Trung Quốc tự trồng thanh long, sầu riêng, hàng Việt bị cạnh tranh gay gắt
Trung Quốc đẩy mạnh trồng thanh long, sầu riêng và bán giá rẻ khiến trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt.
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương) cho biết kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục ghi nhận kỷ lục mới. Trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 917,25 triệu USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 5,64 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. “Kết quả trên phần lớn nhờ sự đóng góp của việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc và các loại trái cây rau củ chủ lực như chuối, mít, xoài, dưa hấu, chanh, chanh leo, các loại hạt…”, Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý đánh giá trái cây của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khá lớn tại thị trường xuất khẩu. Điển hình như thị trường Trung Quốc, quốc gia tỷ dân này đang tự phát triển diện tích khá nhanh nhiều loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thanh long, sầu riêng.
“Sau 10 năm, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đã vượt Việt Nam. Đối với sầu riêng, Trung Quốc đang thử nghiệm trồng 2.700ha tại đảo Hải Nam và tìm cách tự chủ nguồn cung từ các nơi có khí hậu thuận lợi”, Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Video đang HOT
Theo thống kê, diện tích trồng thanh long tăng trưởng nhanh chóng kể từ năm 2011. Năm 2021, diện tích trồng thanh long của nước này đã vượt mốc 67.000ha, gấp hơn 19 lần chỉ sau 10 năm với sản lượng 1,6 triệu tấn.
Quảng Tây và Quảng Đông là hai vùng trồng thanh long chính ở Trung Quốc, chiếm khoảng 70% diện tích (Ảnh: News & Market).
Sự tăng trưởng ồ ạt của thanh long Trung Quốc cũng kéo theo số lượng nhập khẩu giảm đáng kể. Nửa năm nay, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc chỉ đạt 203 triệu USD (chiếm 68% tổng kim ngạch), giảm 26,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện nay, thanh long Trung Quốc chủ yếu được phân bố ở Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Vân Nam, Hải Nam và các vùng khác. Quảng Tây và Quảng Đông là hai vùng trồng chính, chiếm khoảng 70% diện tích.
Trong đó, Nam Ninh (Quảng Tây) là địa phương có sản lượng hàng năm đạt hơn 430.000 tấn, chiếm khoảng 1/5 tổng diện tích trồng thanh long của quốc gia này.
Khảo sát của Produce Report hồi tháng 8/2023 cho thấy giá bán lẻ thanh long ruột đỏ của Trung Quốc vào mùa cao điểm thu hoạch (tháng 7-8) khoảng 7 nhân dân tệ/kg (hơn 24.500 đồng/kg), trong khi thanh long ruột trắng của Việt Nam bán với giá 9 nhân dân tệ/kg (hơn 31.500 đồng/kg). Vào thời điểm cuối năm, giá thanh long của Trung Quốc ở mức cao hơn khoảng 12-16 nhân dân tệ/kg (42.000-56.000 đồng/kg).
Cục Xuất nhập khẩu cho rằng ngành hàng rau quả cần tạo ra và mang đến những giá trị thực sự của trái cây Việt Nam tới người tiêu dùng Trung Quốc. Chất lượng sản phẩm, hương vị đặc trưng và an toàn vệ sinh thực phẩm chính là những giá trị cốt lõi cần tập trung phát triển và duy trì.
Cơ quan quản lý dự báo xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm nhờ yếu tố mùa vụ. Bên cạnh đó, rau quả nước ta đang ngày càng khẳng định được vị thế tại các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng sầu riêng, chuối, vải, nhãn, mít, xoài, dưa hấu của Việt Nam, nhờ chất lượng và hương vị đặc trưng của trái cây nhiệt đới.
Malaysia lần đầu tiên xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc
Ngày 24/8, Malaysia bắt đầu xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, chỉ hai tháng sau khi ký Nghị định thư về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu loại quả có hương vị đặc trưng này.
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia, Arthur Joseph Kurup, cho biết 40 tấn sầu riêng tươi gồm các giống Musang King, Black Thorn, D24 và IOI từ 8 công ty xuất khẩu sẽ được vận chuyển đến Trung Quốc theo ba giai đoạn.
Phát biểu tại lễ ra mắt lô sầu riêng tươi đầu tiên của Malaysia xuất khẩu sang Trung Quốc, Thứ trưởng Arthur Joseph Kurup cho biết, giai đoạn đầu tiên bắt đầu vào ngày 24/8 với 15 tấn, giai đoạn thứ hai vào ngày 25/8 với 10 tấn và 15 tấn còn lại sẽ được thực hiện trong giai đoạn thứ ba.
Ông cho biết việc xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc đã trở nên khả thi sau khi ký Nghị định thư về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc Xuất khẩu sầu riêng tươi từ Malaysia sang Trung Quốc.
Thỏa thuận này đã được Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh Lương thực Malaysia, Mohamad Sabu và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), Yu Jianhua ký tại Thủ đô hành chính Putrajaya, Malaysia ngày 19/6.
An Nguyễn (TTXVN)
ASEAN, Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về sầu riêng Trung Quốc đã và đang thúc đẩy hợp tác với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về sầu riêng, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới công nghệ nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như chế biến, đảm bảo chuỗi liên kết sản xuất bền vững. Sự hợp tác này được thể hiện thông...