "láng giềng hữu nghị ...." - vốn luôn ngược với những điều mà họ nghĩ cũng như những điều mà họ làm .

3. Ngày 26/11, Trung Quốc đã điều chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này (Liêu Ninh) đến Biển Đông để "nghiên cứu khoa học" và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm. Sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nước có liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia... trước "khu vực nhận diện phòng không", Trung Quốc chuyển hướng dọa dẫm sang các nước láng giềng phía nam chăng?

4. Diễn biến mới đáng chú ý hơn cả: Vào lúc 19h00 ngày thứ 2 (25/11- theo giờ bờ đông nước Mỹ - tức sáng ngày thứ ba 26/11 - giờ Việt Nam), 2 máy bay B-52 của Mỹ cất cánh từ sân bay Guam đã bay vào "khu vực nhận diện phòng không" nói trên mà không thèm báo trước cho phía Trung Quốc "theo quy định".

Đã không hề có một biện pháp "quân sự khẩn cấp" nào được áp dụng, thậm chí phía Trung Quốc cũng đã không tìm cách liên lạc với 2 chiếc máy bay này.

Nói theo cách nói của tờ Wall Street Journal thì bước đi trên đây của Mỹ là "thách thức trực tiếp" đối với Trung Quốc liên quan đến vụ "thành lập khu vực phòng không "...

Nên hiểu sao về Trung Quốc sau vụ này?

Theo Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024

Tin mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Tanzania: 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà ở Dar es Salaam

20:06:14 17/11/2024
Hàng trăm nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, khoan và búa để cố gắng giải cứu những người sống sót. Máy xúc cũng được điều động tới hiện trường.

Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập

19:58:17 17/11/2024
Về phía CH Séc có Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil, Phó Chủ tịch Hạ viện Karel Havlicek cùng lãnh đạo các bộ ban ngành của CH Séc.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Vụ tấn công bằng dao ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt được hung thủ ngay tại hiện trường

18:43:24 17/11/2024
Vụ tấn công kinh hoàng này đã làm 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Hiện các nhân viên y tế đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra vụ án.

Australia: Máy bay cỡ nhỏ lao xuống bãi chăn thả gia súc làm 3 người tử vong

18:07:58 17/11/2024
Cả ba người trên máy bay gồm phi công và hai hành khách đã tử vong ngay tại hiện trường. Các nạn nhân chưa được xác định danh tính chính thức.

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Hang động Lascaux tại Pháp, nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

17:33:31 17/11/2024
Hang nhân tạo này chỉ cách hang gốc hơn 200 m. Mọi chi tiết được tái tạo lại y hệt như nguyên bản và người Pháp đã phải mất mất 11 năm để tạo ra phiên bản II này. Thật là tuyệt vời!

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

16:38:47 17/11/2024
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 ...

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.