Trung Quốc triển khai tên lửa ’sát thủ tàu sân bay’ khắp nước
Tên lửa DF-26 xuất hiện tại các căn cứ phía đông bắc và tây bắc Trung Quốc, song giới chuyên gia cho rằng chúng chủ yếu tham gia huấn luyện.
Ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy quân đội Trung Quốc triển khai nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM) DF-26 tới một thao trường tại tỉnh Sơn Đông, phía đông nước này, theo báo cáo của Liên đoàn Khoa học Mỹ (FAS) tại Washington ngày 21/1. Đây là lần đầu tiên DF-26 được triển khai trong khu vực này, báo cáo cho biết.
Lực lượng tên lửa Trung Quốc triển khai khoảng 16 bệ phóng DF-26 tới căn cứ Thanh Châu ở Sơn Đông và một bệ phóng tới căn cứ Korla ở Tân Cương, Andrei Chang, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Kanwa tại Canada, cho biết trong video trên YouTube hồi tuần trước.
Chang cho biết các địa điểm bố trí DF-26 ở Tân Cương gần khu vực xảy ra đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều tháng. Các tên lửa DF-26 tại Sơn Đông có thể gây ra mối đe dọa với căn cứ hải quân của Mỹ tại Yokosuka và các tiền đồn khác của nước này ở Nhật Bản. Báo cáo của FAS và chuyên gia Chang cho biết DF-26 trước đó được triển khai tới ít nhất 4 địa điểm khác ở Trung Quốc.
Tên lửa DF-26 trong lễ duyệt binh tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 9/2015. Ảnh: Xinhua .
Tên lửa DF-26, được Trung Quốc gọi là “sát thủ tàu sân bay”, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 1.200-1.800 kg, tầm bắn khoảng 5.000 km. Mẫu IRBM được biên chế từ năm 2016, sử dụng nhiên liệu rắn và được cho có thể đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch khoảng 100 m.
Chang cho biết Trung Quốc đã xây dựng hai nhà kho khổng lồ phục vụ các tổ hợp DF-26, cho thấy đợt triển khai lớn tới khu vực biên giới. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Chu Thần Minh cho biết DF-26 tới Korla để huấn luyện do căn cứ này ở sa mạc Gobi không có người ở.
“Đây không phải lần đầu DF-26 xuất hiện tại đây, song là lần đầu tiên vệ tinh chụp được tên lửa này”, chuyên gia Chu Thần Minh nói và khẳng định Trung Quốc không cần sử dụng DF-26 để “đối phó với Ấn Độ”, trong khi căn cứ Thanh Châu “chỉ là trường đào tạo của lực lượng tên lửa”.
Các bệ phóng DF-26 và xe hỗ trợ tại căn cứ Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Maxar.
Với tầm bắn 5.000 km, DF-26 có thể nhắm vào chiến hạm nước ngoài nếu chúng đi vào vùng biển của Trung Quốc, chuyên gia Chu Thần Minh nói. “Tuy nhiên, Trung Quốc không triển khai DF-26 ra tiền tuyến hay vùng ven biển do chúng dễ bị phát hiện và tiêu diệt bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ”.
Mỹ tăng cường hiện diện tại Biển Hoa Đông và Biển Đông trong hai năm qua. Hải quân Mỹ cử hai nhóm tác chiến tàu sân bay và một nhóm tác chiến viễn chinh tới khu vực để thực hiện “chiến dịch tự do hàng hải”. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hôm 23/1 tiến vào Biển Đông để “thực hiện các chiến dịch thường kỳ”.
Chuyên gia Tống Trung Bình, cựu giảng viên của quân đội Trung Quốc, nhận định mục tiêu cuối cùng của nước này là “đẩy lùi các tàu sân bay Mỹ càng xa càng tốt”. Trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 8/2020, lực lượng tên lửa Trung Quốc phóng một tên lửa DF-26 từ tỉnh Thanh Hải ở tây bắc nước này nhằm vào một mục tiêu mô phỏng di chuyển ở Biển Đông.
SpaceX lập kỷ lục mới, phóng 143 vệ tinh cùng một tên lửa
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã đưa 143 vệ tinh lên quỹ đạo, thiết lập một kỷ lục thế giới mới cho quả tên lửa phóng nhiều vệ tinh nhất.
Tên lửa Falcon 9 rời bệ phóng tại Florida, Mỹ.
Theo CNN, tên lửa Falcon 9 đã rời bệ phóng tại Khu tổ hợp Phóng Vũ trụ 40 tại Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Mỹ ở Mũi Canavera, bang Florida vào ngày 24/1 (theo giờ địa phương).
Sứ mạng có tên Transporter-1 đã mang theo 10 vệ tinh dành cho mạng internet Starlink của SpaceX và 133 vệ tinh khác cho nhiều khách hàng khác nhau, bao gồm Planet (công ty điều hành vệ tinh hình ảnh Trái đất) và ICEYE (phát triển vệ tinh radar nhỏ theo dõi lũ lụt và băng).
Kỷ lục trước đây của tên lửa mang nhiều vệ tinh nhất thuộc về tên lửa PSLV của Ấn Độ, mang theo 104 vệ tinh trong lần phóng năm 2017.
Xem video tên lửa Falcon mang theo 143 vệ tinh rời bệ phóng
Sứ mạng Transporter-1 của Space X là lần đầu tiên trong chương trình chia sẻ tên lửa mà SpaceX công bố năm 2019. Vào thời điểm đó, công ty cho biết, họ sẽ dành các vụ phóng tên lửa Falcon 9 "theo lịch trình thường xuyên" của mình để mang theo một loạt vệ tinh nhỏ (còn gọi là smallsat), "thay vì tập trung vào một thiết bị trọng tải lớn".
Vệ tinh nhỏ đã xuất hiện gia tăng nhanh chóng trong vài năm qua. Những vệ tinh này có kích thước từ nhỏ như một chiếc điện thoại thông minh đến lớn như chiếc tủ lạnh. Khi các smallsat ngày càng tiên tiến hơn, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường hứa hẹn cung cấp các dịch vụ sử dụng công nghệ vệ tinh nhỏ mới.
Thông thường các vệ tinh nhỏ được đưa lên quỹ đạo bằng cách gắn cùng với những vệ tinh lớn, đắt tiền hơn, và danh sách chờ đợi thường kéo dài.
Tuy nhiên hoạt động phóng vệ tinh nhỏ đã có được động lực lớn nhờ thị trường vệ tinh nhỏ đang bùng nổ. Hàng chục công ty tên lửa mới hứa hẹn sẽ chế tạo các tên lửa thu nhỏ có thể phóng nhanh và dễ dàng các loại vệ tinh nhỏ.
Hai công ty như vậy, Rocket Lab và Virgin Orbit, đã phóng thành công tên lửa thu nhỏ lên quỹ đạo và bắt đầu hoạt động thương mại.
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX lớn hơn nhiều so với tên lửa của Rocket Lab và Virgin Orbit, và chúng thường được sử dụng để phóng các phương tiện viễn thông cao cấp, vệ tinh do thám hoặc tàu vũ trụ Dragon chuyên chở các phi hành gia và hàng hoá đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
143 vệ tinh nhỏ được gắn vào các vị trí của tên lửa trước vụ phóng ngày 24/1. Ảnh: SpaceX
Quyết định thực hiện các sứ mạng bổ sung nhằm đưa vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo là lần đầu tiên với SpaceX và là dấu hiệu cho thấy mức độ quan tâm đến ngành công nghiệp này đã tăng lên.
Tuy nhiên, khi số lượng thiết bị trên quỹ đạo ngày càng tăng, các chuyên gia ngày càng lo ngại về tình trạng tắc nghẽn. Trước đây, các vệ tinh đã va chạm vào nhau trên quỹ đạo, và mặc dù những sự cố như vậy không gây ra nhiều mối đe dọa cho con người trên mặt đất, mảnh vỡ từ các vụ va chạm có thể ở lại quỹ đạo trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ.
Hai tàu chuyên dụng của SpaceX đã thu hồi thành công phần mũi hình nón của tên lửa Falcon 9 trong vụ phóng ngày 24/1/2021.
SpaceX là tên gọi tắt của Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian (Space Exploration Technologies Corporation), một công ty tư nhân chế tạo và cung cấp dịch vụ tên lửa đẩy và tàu vũ trụ của Mỹ có trụ sở tại Hawthorne, California. Công ty được thành lập năm 2002 bởi Elon Musk, doanh nhân tỷ phú đã sáng lập công ty PayPal và Tesla Motors. SpaceX đã phát triển các tên lửa đẩy Falcon 1, Falcon 9 và Falcon Heavy với mục đích trở thành các tên lửa có thể tái sử dụng được. Công ty cũng đang phát triển tàu không gian Dragon và Crew Dragon được phóng lên quỹ đạo nhờ tên lửa Falcon 9.
13 máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan Trung Quốc điều 8 oanh tạc cơ, 4 chiến đấu cơ và một máy bay săn ngầm tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm nay. Cơ quan phòng vệ Đài Loan công bố bản đồ cho thấy 8 oanh tạc cơ H-6K có khả năng hạt nhân, 4 chiến đấu cơ J-16 và một máy bay săn ngầm Y-8...