Trung Quốc từ chối cho tàu Mỹ thăm cảng giữa lúc căng thẳng
Trung Quốc vừa bác bỏ đề nghị cho một chiến hạm của hải quân Mỹ tới thăm cảng của nước này ở thành phố Thanh Đảo.
Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, ngay trong lúc mà mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Quang cảnh tại một khu cảng thuộc thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Động thái trên đánh dấu lần thứ hai Trung Quốc bác đề nghị của Mỹ trong tháng này, khi trước đó họ từng từ chối cho 2 chiến hạm hải quân Mỹ tới thăm cảng Hồng Kông, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ở thành phố này trở nên trầm trọng.
Vị quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói rằng tàu khu trục của họ dự kiến đến thăm cảng Thanh Đảo từ hôm Chủ nhật tuần trước, nhưng bị phía Trung Quốc từ chối. Chiến hạm Mỹ thỉnh thoảng thực hiện các chuyến thăm Trung Quốc mà lần gần đây nhất là vào năm 2017. Tàu chiến Mỹ gần đây nhất tới thăm Thanh Đảo là tàu khu trục Benford, vào năm 2016.
Khi được hỏi về nguyên nhân tàu Mỹ bị từ chối cập cảng, quan chức trên nói rằng câu hỏi này nên được đặt ra với Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu trong buổi thông báo vắn tại Bắc Kinh rằng ông không hề biết thông tin gì về sự việc này và đề nghị báo giới chuyển câu hỏi qua phía quân đội. Tuy nhiên, cả Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng từ chối bình luận.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gây tổn hại tới đà tăng trưởng toàn cầu, reo rắc nỗi sợ hãi trên nhiều thị trường rằng nền kinh tế thế giới sẽ lao vào khủng hoảng. Tuy nhiên, trong hôm đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm tăng hy vọng đạt được thỏa thuận, giảm thang cuộc chiến áp thuế với Trung Quốc.
Video đang HOT
Đầu tháng này, Trung Quốc cũng từng bác đề nghị cho phép một tàu vận tải của hải quân Mỹ tên Green Bay và tàu tên lửa dẫn đường Lake Erie tới thăm Hồng Kông. Chuyến thăm này diễn ra giữa thời điểm mà làn sóng biểu tình chống chính quyền ở Hồng Kông gây ra thách thức lớn nhất cho chính quyền Bắc Kinh kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2012. Chính quyền Bắc Kinh đã gửi đi một lời cảnh báo đanh thép rằng, nếu tình trạng bạo lực tiếp diễn, họ có thể dùng tới vũ lực.
Chi tiêu ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng tới 7,5% từ năm 2018, trong khi việc chính quyền Bắc Kinh đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự cũng làm dấy lên nhiều quan ngại ở các nước láng giềng và đồng minh phương Tây, đặc biệt là khi Bắc Kinh ngày càng tăng cường các tuyên bố chủ quyền trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông, biển Hoa Đông và Đài Loan.
Năm ngoái, quân đội Mỹ đã công bố chiến lược quốc phòng mới, trong đó chuyển dịch sự ưu tiên từ chống các nhóm phiến quân sang đối phó với Trung Quốc và Nga.
Theo viettiems/Reuters
Nhận chiến hạm hiện đại bậc nhất, Philippines gửi cảnh báo sắc lạnh tới Trung Quốc
Hải quân Philippines chính thức tiếp nhận tàu hộ tống (lớp Pohang) BRP Conrado Yap, tàu tuần tra mạnh nhất của nước này từ trước tới nay.
Lễ tiếp nhận diễn ra tại Vịnh Manila hôm 20/8. BRP Conrado Yap được Hàn Quốc cam kết trao tặng cho Philippines vào giữa năm 2017. Tuy nhiên sự chậm trễ của Philippines trong việc chi trả để Seoul đại tu con tàu khiến chiến hạm này phải tới mới đây mới cập cảng Nam Manila.
Con tàu sẽ được sử dụng như nền tảng để huấn luyện hải quân trước khi chiến hạm mới nhất, hiện đại nhất của Philippines BRP Joser Rizal (FF-150) xuất hiện vào năm 2020.
BRP Conrado Yap trong lễ tiếp nhận hôm 20/8. (Ảnh: Rappler)
Phát biểu tại lễ tiếp nhận con tàu, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định ông tin rằng Philippines cần một lực lượng hải quân mạnh mẽ và BRP Conrado Yap là một bước tiến trong mục tiêu đó.
"Việc hàng loạt các tàu chiến Trung Quốc gần đây xâm phạm lãnh hải Philippines làm nổi bật nhu cầu này. Tần suất cũng tăng lên. Thật đáng báo động khi quá nhiều tàu hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Sibutu", ông nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, con tàu mới tới đây sẽ được điều động tới đảo Palawan và Sulu, nơi các tàu Trung Quốc bị phát hiện.
BRP Conrado Yap dài 88,3m, trục ngang 10m, độ mớn nước 2,9m. Khi đầy tải, trọng lượng của con tàu vào khoảng 1.216 tấn. Nó có thể chở theo một thủy thủ đoàn gồm 118 người và hoạt động liên tiếp trong 20 ngày.
Được trang bị 2 tuabin khí, con tàu có thể đạt tốc độ tối đa là 59 km/h với tầm hoạt động lên tới 7.400 km.
Hệ thống vũ khí được trang bị trên BRP Conrado Yap gồm 2 khẩu pháo OtoMelara 76mm, 2 khẩu pháo Otobreda 40 mm, 2 ống phóng ngư lôi giúp tàu có khả năng chống hạm, chống ngầm và phòng không mạnh mẽ.
"Đây là tàu chiến mạnh nhất mà hải quân Philippines đang sở hữu hiện nay", Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Robert Empedrad khẳng định.
Cùng với 2 máy bay AgustaWestland 159 gia nhập biên chế vào tháng 5, BRP Conrado Yap sẽ tăng cường khả năng tác chiến chống tàu ngầm cho hải quân Philippines.
BRP Conrado Yap phục vụ trong Hải quân Hàn Quốc từ năm 1987 đến năm 2016 duới tên ROKS Chungju. Hôm 5/8, nó chính thức rời cảng Changwon, Hàn Quốc sau khi được Seoul bàn giao lại cho hải quân Philippines.
BRP Conrado Yap hiện là chiến hạm có năng lực chiến đấu trên mặt nước mạnh nhất của hải quân Philippines hiện nay. (Ảnh: Rappler)
Dưới sự hộ tống của tàu đổ bộ BRP Davao Del Sur, BRP Conrado Yap rời Hàn Quốc. Trên đường về Philippines, 2 con tàu bị 1 tàu hải quân Trung Quốc theo dõi khi đi qua vùng biển của Trung Quốc.
Đại tá Richard Gonzaga, người chịu trách nhiệm về chuyến đi cho biết cuộc chạm trán không thù địch với tàu chiến Trung Quốc là một phần trong giao thức hải quân thông thường.
Hơn 100 thủy thủ của BRP Conrado Yap đã trải qua 13 tuần huấn luyện và tác chiến ở Hàn Quốc và sẽ tiếp tục tham gia thêm các khóa huấn luyện ở Philippines.
Trước khi được triển khai, con tàu sẽ được trang bị hệ thống liên lạc để tăng khả năng tương tác với các tàu khác của hải quân Philippines.
Manila đang tìm cách củng cố quốc phòng trong bối cảnh phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh tới từ các hành vi bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo hãng thông tấn PNA, hải quân Philippines đang có kế hoạch mua 25-30 tàu chiến nhiều kiểu loại trong 5-10 năm tiếp theo, một phần của nỗ lực tăng cường sức mạnh trên biển sau nhiều năm tụt lại với các nước khác.
(Nguồn: Rappler)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ chi hơn 45.000 tỷ đồng đóng hạm đội tàu chiến không người lái lớn nhất thế giới Theo thông tin từ The Sun, hải quân Mỹ hiện đang muốn xây dựng một hạm đội 10 chiến hạm hoàn toàn không người lái để đưa đến những khu vực nguy hiểm và bẩn. Tàu không người lái Sea Hunter, nguyên bản cho mẫu chiến hạm không người lái sắp tới của Hải quân Mỹ (Ảnh: The Sun) Những chiến hạm trên,...